Các chuyên gia khuyên mẹ nên đợi đến khi bé ít nhất sáu tháng tuổi trước khi cho bé ăn thức ăn ăn dặm. Khi bé sẵn sàng, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm đơn giản được xay nhuyễn. Hãy thử cho bé ăn một hoặc hai muỗng sau:
- Các loại rau nghiền hoặc xay nhuyễn, chẳng hạn như cà rốt nấu chín, rau mùi tây, khoai tây hoặc khoai lang.
Các món nghiền hay xay nhuyễn là thức ăn lý tưởng cho bé mới ăn dặm
- Trái cây nghiền hoặc xay nhuyễn, chẳng hạn như chuối, táo nấu chín, lê chín hoặc xoài.
- Ngũ cốc cho bé như gạo, bột cọ sago, ngô, bột ngô hoặc hạt kê. Mẹ có thể trộn những loại ngũ cốc này với loại sữa mà bình thường bé uống.
Mẹ có thể cho bé ăn trước hoặc sau khi bú sữa, hoặc giữa lúc bú hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn ăn dặm của bé. Mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn điều này tại bài viết Nên cho bé ăn sữa trước hay ăn dặm trước?
Nếu thức ăn nóng, nhớ để nguội và thử độ ấm trước khi cho bé ăn.
Có thể mất một thời gian để bé quen với những hương vị mới này. Đừng ngạc nhiên nếu bé từ chối thức ăn hoặc nhổ ra. Hãy thử lại vào ngày hôm sau. Mẹ có thể làm cho thức ăn nhạt hơn bằng cách trộn với sữa mà bé vẫn thường uống.
Lúc đầu, bé có thể ăn rất ít. Hãy kiên nhẫn và nhớ rằng có thể mất thời gian để bé học cách ăn. Khi bé quen hơn với thức ăn thô, mẹ có thể làm cho thức ăn của bé đặc hơn để bé học cách nhai và nuốt thức ăn.
Khi bé đã quen với trái cây, rau và ngũ cốc, hãy thêm nhiều loại thực phẩm khác. Sau đó tăng dần số lần bé ăn thức ăn thô trong ngày.
Khi bé được khoảng bảy tháng tuổi, bé nên ăn chất rắn ba lần một ngày. Thực đơn mỗi ngày của bé lúc này có thể gồm:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Ngũ cốc tăng cường chất sắt. Nhớ kiểm tra lượng đường và muối có trong những loại ngũ cốc này
- Rau, bao gồm khoai tây, rau mùi tây, bông cải xanh, súp lơ, khoai lang, rau bina và bí ngô
- Một lượng nhỏ thịt, thịt gia cầm, cá, sữa chua, trứng luộc, đậu lăng nấu chín hoặc phô mai. Đừng cho bé ăn phô mát mềm của Pháp, pho mát xtinton, các loại phô mai chín tới bị lên men từng phần hoặc các loại pho mát mềm khác
- Trái cây
Sự thèm ăn của bé sẽ thay đổi theo từng bữa ăn. Xem xét những dấu hiệu cho thấy bé đã no. Nếu bé không chịu mở miệng và quay đi, hoặc bắt đầu chơi với thức ăn của mình, có lẽ bé đã ăn đủ.
Đừng lo lắng nếu bé đã ăn nhiều trong một bữa ăn hoặc thậm chí trong một ngày. Số lượng và chất lượng thực phẩm bé ăn trong cả tuần mới là điều quan trọng hơn.
Một số cha mẹ chọn không đút bột cho bé. Họ thích để em bé tự ăn. Điều này được gọi là “ăn dặm tự chỉ huy” (baby-led weaning - BLW).
Bé được học các kỹ năng cầm nắm thức ăn khi ăn dặm tự chỉ huy
Nếu mẹ muốn thử cho bé “ăn dặm tự chỉ huy”, hãy cho bé lựa chọn các loại thực phẩm bổ dưỡng phù hợp với lứa tuổi của bé mà bé cần phải dùng tay để bốc.
Khi em bé bắt đầu ăn dặm, bé chỉ có thể nắm thức ăn trong bàn tay của mình . Những thực phẩm dễ nhất để bé tự ăn là những loại có hình dạng hoặc có tay cầm, chẳng hạn như mầm bông cải xanh nấu chín.
Em bé sẽ dần dần học được thế càng cua trong vài tháng tới, nghĩa là bé sẽ biết phối hợp ngón tay trỏ và ngón cái để cầm nắm thức ăn.
Lúc đầu, bé có thể chỉ chơi với thức ăn của mình: lấy miếng thức ăn và mút. Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức giữa các bữa ăn. Khi bé dần ăn dặm nhiều hơn, số lượng sữa cho bé bú sẽ bắt đầu giảm.
Nguồn: Babycenter
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo