Trẻ 1 tuổi ăn dặm như thế nào? Bé 1 tuổi ăn gì?

đăng bởi Nguyễn Khải

Cho trẻ 1 tuổi ăn dặm như thế nào? Bé 1 tuổi ăn gì? Bé 1 tuổi ăn mấy bữa? Những món ăn bé cần hạn chế và cần tránh bao gồm những gì? Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau!

 

 

Cho trẻ 1 tuổi ăn dặm như thế nào?

Trẻ 1 tuổi và trên 1 tuổi cần được xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng để đảm bảo hấp thụ đủ các nhóm vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Trong quá trình tập ăn, trẻ có thể không thích một vài món ăn nào đó. Đây là một điều hết sức bình thường trong quá trình tăng trưởng và phát triển của con nên ba mẹ không cần phải lo lắng.

Các kỹ năng và tính độc lập của con sẽ hình thành và phát triển với tốc độ nhanh chóng; do đó, thói quen ăn uống của con thay đổi liên tục qua các cột mốc lớn là điều rất dễ hiểu. 

>> Ăn dặm từ A đến Z cho bé 13-18 tháng

Trẻ 1 tuổi ăn dặm như thế nào? Bé 1 tuổi ăn gì?

Nỗi băn khoăn, lo lắng về chế độ ăn uống của con là điểm chung ở nhiều ba mẹ có con nhỏ. Chỉ cần tìm hiểu và áp dụng những bí quyết phù hợp là ba mẹ đã có thể yên tâm xây dựng cho con những thói quen ăn uống lành mạnh và tích cực rồi. 

Trong giờ ăn của con, mẹ cố gắng giữ thái độ bình tĩnh dù cho con có làm rơi hết đồ ăn xuống sàn. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì mẹ phải mất rất lâu mới có thể xây dựng cho con thói quen ăn uống tốt. Thay vào đó, mẹ hãy tạo không khí tích cực để mỗi giờ ăn là một trải nghiệm đáng nhớ. 

Mẹ có thể quyết định độ tươi sạch và dinh dưỡng của đồ ăn nhưng hãy để con tự quyết định khẩu phần ăn, miễn là trong tuần con hấp thụ đủ lượng thức ăn và dưỡng chất cần thiết. Hầu hết trẻ đều chủ động nạp vào cơ thể đủ lượng thức ăn mà cơ thể cần và không để mình bị đói. 

 

 

Bé 1 tuổi ăn mấy bữa?

Ban ngày, mẹ nên cho con ăn đan xen các bữa chính và bữa phụ, đồng thời cho con ngủ đủ giấc. Trung bình, để đảm bảo sức khỏe, trẻ cần ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Ngoài thức ăn, mẹ cũng cần chú ý cho con uống đủ chất lỏng (bao gồm nước lỏng, sữa tươi và nước ép trái cây pha loãng với tỉ lệ phù hợp là 1 nước ép:10 nước lọc) để đảm bảo quá trình trao đổi chất.

Gợi ý những món ăn vặt lành mạnh cho trẻ: 

  • Trái cây tươi
  • Cà chua bi cắt đôi
  • Phô mai viên
  • Sữa chua ăn kèm trái cây thái nhỏ
  • Bánh mì kẹp cỡ nhỏ
  • Bánh mì nướng kẹp trứng
  • Thanh rau củ/ bánh mì que chấm sốt
  • Sinh tố sữa với trái cây
  • Bánh nướng với sữa

Mẹ lưu ý không cho con ăn bữa chính quá sát các cữ ngủ ngày vì lúc đó trẻ đã cảm thấy mệt mỏi và không còn hào hứng với thức ăn nữa. Thay vào đó, hãy cho bé ăn bữa chính trước giờ ngủ trưa ít nhất 1 tiếng và bữa ăn chỉ gói gọn trong vòng 30 phút.

Các bữa phụ cần được sắp xếp hợp lý giữa các bữa chính để đảm bảo con có đủ năng lượng cho việc học tập, vui chơi và khám phá. 

Trẻ sẽ hứng thú hơn nếu ăn trong không khí vui tươi và thoải mái cùng cả nhà. Thực đơn bé 1 tuổi mỗi bữa nên có cả món mặn và món ngọt để con ăn đa dạng các món cũng như hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Có một lưu ý nữa là mẹ không nên dùng đồ ngọt như một phần thưởng cho việc con đã ăn món mặn. 

Trẻ 1 tuổi ăn dặm như thế nào? Bé 1 tuổi ăn gì?

Các món ngọt lành mạnh và có lợi cho sức khỏe của trẻ: 

  • Salad trái cây với sữa chua
  • Táo bào và bánh trứng
  • Bánh pudding ăn kèm trái cây
  • Bánh nướng với nho khô

Vấn đề chung của nhiều gia đình là ba mẹ đi làm cả ngày còn trẻ thì ăn cơm tại nhà trẻ và không có nhiều thời gian ngồi ăn cơm cùng nhau. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn luôn là người có vai trò lớn nhất trong việc hình thành thói quen ăn uống cho con. Hãy cố gắng dành thời gian để chuẩn bị những món ăn lành mạnh, giàu dưỡng chất và ngồi ăn cùng con mỗi khi có thể. 

Ba mẹ nên cho con ngồi cùng bàn ăn và tạo không khí vui tươi, tích cực. Hãy tắt hết những thiết bị điện tử và cất hết đồ chơi để con tập trung vào việc ăn uống và trò chuyện cùng cả nhà. Mẹ có thể khuyến khích con ăn bằng cách khen món mà mình đang ăn. Trẻ sẽ nhanh chóng bốc hoặc dùng thìa để lấy món ăn và thưởng thức.

Thông qua việc quan sát con mỗi bữa ăn, mẹ sẽ biết được hương vị và kết cấu món ăn mà con ưa thích. Ví dụ, con rất vui vẻ khi ăn món thịt băm nhưng lại lắc đầu chán chường khi thấy món thịt thái lát. Hoặc con chỉ thích các món ăn khác nhau được bày riêng biệt trên đĩa thay vì trộn lẫn vào nhau. 

Mẹ hãy tôn trọng những sở thích này nhưng vẫn nên nấu cho con các món có nguyên liệu giống của cả nhà và phải có ít nhất một món yêu thích. Khẩu vị của con thay đổi theo thời gian; do đó, mẹ hãy cố gắng cho con làm quen với các hương vị và kết cấu khác nhau của đồ ăn. 

Bé 1 tuổi ăn gì?

Trẻ 1 tuổi ăn được những gì? Mỗi ngày, mẹ hãy chuẩn bị các món ăn khác nhau từ bốn nhóm thực phẩm chính dưới đây:

  • Tinh bột (ngũ cốc ít đường, mì ống, cơm, hạt quinoa và kết hợp bánh mì trắng với bánh mì nguyên cám).
  • Trái cây và rau củ.
  • Thực phẩm giàu sắt và protein như thịt sạch, cá, trứng, các loại đậu. 
  • Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua.

Trẻ 1 tuổi ăn dặm như thế nào? Bé 1 tuổi ăn gì?

Nếu con không ăn một món nào đó trong những nhóm thực phẩm này thì mẹ cũng không cần lo lắng. Chỉ cần đảm bảo con ăn đa dạng thức ăn trong tuần thì mẹ có thể yên tâm là con vẫn đang phát triển bình thường. 

Những món ăn cần hạn chế

Bên cạnh việc cho con ăn đa dạng các món ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý hạn chế cho con ăn những thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường như bánh ngọt và bánh quy
  • Kẹo ngọt và socola
  • Thực phẩm nhiều muối như đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn.

Ngoài ra, mẹ còn phải đặc biệt lưu tâm đến những món ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng. Nếu con có tiền sử bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay dị ứng thức ăn thì mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con ăn những thực phẩm có thành phần là đậu phộng.

Tuy nhiên, trẻ càng tiếp xúc sớm với thực phẩm từ đậu phộng thì nguy cơ bị dị ứng càng giảm. Do đó, nếu một số thành viên trong gia đình có tiền sử dị ứng thì mẹ vẫn có thể cho con ăn những món có liên quan đến đậu phộng như bánh mì bơ đậu phộng. Để chắc chắn hơn, mẹ hoàn toàn có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm.

 

 

Những thực phẩm không nên cho con ăn

Dưới đây là một số thực phẩm mà ba mẹ không nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con: 

  • Trứng và động vật có vỏ còn sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Nếu cho con ăn các động vật có vỏ, mẹ hãy nấu chín kỹ. Đồng thời, lựa chọn các loại trứng tươi, sạch và không chứa vi khuẩn salmonella. Nếu không chắc chắn về độ an toàn của trứng, mẹ hãy nấu trứng cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng chín hẳn. 
  • Các loại hạt chưa được nghiền/ thái nhỏ. Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ hóc nghẹn nếu ăn nguyên hạt. Do đó, mẹ hãy sơ chế kỹ để đảm bảo bữa ăn an toàn tuyệt đối. 
  • Thức ăn có chất tạo ngọt dễ gây sâu răng.
  • Đồ uống có ga, có thêm đường và chất tạo ngọt gây hại cho răng.
  • Trà và cà phê. Chất cafein trong đó làm giảm hiệu quả hấp thụ sắt từ các thực phẩm. 
  • Các loại cá lớn sống lâu năm như cá mập và cá kiếm. Chúng chứa nhiều thủy ngân có hại cho sức khỏe của con. Mẹ có thể cho ăn các loại cá khác bình thường nhưng hạn chế cá béo (chỉ cho ăn mỗi tuần một lần hoặc hai tuần một lần).

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo