Trẻ 19-24 tháng tuổi bắt đầu có những thay đổi đáng kể về kỹ năng nhai và thực đơn ăn uống. Và biếng ăn, lười ăn là một đặc điểm điển hình của nhiều bé ở trong giai đoạn này.
Phải làm sao để bé khỏi biếng ăn, xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 2 tuổi như thế nào? Ba mẹ cần làm gì để giờ ăn của cả nhà thêm vui vẻ và con ăn ngon miệng hơn? Hãy cùng POH tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Trẻ 19 tháng tuổi thay đổi như thế nào?
Dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi
Bé 19 tháng biếng ăn, lười ăn?
Làm gì khi bé 19-24 tháng lười ăn, biếng ăn?
Bé 2 tuổi biếng ăn phải làm sao? Làm sao để bé tập trung khi ăn?
Trẻ 19 tháng tuổi thay đổi như thế nào?
Các kỹ năng của trẻ phát triển rất nhanh và trẻ rất muốn tham gia vào mâm cơm cùng các thành viên trong gia đình. Trẻ sẽ nói “ăn nữa” hoặc “ăn xong” và học cách dùng thìa để xúc thức ăn. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể bày bừa lộn xộn và làm rơi vãi đồ ăn.
Trẻ 19 tháng tuổi không uống nước bằng chai hay bình tập uống nữa mà sẽ chuyển sang cốc thường. Bé đã mọc răng hàm để bắt đầu tập nhai.
>> Bé 19 tháng biết làm gì? Ăn bao nhiêu là đủ?
>> Ăn dặm từ A đến Z cho bé 2-3 tuổi biếng ăn
Trẻ 19 tháng tuổi đã phát triển các kỹ năng nhai thức ăn
Dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi
Dạ dày của con vẫn còn rất nhỏ và chưa thể ăn nhiều cùng một lúc. Vì vậy, mẹ hãy chia các món ăn dặm cho bé 2 tuổi thành nhiều bữa phụ và các bữa chính trong ngày để đảm bảo con không bị đói.
Mỗi ngày, con cần ăn đan xen 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ với các thực phẩm đa dạng và giàu chất dinh dưỡng.
Về thực đơn cho bé 19 tháng tuổi vào bữa trưa và bữa tối, mẹ nên chuẩn bị cả món mặn và món ngọt để con làm quen với chế độ ăn đa dạng.
Mẹ nên tự tay chế biến món ngọt cho bé tại nhà và sử dụng những thực phẩm lành mạnh như trái cây, sữa chua không đường và bánh không đường.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của bé mẹ cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và đường như bánh quy, kẹo ngọt.
Trẻ 19 tháng ăn gì? Nếu đang phân vân chưa biết nấu gì cho bé 19 tháng tuổi, mẹ hãy tham khảo gợi ý sau:
- Trái cây tươi (chỉ nên cho con ăn trái cây khô vào bữa chính vì loại thực phẩm này chứa nhiều đường, không tốt cho răng của con).
- Thanh rau củ với phô mai kem.
- Bánh mì nướng hoặc bánh mì que với phô mai viên.
- Bánh mì kẹp cỡ nhỏ.
- Ngũ cốc nguyên cám với sữa tươi.
- Sữa chua hoặc phô mai.
Sữa chua cung cấp dinh dưỡng cho bé 19 tháng tuổi ăn dặm
Đây đều là những thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho trẻ 19 tháng tuổi, 20 tháng tuổi.
Song song với chế độ ăn ăn dặm dinh dưỡng, mẹ có thể tiếp tục cho bé bú để duy trì sức đề kháng tốt. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống sữa tươi, nhưng nên ưu tiên loại nguyên kem để cung cấp đủ năng lượng và vitamin cần thiết.
Sữa công thức không mang đến nhiều lợi ích đặc biệt cho trẻ 19 tháng tuổi nên mẹ không nhất thiết phải cho con uống. Trẻ uống hoặc ăn 500ml sữa hoặc chế phẩm từ sữa là ổn.
Trong thực đơn ăn cho bé 2 tuổi, mẹ có thể cho con uống nước lọc hoặc nước ép trái cây pha loãng với tỉ lệ 1 nước ép:10 nước lọc vào bữa ăn chính. Hãy tránh các loại uống nước ép đóng chai và nước có ga vì chúng có hại cho răng miệng và sức khỏe của con.
Bé 19 tháng biếng ăn, lười ăn?
Khi kỹ năng ngôn ngữ phát triển, trẻ sẽ đòi mẹ đồ ăn hoặc là nói “không” khi mẹ đưa đồ ăn đến. Trẻ đang học cách trở nên độc lập hơn và điều đó đồng nghĩa với việc bé sẽ từ chối một số món ăn.
Nguyên nhân chính khiến bé 19 tháng tuổi lười ăn là chứng sợ đồ ăn mới. Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, hội chứng này giúp trẻ không ăn phải những thực phẩm có nguy cơ gây nguy hiểm. Dù biết vậy nhưng ba mẹ vẫn không khỏi lo lắng khi bé không chịu ăn.
Các em bé thường sẽ đều trải qua một giai đoạn biếng ăn nên việc bé 19 tháng lười ăn, biếng ăn là rất bình thường. Thậm chí có nhiều trẻ 2 tuổi biếng ăn, lười ăn nên chậm lớn, chậm tăng cân.
Mẹ hãy cố gắng tập trung vào dinh dưỡng cho bé và món ngon cho bé 2 tuổi biếng ăn theo từng tuần để vượt qua giai đoạn này nhé.
Trẻ 2 tuổi biếng ăn phải làm sao?
Thông thường, trẻ có thể ăn nhiều vào một bữa nhưng lại không ăn gì vào bữa tiếp theo. Tuy nhiên, nếu thấy con ngày càng ăn ít hơn thì mẹ hãy cố giữ bình tĩnh và không ép con ăn bằng được.
Trong thực đơn hằng ngày cho bé 2 tuổi, mẹ cần đảm bảo các nhóm thực phẩm chính như tinh bột, rau củ, trái cây tươi, các sản phẩm từ sữa và protein.
Mẹ có thể tham khảo thêm những món ngon cho bé 2 tuổi lười ăn từ các mẹ bỉm sữa đã có kinh nghiệm hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Cho bé ăn cùng bàn với cả nhà cũng là một cách để kích thích bé ăn nhiều hơn.
Làm gì khi bé 19-24 tháng lười ăn, biếng ăn?
- Không ép ăn
Nếu con không chịu ăn, mẹ hãy cất thức ăn đi và thử cho con ăn lại sau đó thay vì ép con ăn hết. Điều đó chỉ khiến cho bé cảm thấy áp lực và coi giờ ăn như một trải nghiệm tiêu cực.
Như đã nói, việc bé từ chối ăn những món mới là điều hết sức bình thường. Do vậy, mẹ đừng vội lo lắng và bắt ép bé ăn nha! Với mỗi món mới, mẹ cần kiên trì cho con ăn khoảng 10 lần thì may ra con mới chấp nhận.
- Không hứa hẹn “ăn ngoan đi mẹ cho…”:
Dỗ dành con ăn bằng việc hứa cho con ăn món tráng miệng là cách mà không ít bà mẹ áp dụng. Có thể bé sẽ ăn khi nghe thấy lời hứa hẹn hấp dẫn đó. Nhưng về lâu về dài, bé sẽ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh.
Do đó, mẹ nên cho con ăn cả món mặn và món ngọt trong bữa chính. Như vậy, bé đã được thỏa mãn nhu cầu ăn món ngọt mà mẹ cũng đỡ lo lắng hơn cho sức khỏe và thói quen ăn uống của bé.
- Chuẩn bị món mới kèm món cũ
Khẩu vị của con thay đổi theo thời gian và có thể bé sẽ thích một món mà trước đó đã từng quyết liệt từ chối. Mẹ hãy chuẩn bị món con yêu thích, kèm theo ít nhất một món mới để kích thích con thử hương vị mới.
Bé 2 tuổi biếng ăn phải làm sao? Làm sao để bé tập trung khi ăn?
- Bé càng lớn thì khả năng tập trung và ngồi yên ở bàn ăn càng giảm đi. Khi đó, mẹ sẽ phải nghĩ ra nhiều tuyệt chiêu hơn để con kiên trì hơn với giờ ăn. Ngoài việc tạo không gian ăn uống yên tĩnh, mẹ hãy làm mới các món ăn dặm cho bé 2 tuổi bằng cách trang trí thật bắt mắt với các hình thù ngộ nghĩnh và dễ thương.
- Rất nhiều trẻ 2 tuổi thích những món ăn có nước chấm và được quét gia vị. Để chiều lòng bé, mẹ hãy làm mới thực đơn với món thanh rau củ, bánh mì que chấm các gia vị như sốt bơ, khoai tây nghiền. Các món ăn mới lạ sẽ làm bé thích thú và ăn được nhiều hơn trong bữa.
Sốt bơ giúp bé ăn ngon miệng hơn
- Với trí tò mò và sở thích khám phá, bé sẽ rất hào hứng với thử thách “vào bếp cùng mẹ”. Mẹ có thể nhờ bé nhặt rau, rửa thìa hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bé thêm yêu căn bếp. Điều đặc biệt là giờ phút thưởng thức thành quả. Bé sẽ cực kỳ hào hứng khi ngồi vào bàn để thưởng thức những món mà hai mẹ con vừa nấu xong.
- Thay đổi không gian ăn uống thường xuyên mang đến cho bé cảm giác mới lạ. Nếu thời tiết đẹp, mẹ có thể cho con ra công viên để cắm trại. Một trải nghiệm mới đôi khi sẽ giúp kích thích khẩu vị của trẻ, giúp bé 2 tuổi biếng ăn tập trung và ăn được nhiều hơn trong bữa.
- Ăn cùng với nhóm đông người hoặc gia đình. Bé sẽ quan sát mọi người xung quanh ăn uống và tự lấy đồ ăn để thử nghiệm. Mẹ hãy chuẩn bị thật nhiều món ngon và không quên xen kẽ vài món mới để bé có cơ hội làm quen.
Trẻ lười ăn rau phải làm sao?
Rau củ là nguồn thực phẩm vàng trong thực đơn ăn dặm dinh dưỡng của bé 2 tuổi nói riêng và của trẻ nhỏ nói chung. Tuy nhiên, thực trạng chung là rất nhiều bé lười ăn rau, thậm chí là từ chối dứt khoát khi nhìn thấy món rau củ trên bàn.
Bé lười ăn rau là thực trạng khá phổ biến
Cách bổ sung rau cho trẻ
Một cách bổ sung rau cho trẻ để đảm bảo con hấp thụ đủ dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm này là: trộn rau củ vào những món ăn mà con yêu thích.
Tuy nhiên, mẹ lưu ý chế biến rau củ theo cách mà mẹ vẫn thường làm để bé có cảm giác quen thuộc. Cách kết hợp này giúp bé hấp thu dưỡng chất từ nhiều nhóm thực phẩm hơn và hình thành thói quen lành mạnh trong ăn uống.
Một số bé không thích chạm vào một số món ăn nhất định, ví dụ như món khoai tây nghiền vì sợ cảm giác dính tay. Giải pháp đưa ra là cho bé tham gia những trò chơi tiếp xúc nhiều với đồ vật để làm quen với những cảm giác và kết cấu khác nhau.
Giải pháp giúp bé 19-24 tháng ăn ngoan tự nhiên
- Bé luôn coi mẹ là hình mẫu lý tưởng. Và mẹ không có lý do gì để bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này. Trong bữa ăn, mẹ hãy thử món mới và nói cho bé biết món đó ngon như thế nào. Biết đâu bé sẽ tò mò và nếm thử món đó thì sao.
- Các món ăn nên được bày trí ở trung tâm để tất cả các thành viên đều có thể tự lấy thức ăn cho mình. Em bé sẽ quan sát cách mọi người lấy đồ ăn và bắt chước điều đó.
- Giờ ăn cũng quan trọng không kém giờ chơi. Và không gian có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bữa ăn của bé. Do vậy, mẹ hãy tắt các thiết bị điện tử, dọn dẹp đồ chơi gọn gàng, đồng thời trò chuyện với con nhiều hơn để con tập trung vào bàn ăn.
- Bữa ăn nên kéo dài 20-30 phút, đủ để bé có thời gian khám phá và ăn đủ lượng thức ăn. Mẹ hãy cố gắng khích lệ và khen ngợi con để con ăn được nhiều và đủ chất dinh dưỡng.
Nguồn: Babycenter
---
POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.
Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.
Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:
• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...
• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...
• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực
Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!
Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.
POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!
Các khóa học khác của POH:
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo