Nỗi niềm mang tên “con kén ăn, biếng ăn”: 2 nguyên nhân và 5 giải pháp

đăng bởi Minh Tâm

Trẻ kén ăn, biếng ăn là vấn đề khiến không ít ba mẹ có con nhỏ cảm thấy bất an và lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, phải làm sao để con ăn ngon miệng hơn, mẹ cần lưu ý điều gì trong chế độ dinh dưỡng của con? Mời ba mẹ đón đọc bài viết sau đây để phần nào hiểu hơn về tình trạng biếng ăn của bé yêu!

 

 

Nguyên nhân trẻ kén ăn, biếng ăn là gì? 

Trẻ kén ăn, biếng ăn là một vấn đề bình thường và xảy ra với hầu hết trẻ trong giai đoạn phát triển. Trẻ đột nhiên chỉ ăn một số món nhất định và kiên quyết từ chối những món ăn khác dù mẹ dỗ dành đến mấy. Nhiều trẻ thậm chí còn chuyển từ kén ăn sang biếng ăn chậm lớn, biếng ăn chậm tăng cân. 

Đối diện với tình huống này, không người mẹ nào không khỏi sốt sắng và lo âu. Tuy nhiên, trẻ có thể đang trải qua giai đoạn biếng ăn sinh lý thường gặp và thói quen ăn uống sẽ nhanh chóng trở lại như bình thường. 

 

Trẻ kén ăn khiến mẹ lo lắng con không đủ chất

Nguyên nhân 1: 

Đôi khi trẻ kén ăn, trẻ biếng ăn kéo dài là do hội chứng sợ thực phẩm mới. Nói cách khác là không dám ăn những đồ ăn lạ, không an toàn hoặc có nguy cơ gây nguy hiểm. Nhiều trẻ phải đối diện với hội chứng này trong suốt một thời gian dài. 

Trên thực tế, hội chứng này cũng mang đến cho trẻ lợi ích đặc biệt. Cụ thể là ngăn trẻ đưa vào miệng những đồ vật không an toàn và sạch sẽ trong quá trình vui chơi và học tập. 

Hội chứng sợ thực phẩm mới có những biểu hiện rất dễ nhận biết. Ví dụ, trẻ không chịu ăn một chiếc bánh quy bị vỡ vì hình dáng của nó không giống với những chiếc bánh quy bình thường. 

Mẹ hãy yên tâm vì hội chứng này sẽ không còn ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống khi con được 3-4 tuổi. Sự e sợ, rụt rè khi thử đồ ăn mới là một phản ứng cần có và hết sức bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.

 

 

Nguyên nhân 2:

Kén ăn cũng là một cách để trẻ thể hiện sự độc lập và mong muốn được kiểm soát chế độ ăn uống của mình. Trẻ đang trong quá trình thử nghiệm giới hạn của bản thân và không ngại bày tỏ ý muốn của mình với những người xung quanh, rằng mình thích ăn món này và không ăn món kia. 

Đây cũng là lý do vì sao ba mẹ không nên ép con ăn khi con không muốn. Trẻ sẽ không chấp nhận người khác kiểm soát bữa ăn của mình quá nhiều và sẽ có những phản ứng tiêu cực. Ba mẹ không cần quá căng thẳng khi con đột nhiên từ chối món ăn mà con từng yêu thích. Hãy cố gắng thấu hiểu và cho con thêm thời gian để tự mình vượt qua.

Ép ăn khiến không khí giờ ăn thêm căng thẳng

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là vấn đề được không ít ba mẹ quan tâm đến, và đa phần là với tâm lý lo lắng. Sau khi được 1 tuổi, cân nặng của trẻ có xu hướng tăng chậm lại. Do đó, việc con tăng cân ít hơn trước cũng là điều hết sức bình thường và ba mẹ không nên lo lắng quá nhiều. 

Khẩu vị của trẻ nhỏ thay đổi liên tục, thậm chí là theo từng ngày, từng giờ. Việc con ăn được nhiều vào bữa này nhưng hầu như không ăn thêm gì vào các bữa kế tiếp là điều hết sức bình thường. Ba mẹ hãy yên tâm rằng hầu hết trẻ ở giai đoạn này đã có thể kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào và sẽ ăn đủ theo nhu cầu của cơ thể.

Trẻ kén ăn phải làm sao?

Trẻ biếng ăn và kém hấp thu dinh dưỡng khiến ba mẹ không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, hành động ép con ăn một cách nóng vội và nghiêm khắc lại càng khiến không khí giờ ăn thêm căng thẳng. Thay vì ép con ăn bằng được theo ý mình thì ba mẹ hãy tập trung vào việc cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày cho con. Dưới đây là những bí quyết hữu ích cho mẹ:

Cho con ngồi ăn chung với cả nhà

Trong mỗi bữa, mẹ hãy chuẩn bị những món ăn lành mạnh và đảm bảo con ăn đủ thức ăn từ các nhóm thực phẩm chính. Thực đơn ăn uống theo ngày và theo tuần cần có sự đa dạng về loại thức ăn và cách chế biến. 

Nếu có thời gian thì ba mẹ hãy cố gắng ngồi ăn cùng con để con có cơ hội quan sát và bắt chước cách ăn. Hãy cho con ăn những món giống với của ba mẹ và đừng quên khen ngợi khi con ăn ngon miệng nhé!

 

 

Giới hạn số lượng món ăn trong một bữa

Trong mỗi bữa ăn, mẹ cần chuẩn bị ít nhất một món mà con thích kèm theo một vài món mới để dự phòng. Nếu con không còn hứng thú với “món tủ” thì có thể chuyển sang thưởng thức món mới. 

Đây cũng là cơ hội để bổ sung thêm các thực phẩm lành mạnh vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con. Chọn lọc và giới hạn số lượng món ăn sẽ giúp mẹ kiểm soát được loại thực phẩm con ăn trong bữa và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng. 

Cố định thời gian ăn của con

Hầu hết trẻ có hứng thú ăn trong vòng 30 phút đầu của bữa ăn. Sau khoảng thời gian này, nếu con không ăn nữa thì mẹ hãy cất thức ăn đi và tuyệt đối không ép con ăn thêm nữa. Việc ép ăn sẽ không mang lại tác dụng như mong đợi và gây nên sự căng thẳng không cần thiết cho cả nhà.

Cho con làm quen dần với món mới

Món ăn mới sẽ giúp con hứng thú hơn với mâm cơm và chế độ dinh dưỡng cũng từ đó mà thêm phần đa dạng. Tuy nhiên, việc liên tục bổ sung những món mới vào bữa ăn của con có vẻ như không mang lại hiệu quả tích cực mà chỉ khiến con bỡ ngỡ vì sự thay đổi quá nhanh chóng.

>> 6 cách trị trẻ biếng ăn đơn giản tại nhà

 

Dành thời gian để bé làm quen với món mới 

Ngoài ra, mẹ chỉ nên cho một lượng thức ăn nhỏ lên đĩa để con nếm thử trước. Điều đó giúp con không bị choáng ngợp và mẹ cũng không lãng phí quá nhiều đồ ăn. 

Kiểm soát lượng đồ uống trong ngày

Nếu trẻ nạp quá nhiều năng lượng từ nước ngọt và sữa thì sẽ chỉ ăn được rất ít vào các bữa chính. Đó là lý do mà mẹ nên kiểm soát lượng đồ uống hằng ngày của con. 

Mỗi ngày, mẹ chỉ nên cho con uống từ 350ml đến 500ml sữa tươi. Trong 2 năm đầu đời, trẻ nên uống sữa nguyên kem để hấp thụ nguồn vitamin A dồi dào có lợi cho sự phát triển thể chất và não bộ. Từ 2 tuổi trở đi, trẻ có thể uống sữa ít béo và chỉ uống loại tách béo khi được ít nhất 5 tuổi. 

Mẹ nên cho con uống sữa bằng cốc để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Uống sữa bằng chai tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tiếp xúc lâu hơn với răng và gây ra những ảnh hưởng không tốt. Nếu con không thích uống sữa thì mẹ có thể bổ sung canxi từ các thực phẩm thay thế như sữa chua, phô mai và bánh trứng. Ngoài ra, mẹ nhớ cho con uống nước đều đặn giữa các bữa ăn. 

Nếu mẹ vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về tình trạng kén ăn của con, mẹ có thể đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng và tình trạng sức khỏe để đưa ra kết luận cuối cùng. 

Trẻ biếng ăn thiếu chất gì? Trẻ biếng ăn nên bổ sung vitamin gì?

Nếu tình trạng biếng ăn vẫn tiếp tục và trẻ có biểu hiện chậm lớn, chậm tăng cân thì mẹ nên cân nhắc sử dụng các thực phẩm bổ sung.

Thông thường, tình trạng biếng ăn lâu ngày xuất phát từ nguyên nhân thiếu kẽm và trẻ cần được bổ sung vitamin tổng hợp, vitamin D...Mẹ hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng xem có nên mua thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn hoặc siro cho trẻ biếng ăn hay không để giúp con nhanh chóng cân bằng lại chế độ dinh dưỡng.

Nguồn: Babycenter

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo