Chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ - Mẹ đã đảm bảo bao nhiêu %?

đăng bởi Minh Tâm

Trẻ đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển với tốc độ rất nhanh; do đó, sự kết hợp hoàn hảo giữa năng lượng và dinh dưỡng là tiền đề hết sức quan trọng. Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng ngay cả khi con đang trong giai đoạn kén ăn, mẹ có thể thực hiện nhiều cách khác nhau. 

Trước hết, mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về chế độ dinh dưỡng mà chúng ta đang nói đến: định nghĩa, tầm quan trọng, thành phần cấu thành và những lưu ý quan trọng. 

 

 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là gì? Nó quan trọng như thế nào? 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là chế độ có những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau được kết hợp với nhau một cách khoa học. Cụ thể, mẹ nên xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi của con. 

Tại sao phải cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn? Với trẻ nhỏ, những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng giúp ích rất nhiều cho việc tăng trưởng, phát triển và khám phá. Trẻ sẽ có cơ hội tiếp xúc với những hương vị khác nhau và hình thành chế độ ăn uống lành mạnh trong suốt cuộc đời. 

Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi

Tuy nhiên, xây dựng cho con một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng không phải là điều dễ dàng với ba mẹ. Do vậy, ba mẹ đừng quá thất vọng nếu mình chưa thành công. Miễn là con ăn ngon miệng thì sẽ hấp thu đủ những dưỡng chất thiết yếu. 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng bao gồm những loại thực phẩm nào?

Mỗi một chất dinh dưỡng sẽ có trong nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Không phải cứ ăn thịt thì mới cung cấp protein mà dưỡng chất này còn có trong đậu: đậu hũ, đậu gà, đậu hầm và bơ đậu phộng. 

Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn, mẹ có thể xây dựng chế độ ăn và thực đơn cân bằng dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của con bằng cách lựa chọn những thực đơn với các món ăn giàu dưỡng chất. Nếu con không thích trứng luộc và sữa tươi, mẹ có thể làm cho con món bánh nướng có giá trị dinh dưỡng tương đương. 

Với bữa trưa và bữa tối, mẹ hãy cho con ăn cả món ngọt và món mặn để con có cơ hội ăn đa dạng nguồn thực phẩm hơn. Sự đa dạng và sáng tạo trong cách chế biến thức ăn sẽ giúp trẻ hào hứng hơn trong mỗi bữa ăn. 

Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm chính mà mẹ cần đưa vào thực đơn dinh dưỡng cho bé để đảm bảo cho con ăn đầy đủ chất trong các bữa ăn: 

1. Tinh bột

Các món ăn chế biến từ tinh bột có thể dùng cho cả bữa chính và bữa phụ. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột bao gồm: 

  • Ngũ cốc
  • Mì ống
  • Cơm
  • Hạt quinoa
  • Các loại khoai (khoai tây, khoai lang…)
  • Chuối mễ

Những thực phẩm làm từ bột như bánh quy hay bánh mì cũng đều chứa tinh bột. Trong chế độ ăn uống của con, mẹ nên kết hợp cả thực phẩm tinh chế và thực phẩm nguyên cám hoặc hỗn hợp cả hai. 

Sở thích ăn uống của mỗi trẻ là không giống nhau. Có trẻ thích ăn bánh mì trắng; có trẻ lại chỉ thích bánh mì nguyên cám. Mặt khác, có trẻ hào hứng với món cháo ngũ cốc đầy màu sắc nhưng nhiều trẻ lại yêu thích đĩa mì ống hơn. Trước khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con, mẹ hãy chú ý quan sát để lựa chọn những món ăn phù hợp nhất nhé! 

Chỉ cho con ăn các thực phẩm nguyên cám chưa hẳn đã tốt. Loại thực phẩm này khiến con có cảm giác no nhanh hơn so với các nguồn tinh bột khác và không thể ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều năng lượng và dưỡng chất khác trong bữa ăn.

 

 

2. Rau củ và trái cây

Đây là nguồn thực phẩm đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe vì có chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Đa số trẻ thích ăn trái cây hơn rau củ vì trái cây có vị ngọt tự nhiên đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần cung cấp đủ lượng rau củ để trẻ hiểu rằng đó là một phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. 

Con sẽ yêu thích món rau hơn nếu mẹ đầu tư thêm chút thời gian để sắp xếp và trang trí thành các hình thù dễ thương như mặt cười, chú gấu panda hoặc cắt miếng ra rồi ăn kèm nước chấm. 

Một đĩa trái cây hoặc rau củ nhiều màu sắc có thể sẽ kích thích khẩu vị ăn uống của con. Mẹ hãy chuẩn bị một đĩa nhỏ những loại trái cây mà con yêu thích được thái nhỏ như chuối, kiwi, mâm xôi hay dâu tây. Ngoài ra, con sẽ hứng thú hơn với món rau củ được bày trí đẹp mắt với ớt chuông, ngô ngọt, bông cải xanh…

Thay vì tráng miệng sau bữa ăn bằng bánh ngọt, mẹ hãy chọn trái cây. Trẻ sẽ dần hiểu ra rằng đồ tráng miệng không chỉ giới hạn trong danh sách gồm socola, kẹo ngọt, bánh quy hay bánh nướng; còn có những món lành mạnh hơn và tốt hơn cho sức khỏe. 

>> Có nên cho trẻ uống nước ép trái cây, rau củ? Và uống bao nhiêu là đủ?

 

 Rau củ và trái cây tươi giúp bữa ăn của trẻ thêm cân bằng

3. Thực phẩm giàu sắt và protein

Trẻ cần ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt và protein từ 2-3 lần một ngày, bao gồm: 

  • Thịt
  • Trứng
  • Hạt nghiền hoặc thái nhỏ và các sản phẩm từ hạt như bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân
  • Các loại đậu (đậu lăng, đậu gà, đậu xanh…)

Với trẻ dưới 5 tuổi, mẹ nên nghiền hoặc thái nhỏ các loại hạt rồi trộn vào các món khác thay vì để nguyên hạt. Kỹ năng nhai của con chưa thực sự tốt nên có thể dẫn đến nguy cơ hóc nghẹn. 

Khi mua thịt, mẹ cần lựa chọn sản phẩm làm từ thịt nạc, tươi sạch và không ướp muối. Món thịt sẽ trở nên hấp dẫn hơn với các loại gia vị và cách chế biến khác biệt so với thường ngày. 

4. Các sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa cung cấp nguồn canxi dồi dào hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương và răng. Mỗi ngày, trẻ cần ăn/uống ba phần các sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa tươi, phô mai và sữa chua. 

Đối với sữa chua, mẹ nên chọn sữa chua trắng, nguyên kem hoặc ít đường. Để thêm một chút vị ngọt chén sữa chua, mẹ có thể cắt nhỏ trái cây mềm và cho con ăn cùng. 

Sữa tươi vẫn là nguồn cung cấp canxi chủ yếu; tuy nhiên, trẻ không cần uống nhiều sữa như ở giai đoạn sơ sinh nữa. Lượng sữa mỗi ngày dao động từ 350ml đến 500ml và không được nhiều hơn để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng các bữa ăn. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên mẹ nên cho con bú cho đến khi 2 tuổi hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình mà mẹ có thể cho con uống sữa bò để thay thế. Ngoài ra, mẹ không cần thiết phải cho con uống sữa công thức vì nó không mang đến lợi ích đặc biệt nào cho sự phát triển của trẻ. 

Nếu quyết định cho con uống sữa bò, mẹ hãy ưu tiên chọn loại nguyên kem cho đến khi con được 2 tuổi vì sữa nguyên kem chứa nhiều vitamin A hơn sữa ít béo. Khi con được 2 tuổi, mẹ có thể chuyển sang sữa ít béo nhưng vẫn chưa nên cho uống sữa tách béo cho đến khi con 5 tuổi. 

Những thực phẩm cần hạn chế cho con ăn

Một số thực phẩm có chứa rất nhiều năng lượng nhưng lại cung cấp rất ít chất dinh dưỡng. Bổ sung quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ khiến mất cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn. Dưới đây là những thực phẩm mà mẹ cần hạn chế cho con ăn:

Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo 

Những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bao gồm: 

  • Bánh ngọt
  • Bánh quy
  • Kem

Các thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng lớn nhưng lại chứa ít chất dinh dưỡng. Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt có nguy cơ thừa cân, béo phì. Do đó, mẹ nên hạn chế cho con ăn hoặc thay thế bằng các thực phẩm lành mạnh hơn trong thực đơn dinh dưỡng cho trẻ.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo trong chế độ ăn uống của trẻ

Kẹo ngọt và socola

Đây là những món ăn vặt ngon miệng nhưng mẹ không nên cho con ăn mỗi ngày. Đồ ăn nhiều đường hầu như không mang đến lợi ích nào cho sức khỏe mà ngược lại còn ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống và sức khỏe răng miệng của trẻ. Trong chế độ ăn uống cân bằng được khuyến cáo, nhóm thực phẩm này chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Đồ ăn nhiều muối

Lượng muối tối đa mỗi ngày cho trẻ từ 1-3 tuổi, 4-6 tuổi, và 7-10 tuổi lần lượt là 2g, 3g và 5g. Việc kiểm soát chính xác liều lượng là điều không hề dễ dàng vì một số thức ăn đã có sẵn muối trong đó. Dưới đây là một số bí quyết để mẹ tránh cho con ăn quá nhiều muối:

  • Chỉ cho con ăn khoai tây chiên và những đồ ăn vặt có muối 1 lần/tuần. 
  • Không nêm muối vào thức ăn của con. Thay vào đó, hãy sử dụng thảo dược và gia vị. Nếu cả nhà cần nêm thêm gia vị thì hãy nêm riêng. 
  • Hạn chế cho con ăn đồ ăn chế biến sẵn và đồ ăn mang đi. Những thực phẩm này thường chứa rất nhiều muối. Nếu cho con ăn thì mẹ chỉ nên cho một khẩu phần nhỏ và để con ăn kèm với rau củ. 

 

 

Cá béo

Cá béo giàu các chất béo omega-3, vitamin và khoáng chất. Cá hồi, cá thu và cá ngừ đều thuộc nhóm cá béo. Mẹ không cần cho con ăn quá thường xuyên vì nhóm cá này có chứa một lượng chất độc tích tụ từ môi trường biển, chỉ cần ăn 1-2 lần/tuần là đủ. 

Những loại cá thịt trắng như cá diêu hồng, cá trê, rô phi, cá tuyết… và một số loại khác như cá trắm, cá chép… cũng mang đến những lợi ích cho sức khỏe của con. Tuy nhiên, một số loại cá thịt trắng cũng chứa lượng chất độc tương tự như cá béo; do đó, mẹ chỉ nên cho con ăn không quá 4 phần cá trong thực đơn dinh dưỡng cho bé trong một tuần. 

Trẻ dưới 16 tuổi nên tránh ăn thịt cá mập, cá kiếm, cá buồm vì chúng có chứa nhiều thủy ngân hơn các loại cá khác và tác động tiêu cực đến sự phát triển. 

Lạc (Đậu phộng)

Nếu trẻ bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm hoặc gia đình có tiền sử mắc các bệnh này thì mẹ hãy đưa trẻ đi thăm khám trước khi cho ăn các thực phẩm làm từ lạc, đậu phộng. Điều này giúp mẹ chắc chắn hơn khi xây dựng thực đơn ăn uống cho con và ngăn chặn khả năng con bị dị ứng. 

Trẻ có cần uống thực phẩm bổ sung vitamin hay không?

Chính phủ khuyến nghị mẹ nên cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi uống các thực phẩm bổ sung có chứa vitamin A,C và D để ngăn chặn bệnh còi xương và thúc đẩy sự tăng trưởng.

Vitamin A hiện được nhỏ 6 tháng một lần vào các ngày 1.6 và 1.12 hằng năm tại trạm y tế xã, phường. Hai lần mỗi năm, nhớ lịch để bổ sung vitamin A cho bé đúng hẹn nhé

Vitamin D được khuyến cáo nhỏ 400 IU mỗi ngày. Giá mỗi lọ vitamin D vào khoảng 180.000đ/lọ nhỏ được tầm 4-6 tháng.

Vitamin C có nhiều trong rau, củ, quả, mẹ cho bé ăn đầy đủ là được.

Thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp cho bé đặc biệt quan trọng đối với những nhóm trẻ dưới đây: 

  • Kén ăn
  • Trẻ sống ở nơi tiếp xúc ít với ánh nắng mặt trời. 

Bên cạnh các yếu tố khác, dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Bổ sung vitamin cho trẻ đúng cách không chỉ giúp con hấp thụ tốt mà còn giúp bé tăng sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh.

Những thông tin trên chắc chắn sẽ hỗ trợ mẹ trong quá trình xây dựng cho con một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng và cung cấp đủ dưỡng chất. 

Nguồn: Babycenter

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo