Mẹ nên làm gì khi trẻ béo phì, thừa cân?

đăng bởi Minh Tâm

Thực trạng trẻ thừa cân béo phì đang trở nên phổ biến do sự thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh. Điều này khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và tìm giải pháp cho con.

Trước tiên, ba mẹ cần biết nguyên nhân thừa cân béo phì ở trẻ em là gì, sau đó lập kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì, trong đó bao gồm xây dựng chế độ ăn cho trẻ thừa cân và lịch hoạt động thể chất. POH sẽ giúp ba mẹ biết mình cần làm gì và bắt đầu như thế nào thông qua bài viết dưới đây. Mời ba mẹ đón đọc!

 

 

1. Làm sao để biết trẻ thừa cân béo phì? 

Trẻ thừa cân béo phì là nỗi lo lắng của nhiều ba mẹ vì chưa thể xây dựng cho con thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng, kết hợp với hoạt động thể chất. Bây giờ ba mẹ phải làm sao đây?

Điều đầu tiên mẹ cần hiểu về cách xác định trẻ thừa cân béo phì. Trẻ em như thế nào được gọi là trẻ béo phì? Bụng trẻ có mỡ thừa hoặc trẻ mặc quần áo cỡ rộng hơn các bạn cùng tuổi chưa hẳn là dấu hiệu của việc trẻ thừa cân béo phì đâu mẹ ạ. 

Mặt khác, quan niệm trẻ con phải hơi mũm mĩm mới khỏe mạnh của các bà, các mẹ ngày xưa cũng không hoàn toàn đúng. Muốn xác định cân nặng của con có lành mạnh hay không thì mẹ cần so sánh tương quan với chiều cao và vóc dáng cơ thể. Mỗi trẻ có một vóc dáng khác nhau nên sẽ không có số cân nặng tiêu chuẩn nào để đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em. 

Mẹ cần đưa bé đi kiểm tra để xác định con có đang thừa cân, béo phì hay không

Mẹ nên cho con đi kiểm tra sức khỏe, cân và đo chiều cao định kỳ để theo dõi tốc độ phát triển. Những thông số này sẽ giúp mẹ xác định trẻ thừa cân hay béo phì không để kịp thời đưa ra các điều chỉnh cần thiết về chế độ ăn uống cùng như hoạt động động thể chất. 

2. Nguyên nhân thừa cân béo phì ở trẻ em là gì? 

Chế độ ăn uống không đảm bảo đa dạng và cân bằng, cộng với việc hạn chế vận động thể chất là hai nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng thừa cân, béo phì ở trẻ. 

Dinh dưỡng từ thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Một chế độ ăn uống nhiều chất béo xấu, nhiều thực phẩm chiên rán và các loại nước uống nhiều đường chính là “thủ phạm” gây nên tình trạng gia tăng chóng mặt và không kiểm soát của cân nặng. 

Bên cạnh đó, lười hoặc ít vận động thể chất khiến trẻ không có cơ hội để giải phóng nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể. Nguồn năng lượng đó tích tụ ngày qua ngày và khiến cân nặng của trẻ tăng lên. 

 

 

3. Bé béo phì phải làm sao?

Thừa cân béo phì gây ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ và quan trọng hơn cả là tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Vậy nên, đã đến lúc ba mẹ cần xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì rồi! Để giúp con đạt được cân nặng hợp lý, ba mẹ cần đảm bảo hai yếu tố sau: 

  • Khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất
  • Xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì lành mạnh và cân bằng

Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại không hề giản đơn đâu ba mẹ ạ. Nói thì luôn dễ hơn làm phải không? Quá trình thực hiện sẽ cần đến sự quyết tâm và kiên trì của cả nhà. Nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình từ mẹ thì chắc chắn bé sẽ đạt được cân nặng lành mạnh và sức khỏe ổn định. 

3.1 Khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất

Trẻ dưới 5 tuổi cần hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày. Và đối với trẻ thừa cân béo phì, điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Mẹ có thể chia nhỏ 3 tiếng thành sáu khung giờ để đảm bảo lịch trình sinh hoạt có sự đan xen giữa các hoạt động ăn, ngủ và chơi. 

Nếu con chưa quen với việc vận động nhiều và vẫn còn thụ động thì mẹ sẽ là người tiếp thêm động lực cho con: 

  • Khi con đã đi vững, mẹ không cần mang theo xe đẩy khi đi dạo nữa mà hãy để bé hoạt động đôi chân nhiều hơn. Tuy nhiên, bé cần thời gian để làm quen nên mẹ đừng hối thúc quá nhé!
  • Giới hạn thời gian bé xem tivi và tiếp xúc với màn hình máy tính. Mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé xem từ 1 đến 2 tiếng. Ngoài ra, một số chuyên gia khuyến nghị không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử. 
  • Đảm bảo bé ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ hoặc ngủ ít làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ. 

Tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử khiến bé lười vận động

Nếu con đã đi nhà trẻ hoặc đi học mẫu giáo thì mẹ hãy hỏi giáo viên xem con có hoạt động nhiều ở lớp không. Ngoài ra, mẹ có thể tổ chức các trò chơi ngoài trời để khuyến khích bé chạy nhảy và vận động nhiều hơn.

3.2 Xây dựng lại chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân 

Tâm lý thường gặp ở nhiều mẹ có con thừa cân là phải xây dựng cho con chế độ ăn cho trẻ thừa cân theo kiểu kiêng khem, giảm cân. Tuy nhiên, trẻ đang trong quá trình phát triển và không cần giảm cân. 

Trẻ thừa cân nên ăn gì? 

Điều quan trọng khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ thừa cân là duy trì cân nặng lành mạnh và đảm bảo cân nặng tăng vừa phải cho đến khi phù hợp với chiều cao cơ thể. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho trẻ thừa cân mẹ cần cân bằng giữa sở thích, khẩu phần ăn của con và thực phẩm lành mạnh. 

Mẹ nên ghi chép chi tiết thực đơn ăn uống hằng ngày của con, bao gồm đồ ăn và thức uống trong cả bữa chính và bữa phụ. Dựa vào đây, mẹ sẽ kiểm soát được thói quen ăn uống và xác định được thời điểm con hay đói bụng để điều chỉnh thực đơn cũng như giờ ăn sao cho phù hợp nhất.

Trong các bữa phụ, mẹ nên cho con ăn những món lành mạnh như trái cây cắt nhỏ, bánh yến mạch, bánh gạo hay bánh mì que. Những món có chứa nhiều đường và chất béo sẽ làm tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ trở nên trầm trọng hơn. 

Mỗi ngày, mẹ hãy bổ sung thêm vào thực đơn của con đa dạng các loại trái cây và rau củ. Đây là những thực phẩm mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe vì không chỉ chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất mà còn ít calo. 

Thực đơn với trái cây và rau củ sẽ giúp bé cảm thấy “nhẹ nhàng” hơn

Khẩu phần rau mỗi bữa của con ít nhất phải bằng một nắm tay và với trẻ thừa cân thì có thể nhiều hơn. Mẹ có thể nấu món canh rau củ, trộn với nước sốt mì ống hay xay thành sinh tố. Ngoài ra, những món rau củ sống như thanh cà rốt, dưa chuột hay cà chua bi cắt đôi cũng góp phần làm phong phú thêm thực đơn ăn uống của con. 

Trẻ thừa cân ăn như thế nào mới khoa học?

Ăn vặt thường xuyên có thể khiến trẻ hình thành thói quen ăn ngay cả khi không thực sự đói. Do đó, mẹ hãy cắt giảm tần suất ăn bữa phụ trong ngày của bé xuống còn 2-3 lần/ngày. 

Mẹ không nên lo lắng nếu con không ăn được nhiều vào mỗi bữa. Dạ dày của con còn rất nhỏ nên chưa thể ăn nhiều thức ăn cùng một lúc. Vì vậy, mẹ đừng ép con ăn khi con không đói hoặc không thể ăn thêm. 

Thay vào đó, hãy cất hết thức ăn còn thừa đi và cho con ăn vào bữa chính/bữa phụ tiếp theo. Mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến lượng thức ăn con ăn được trong một tuần thay vì chỉ chăm chăm ép con ăn cho đủ ‘chỉ tiêu’ trong ngày. Điều này cũng giúp mẹ kiểm soát được cân nặng của trẻ béo phì. 

Trong bữa ăn, mẹ cần tắt tivi và cất hết đồ chơi để con không bị sao nhãng. Ăn trong trạng thái không tập trung khiến trẻ không kiểm soát được lượng thức ăn trong bữa, từ đó ảnh hưởng đến công sức của cả hai mẹ con. 

 

 

Trẻ thừa cân nên uống gì? 

Những thay đổi nhỏ như dùng sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì thay cho sữa thường cũng là một cách để hạn chế bé tăng cân quá nhiều. Cụ thể, trẻ thừa cân nên uống sữa gì? Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại sữa an toàn, phù hợp.

Mỗi ngày, mẹ chỉ nên cho bé uống từ 350ml đến 500ml sữa nguyên chất hoặc sữa bò nguyên kem. Nếu có khuyến nghị của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ mới cần cho con uống sữa ít béo. 

Trẻ thừa cân vẫn cần uống sữa bò/ sữa nguyên chất để đảm bảo dinh dưỡng

Uống nước/ sữa bằng cốc thường sẽ tốt hơn cho răng miệng của con hơn là uống bằng bình sữa. Nếu bé đòi uống bằng bình sữa vào ban đêm thì mẹ chỉ nên cho uống nước lọc. 

Mẹ cần pha loãng nước ép trái cây với tỉ lệ 10 nước lọc:1 nước ép trước khi cho bé uống. Bên cạnh đó, hãy hạn chế cho bé uống nước ép đóng chai hoặc đồ uống có ga (dù là loại ít đường) vì chúng không chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể khiến bé bị sâu răng. 

Hiện nay, số lượng trẻ béo phì ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Đó là hậu quả của việc không kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày của con, nuông chiều các bé với đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều đường. Ngoài ra, các bậc phụ huynh đang quá chủ quan khi cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm và trong thời gian quá lâu. Điều này dẫn đến tình ì, lười vận động và không giải phóng được nguồn năng lượng dư thừa. 

Vai trò của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trong việc định hướng chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày phù hợp cho bé là hết sức quan trọng. Thế nhưng, sự kiên định của mẹ mới là ‘chìa khóa’ để quyết định xem con có thành công hay không. Do đó, mong mẹ luôn bình tĩnh và kiên trì cùng con chạm tới mục tiêu!

Nguồn: Babycenter

 

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo