Thực đơn full 30 ngày cho bé 11 tháng ăn dặm truyền thống

đăng bởi Minh Tâm

Khi được 11 tháng tuổi cũng là lúc bé có thể ăn được cơm nát (theo ăn dặm truyền thống). Kỹ năng vận động tinh và khả năng nhận thức phát triển thức đẩy bé có nhu cầu tự ăn. Do vậy, mẹ nên cắt nhỏ thức ăn cho phù hợp với kỹ năng của bé để tạo điều kiện cho bé tập bốc ăn. 

Thêm vào đó, đây cũng là lúc mẹ cần chú ý đến cách trình bày món ăn rồi nhé. Một bữa ăn đa dạng về màu sắc, hình dạng không chỉ kích thích giác quan mà còn tạo niềm hứng thú với ăn uống cho bé yêu nữa.

Mời mẹ tham khảo thực đơn cho bé 11 tháng ăn dặm truyền thống, cũng như thực đơn cơm nát cho bé 11 tháng tuổi trong bài viết của POH nhé!

Lượng thực phẩm ăn dặm cần thiết trong một ngày

Bé 11 tháng tuổi ăn được những gì?

Mỗi ngày, mẹ cần cho bé ăn đủ các món ăn dặm thuộc các nhóm thực phẩm chính sau đây: 

  • Sữa: 500-800ml *
  • Nhóm tinh bột :20-30g *
  • Nhóm đạm (Thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, thủy sản, hải sản…): 20-30g
  • Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ : Rau củ các loại: 20g; Quả chín: 50-100g *
  • Nhóm chất béo (dầu, mỡ): 6-10ml *

*Lưu ý:

- Lượng ăn mang tính chất tham khảo, mẹ không cần ép bé ăn hết lượng chất này mỗi ngày mà tùy theo khả năng của bé.

- Mẹ lưu ý thử dị ứng 3-5 ngày mỗi khi cho bé ăn thực phẩm mới.

Mẹ có thể dựa vào lượng thực phẩm này để xây dựng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 11 tháng, thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 11 tháng, thực đơn ăn dặm truyền thống hoặc thực đơn ăn dặm kết hợp cho bé 11 tháng tuổi.

Lượng ăn của trẻ 11 tháng có thể chia ra thành 2 bữa chính và 1 bữa phụ trong ngày. Giai đoạn này con vẫn uống nhiều sữa nên mẹ cũng không cần quá đặt nặng lượng ăn dặm của bé. Thay vào đó hãy thiết lập kỷ luật bàn ăn, tập cho con thói quen ăn uống tích cực và tập kỹ năng ăn uống cho bé.

Bài viết hôm nay của POH sẽ giúp mẹ tìm hiểu về thực đơn cho bé 11 tháng tuổi ăn dặm truyền thống. Ở giai đoạn này con sẽ tập ăn cơm nát và các loại thực phẩm cũng được chế biến thô hơn giai đoạn trước.

Thế nên dù mẹ tìm cách nấu cháo cho trẻ 11 tháng tuổi hay các món cháo cho bé 11 tháng tăng cân thì không phải lúc nào con cũng hưởng ứng. Mà bởi vì các món cháo đều mềm và loãng hơn so với khả năng ăn thô hiện tại của bé, con không được tập kỹ năng đúng giai đoạn nên chán nản và không muốn ăn.

Vậy là mẹ cũng đã trả lời được câu hỏi “bé 11 tháng ăn cơm được chưa?” đúng không nào? Mẹ nhớ là giai đoạn này con đã tập ăn cơm nát rồi, còn cách chế biến thế nào thì mẹ hãy tham khảo phần tiếp theo trong bài viết này nhé!

>> 4 kỹ năng bé 11 tháng tuổi cần có mẹ đã biết chưa?

>> Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 1 tuổi

Bé 11 tháng tuổi có nhu cầu tự ăn

Cách chế biến thực phẩm ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng

Sau đây là cách chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi:

- Sơ chế thực phẩm: Mẹ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc an toàn, tươi sạch và ưu tiên những loại rau củ quả đúng mùa và có sẵn tại địa phương. Trước khi nấu, mẹ sơ chế và rửa kỹ bằng nước sạch

- Nấu cháo: Mẹ tiếp tục nấu cháo nguyên hạt và đặc theo hướng dẫn ở tháng thứ 10. 

- Nấu cơm nát: Ngoài cháo, mẹ có thể bổ sung cơm nát vào thực đơn ăn dặm của bé. Để tiết kiệm thời gian nấu ăn, mẹ có thể nấu cơm nát cho bé chung với nồi cơm của cả nhà theo cách sau đây:

 + Mẹ chuẩn bị một chiếc bát nhỏ bằng thủy tinh hoặc inox. Mẹ cho 2 thìa canh gạo với 1/3 bát nước rồi đặt bát vào một góc trong nồi. Hoặc mẹ nấu như bình thường, khi cơm gần chín thì xới ra bát, cho xem nước, đặt lại vào trong nồi và bật chế độ nấu lần nữa.

 + Mẹ cũng có thể vun 2 góc gạo, 1 cao và 1 thấp trong nồi và nấu bình thường. Góc gạo thấp có nhiều nước hơn sẽ tạo ra cơm nát cho bé.

Mẹ có thể nấu cơm nát cho bé chung với nồi cơm của cả nhà

- Chế biến thức ăn kèm cháo đặc/cơm nát: Mẹ lưu ý tăng dần độ thô phù hợp với kỹ năng của bé và khuyến khích bé ăn riêng thức ăn.

Giai đoạn này mẹ có thể cắt thức ăn thành những thanh dài, vừa tay để bé tập cầm, tập đưa thức ăn vào miệng và tập nhai nuốt. Ban đầu mẹ hấp hoặc luộc những loại rau củ có thể cắt thanh như cà rốt, củ cải, su hào, ngô bao tử… 

Mẹ chú ý để hấp/luộc đủ mềm để bé nhai và cũng không mềm quá để bé có thể cầm mà không bóp nát. Mẹ sử dụng dao lượn sóng để cắt giúp bé dễ cầm hơn.

Khi mới bắt đầu luôn khó khăn với cả mẹ và bé nên mẹ hãy kiên nhẫn một chút nếu bé chưa hợp tác ngay nhé.

- Đối với trái cây, mẹ có thể cắt thanh tập bốc với các loại hoa quả cứng như táo, lê… hoặc cắt miếng nhỏ để đút cho bé ăn với những loại quả chín mềm như xoài, bơ, chuối…

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng 

Lưu ý: Với các bé theo EASY, lịch sinh hoạt bé 11 tháng là lịch EASY 5-6, với lịch này thì con chỉ còn một giấc ngủ ban ngày (ngủ trưa). Vì giờ giấc sinh hoạt gần giống như người lớn, nên bố mẹ cũng có thể thiết lập lịch ăn dặm cho con giống lịch ăn của bố mẹ, nhưng con sẽ ăn sớm hơn, đi ngủ trưa và ngủ tối sớm hơn một chút.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con ăn thêm một bữa phụ sau giấc ngủ trưa (thường là đồ ăn nhẹ, trái cây) để con không quá đói, vì bữa ăn trưa và ăn tối của bé có thể cách nhau khoảng 8 tiếng.

Lịch ăn cho trẻ 11 tháng tuổi thường chia làm 4 bữa chính, xen kẽ giữa các cữ ăn sữa và ăn dặm. Bữa ăn đầu ngày của trẻ là ăn sữa, sau đó bé ăn dặm bữa trưa vào khoảng 10h sáng. Đầu giờ chiều bé được ăn thêm một cữ sữa và đồ ăn nhẹ. Bữa tối của bé vào khoảng 18h với các món ăn dặm là món chính và ăn sữa thêm sau bữa ăn để đảm bảo con đủ năng lượng cho giấc ngủ đêm dài.

Sau đây là thực đơn với các món ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé để mẹ tham khảo. Mẹ cần quan sát con để có các điều chỉnh phù hợp.

Mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn này làm thực đơn cho trẻ 11 tháng chậm tăng cân, nhưng POH muốn nhấn mạnh với mẹ rằng: Cân nặng không phải là thước đo sự phát triển duy nhất của trẻ, mà mỗi em bé sẽ có tốc độ phát triển của riêng mình. Bên cạnh cân nặng thì bố mẹ nên theo dõi cả chiều cao, chu vi vòng đầu, sự phát triển kỹ năng vận động thô, vận động tinh, nhận thức… để đánh giá toàn diện sự phát triển của bé.

Thực đơn phong phú được trình bày bắt mắt giúp bé hứng thú với bữa ăn

Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng - Tuần 1 

Mẹ có thể cho bé tập bốc hoa quả cắt thanh vào bữa phụ chiều hoặc tập kèm trong bữa chính. Nếu ăn trong bữa chính, mẹ hãy đút cho bé ăn một phần cháo để không no hẳn rồi mới tập bốc.

 Thời gian biểu ăn dặm cho bé 11 tháng - Tuần 1

Cụ thể: 

Thứ 2 thực đơn của bé lần lượt là: 

Mẹ có thể cho bé tập bốc rau củ cắt thanh vừa tay hoặc cắt miếng nhỏ đút cho bé nhé

Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng - Tuần 2

Mẹ đừng quên “đầu tư” thêm một chút thời gian và công sức cho bữa phụ của bé nhé. Bữa phụ phong phú, màu sắc đa dạng với hoa quả, các loại bánh ăn nhẹ luôn làm bé hứng thú và yêu thích ăn uống.

 Thời gian biểu ăn dặm cho bé 11 tháng - Tuần 2

Các món ăn phụ cho bé 11 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng - Tuần 3

Sang tuần này, mẹ sắp xếp lịch ăn để dành một bữa cho bé làm quen với cơm nát nhé. Mẹ nên chuẩn bị một món canh ăn kèm.

Thời gian biểu ăn dặm cho bé 11 tháng - Tuần 3

Ngoài trừ các món sinh tố, mẹ có thể “chia tay” chiếc máy xay

Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng - Tuần 4


Thời gian biểu ăn dặm cho bé 11 tháng - Tuần 4   

Xây dựng thực đơn cho trẻ 11 tháng chậm tăng cân

  • Đạm (protein): Giúp xây dựng cơ bắp và phát triển cơ thể.
  • Chất béo: Bổ sung năng lượng và tốt cho sự phát triển trí não.
  • Tinh bột: Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho bé hoạt động.
  • Vitamin và khoáng chất: Đặc biệt là vitamin A, D, sắt và canxi để hỗ trợ hệ miễn dịch và xương.
  • Chất xơ: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng táo bón ở bé.

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo