Ăn dặm từ A đến Z cho bé 2-3 tuổi biếng ăn

đăng bởi Minh Tâm

Trẻ 25-36 tháng tuổi đã phát triển nhiều hơn về thể chất và chế độ dinh dưỡng cũng theo đó mà cần có sự điều chỉnh phù hợp. Đây được coi là một "bài toán không dễ" với ba mẹ vì liên quan đến rất nhiều yếu tố như thực đơn, cách chế biến, không gian ăn uống...

Có không ít câu hỏi được các ba mẹ quan tâm đến như "Trẻ 25-36 tháng tuổi ăn dặm cần chú ý gì?",  "Thực đơn ăn dặm cho bé 2 tuổi gồm những gì?", "Bé 2 tuổi biếng ăn cần chuẩn bị món ăn dặm như thế nào?", "Bé 2-3 tuổi nên uống sữa gì?", "Nên cho bé 3 tuổi ăn gì?", "Khi nào cần tập cho bé 3 tuổi ăn cơm?"... Trong bài viết này, POH sẽ cố gắng giải đáp một số thắc mắc về chế độ dinh dưỡng của bé 2-3 tuổi để ba mẹ yên tâm hơn nhé!

 

 

Bé 2 tuổi ăn dặm như thế nào?

Bé 2 tuổi đã được làm quen với hương vị của nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần hạn chế cho bé ăn các món có nêm nhiều gia vị như muối và đường. Ngoài ra, mẹ hãy hạn chế thấp nhất các món ngọt trong thực đơn ăn cho bé 2 tuổi và bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất khác. 

Rất nhiều bé 2 tuổi biếng ăn, kén ăn và điều này khiến các mẹ không thể không lo lắng. Tuy nhiên, sự kiên trì mới là điều mẹ cần làm lúc này. Trước khi chấp nhận một món ăn nào đó, bé cần ăn thử ít nhất 10 lần. Vì vậy, mẹ đừng nản chí mà hãy kiên nhẫn chuẩn bị đồ ăn cho bé nhé!

Hướng dẫn cho bé ăn dặm

Bé 2 tuổi ăn gì? Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 2 tuổi biếng ăn như thế nào?

Hãy bổ sung các món mới vào thực đơn ăn dặm cho bé 2 tuổi biếng ăn kèm theo những món mà con yêu thích. Mẹ cũng có thể tham khảo các siêu thực phẩm ăn dặm để chế biến những món ngon cho bé 2 tuổi biếng ăn.

>> Trẻ 2 tuổi: Cao bao nhiêu? Ngủ bao nhiêu là đủ? 

 

 Món ăn dặm cho bé 2 tuổi được trang trí bắt mắt 

Thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn cần đảm bảo sự đa dạng về màu sắc, hương vị và kết cấu để tăng thêm phần hấp dẫn. Các món ăn được trang trí đẹp mắt cùng với các hình thù ngộ nghĩnh chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của bé. 

Khi bé được 3 tuổi, kỹ năng nhai đã tốt hơn nhiều và có thể ăn được nhiều món mới. Do đó, mẹ có thể tập cho bé 3 tuổi ăn cơm và tự dùng thìa, đũa để lấy thức ăn. Bữa ăn cho bé 3 tuổi cũng cần đảm bảo sự đa dạng và giàu dưỡng chất để đảm bảo sức đề kháng và năng lượng cho các hoạt động vui chơi, học tập. 

Dạy bé tập dùng thìa

Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng cần hướng dẫn cho bé ăn dặm, cụ thể là dạy bé tập dùng thìa để tự xúc thức ăn. Kỹ năng điều khiển các ngón tay của bé 2 tuổi đã tốt hơn, nhưng phải lâu sau đó nữa thì con mới có thể cầm đũa thìa để gắp thức ăn. 

Để bé học cách sử dụng các dụng cụ ăn uống đơn giản như đũa và thìa, mẹ hãy chuẩn bị cho bé một bộ dao dĩa đồ chơi để thực hành mỗi ngày. Bé có thể kết hợp bộ đồ chơi mới này với các nguyên liệu khác như đất nặn để trò chơi thêm phần thú vị và sát với thực tế hơn. Bé sẽ dùng nĩa để giữ cố định đất nặn trên bàn, dùng dao để cắt thành các phần nhỏ rồi lấy thìa xúc lên. Nếu luyện tập nhiều thì bé có thể tự “xử lý” đĩa thức ăn và tất nhiên là vẫn cần mẹ hỗ trợ ít nhiều. 

 Mẹ cho bé 2 tuổi tập dùng thìa

Một số bé 2 tuổi có tốc độ ăn khá chậm. Có thể là do kỹ năng nhai thức ăn hoặc kỹ năng sử dụng dụng cụ ăn uống chưa được tốt so với những bé khác. Em bé cần những lời khen và sự động viên từ ba mẹ để cố gắng ăn nhanh hơn và nhiều hơn trong bữa. 

Để tránh tình trạng bé bị ngợp khi nhìn thấy quá nhiều đồ ăn, mẹ chỉ cần chuẩn bị từ 2 đến 3 món và cho lượng thức ăn vừa phải lên đĩa của bé. Điều đó cũng giúp bé dễ dàng cảm nhận được “thành tựu” nho nhỏ của mình khi ăn hết khẩu phần trên đĩa. 

Bữa ăn của bé 2 tuổi chỉ nên giới hạn từ 20 đến 30 phút và không nên kéo dài lâu hơn. Sau khoảng thời gian này, nếu con chưa ăn hết thức ăn trên đĩa thì mẹ hãy cất đi. Bé có thể không ăn nhiều trong bữa chính như mẹ mong đợi nhưng sẽ ăn bù vào bữa phụ hoặc bữa chính tiếp theo. 

 

 

Tạo không gian ăn uống phù hợp 

Giờ ăn là cơ hội tuyệt vời để các thành viên trong gia đình sum họp và tương tác với nhau nhiều hơn. Mẹ có thể cho bé ăn cùng gia đình và chuẩn bị món ăn của cả nhà phù hợp với thực đơn ăn cho bé 2 tuổi. 

Cách nấu đồ ăn cho bé 2 tuổi cũng rất khác với nấu cho người lớn vì bé chưa ăn được nhiều loại gia vị. Chính vì vậy mẹ nên để riêng một phần thức ăn cho bé, sau đó mới nêm gia vị cho phù hợp với khẩu vị của cả nhà. 

Không gian ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bữa ăn của con. Thỉnh thoảng, mẹ, cả nhà có thể cùng ngồi ăn ngoài vườn hoặc đi cắm trại ở công viên vào những ngày thời tiết đẹp. Trong giờ ăn, mẹ hãy tắt các thiết bị điện tử và cất hết đồ chơi để con tập trung hoàn toàn vào bữa ăn. 

Xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 2-3 tuổi

Bé từ 2 đến 3 tuổi vẫn cần ngủ ngày để có đủ năng lượng cho các hoạt động vui chơi và khám phá. Vì vậy, mẹ hãy sắp xếp lịch sinh hoạt cho bé 2 -3 tuổi để ăn no, ngủ đủ và chơi vui. 

Bé 2-3 tuổi cần ngủ trưa để tiếp thêm năng lượng cho hoạt động vui chơi và học tập

Thời gian biểu ăn uống cho bé 2-3 tuổi không nhất thiết phải tuân theo một tiêu chuẩn nào cả. Con có thể ngủ trưa trước hoặc sau khi ăn, miễn là đảm bảo sức khỏe và phù hợp với nề nếp sinh hoạt của cả nhà. 

Nếu con đã đi nhà trẻ, mẹ hãy chia sẻ với người chăm sóc về thói quen ăn uống và lịch sinh hoạt của con. Như vậy, lịch sinh hoạt cho bé 2 tuổi sẽ diễn ra một cách nhất quán dù bé ở nhà hay đến lớp, ở với mẹ hay với cô giáo.

>> Nỗi niềm mang tên “con kén ăn, biếng ăn”

Bé 2-3 tuổi nên uống sữa gì? 

Bé ở độ tuổi 2-3 không nhất thiết phải uống sữa công thức. Nếu bé vẫn còn bú mẹ thì có thể tiếp tục thói quen này để hấp thụ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ. 

Với những bé đã cai ti mẹ, mẹ nên cho bé uống nước lọc và sữa tươi. Khi chọn sữa tươi cho bé, mẹ nên ưu tiên loại sữa ít béo vì sữa tách béo không cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất và trí não của con trong suốt một ngày. 

Sữa tươi là thức uống có vai trò quan trọng trong thực đơn ăn dặm của trẻ 2 tuổi

Trong bữa ăn chính, bé được uống nước ép trái cây pha loãng với tỉ lệ 10 nước lọc:1 nước ép. Mẹ nên tự ép nước từ trái cây tươi thay vì mua nước ép đóng chai, sữa có hương trái cây và các loại nước uống có ga. Các sản phẩm này có chứa nhiều đường và axit không tốt cho sức khỏe của con. 

Mẹ hãy dạy bé cách uống nước bằng cốc thường hoặc cốc có mỏ thay vì bình tập uống như trước. Điều này vừa giúp bé làm quen với dụng cụ uống nước mới, vừa hạn chế được những tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. 

 

 

Tuyệt chiêu ăn ngoan cho trẻ 2-3 tuổi biếng ăn

Cho bé ăn cả món mới và món yêu thích

Bé 2-3 tuổi vẫn còn hơi e ngại khi nếm thử những món ăn mới. Do đó, cảm giác thân quen vẫn là điều cần có trong mỗi bữa ăn của bé. Bên cạnh những món mới đầy dinh dưỡng, bàn ăn của bé cần có ít nhất một món yêu thích. Nhất là đối với thực đơn cho bé 2 tuổi lười ăn, mẹ càng cần phải chọn thực phẩm dinh dưỡng và chú ý đến việc đổi mới hình thức món ăn.

Các bé ở độ tuổi này vẫn thích tiếp xúc và cầm thức ăn bằng tay; do đó, mẹ có thể ưu tiên các món như thanh rau củ luộc trong thực đơn ăn dặm cho bé 2 tuổi hàng ngày. 

Trong bữa trưa và bữa tối, mẹ có thể làm thêm món bánh tráng miệng, nhưng nhớ cho ít đường thôi mẹ nhé! Bánh ngọt kết hợp với trái cây thái nhỏ sẽ giúp bé ăn ngon miệng và ăn được nhiều nhóm thực phẩm hơn, trong đó có trái cây tươi giàu vitamin. 

Cho bé ăn cùng bạn 

Thỉnh thoảng, mẹ hãy mời bạn ở lớp của con đến nhà chơi và cho các bé ăn cùng nhau. Ngồi ăn uống cùng những người bạn thân sẽ giúp tinh thần của bé tốt hơn. Ngay cả những trẻ 2 tuổi biếng ăn cũng muốn hòa mình vào không khí bàn ăn vui vẻ và muốn “thi ăn” với các bạn. 

 Bé 2 tuổi biếng ăn muốn “thi ăn” cùng các bạn

Ba mẹ ăn cùng bé

Nếu cả ba và mẹ đều bận đi làm thì rất khó để cả nhà có thể ngồi ăn cùng với nhau. Tuy nhiên, dù bận đến mấy thì ba mẹ hãy cố gắng sắp xếp thời gian trong ngày để ngồi ăn cùng con.

Mẹ hãy chuẩn bị món ăn của bé giống với của ba mẹ, nhưng nhớ là không nêm quá nhiều gia vị vào phần ăn của bé để đảm bảo sức khỏe. Trong giờ ăn, cả nhà sẽ trò chuyện, hỏi thăm nhau để tạo nên không khí vui vẻ và kích thích bé ăn được nhiều hơn. Nhìn thấy ba mẹ ăn uống ngon miệng và tấm tắc khen một món ăn nào đó, chắc chắn bé cũng sẽ muốn lấy và ăn thử món đó. 

Không ép bé ăn

Bé 2 tuổi biếng ăn chậm lớn khiến mẹ không khỏi lo lắng và không ít mẹ đã ép con ăn để “con ăn được thêm thìa nào hay thìa ấy”. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào cách phản ứng của bé là mẹ có thể hiểu việc ép ăn có mang lại tác dụng hay không. Bé sẽ khóc lóc, quay đầu, ném đồ ăn thay vì ngồi yên cho mẹ đút. 

Việc ép ăn khiến bé hình thành ý nghĩ tiêu cực về bữa ăn, đồng thời mất thêm thời gian để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và đa dạng. 

Mẹ nên kiên trì cho con làm quen với từng món ăn cho đến khi con chấp nhận món đó. Đây có thể gọi là phương pháp “chậm mà chắc” - trẻ mất nhiều thời gian để làm quen nhưng chắc chắn sẽ chấp nhận sự có mặt của món ăn đó trong thực đơn dinh dưỡng của mình, thậm chí là yêu thích.

Với hướng dẫn cho bé ăn dặm mà POH đã chia sẻ trên đây, hy vọng mẹ đã hiểu thêm về thực đơn ăn dặm cho bé 2-3 tuổi, biết cách đối phó với trẻ 2-3 tuổi biếng ăn và những bí quyết để khuyến khích con ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn. Chúc mẹ luôn bình tĩnh và kiên trì đồng hành trong hành trình ăn dặm của con! 

Nguồn: Babycenter

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo