Trang chủ Chăm sóc trẻ sơ sinh
Chuyên mục:

Chăm sóc trẻ sơ sinh

  • Giữa nhiều phương pháp kích sữa, hút sữa, mẹ đang chọn và áp dụng phương pháp nào? Mỗi mẹ sẽ phù hợp với một phương pháp khác nhau và chắc hẳn có nhiều mẹ đang “gắn bó” với phương pháp kích sữa L3 phải không? Mẹ đã hiểu nhiều về phương pháp này chưa? Kích sữa L3 là sao? Xây dựng lịch hút sữa L3 như thế nào? Cách kích sữa L3 ra sao? POH sẽ giúp mẹ tìm hiểu trong bài viết này!

  • Đa phần các mẹ sữa thường chọn cách kích sữa L3 vì khoảng cách giữa các cữ hút lâu hơn, từ đó mẹ tăng thêm quỹ thời gian để nghỉ ngơi. Nhưng với mẹ ngay từ đầu đã ít sữa, mất sữa, thì có nên đẩy công cuộc kích sữa lên một cấp độ cao hơn không nhỉ? Cụ thể, phương pháp được gợi ý ở đây là kích sữa L2. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kích sữa L2 cụ thể là gì, khi nào nên áp dụng và làm sao để hiệu quả nhất. Mẹ cùng đọc bài viết sau nhé!

  • Có thể nói kích sữa là quá trình khá gian nan khi nuôi con bằng sữa mẹ. Chúng ta đã nghe nói quá nhiều về các phương pháp kích sữa, ví dụ như kích sữa bằng phương pháp Power pumping, kích sữa bằng máy hút sữa, kích sữa bằng tay… Còn một phương pháp kích sữa nữa cũng được các mẹ ưu ái, đó là kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp. Mẹ đã hiểu bao nhiêu về phương pháp này và đã tự tin về kỹ năng cho con bú trực tiếp hiệu quả chưa? Nếu chưa thì mẹ hãy đồng hành với POH trong bài viết này nha!

  • Hành trình nuôi con bằng sữa mẹ đã gian nan lại còn phát sinh biết bao nhiêu vấn đề mà kể. Một trong số đó là chuyện ngực to ngực nhỏ, nghĩa là mẹ có thể nhận thấy hai bên bầu ngực của mình chẳng cân xứng với nhau gì cả! Đặc biệt khi nuôi con sữa một bên nhiều, một bên ít. Vậy thì chuyện này có bình thường không và phải làm sao để hai bên cân đối trở lại? Cách kích sữa 1 bên như thế nào? Mẹ cùng đọc bài viết sau nhé.

  • Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ luôn muốn có đủ nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho bé yêu. Tuy nhiên, mọi chuyện đôi khi không như mong muốn. Mẹ bị mất sữa đột ngột, ít sữa sau sinh là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Và khi đó, kế hoạch nuôi bé ban đầu bị thay đổi. Mẹ vẫn muốn cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn và tìm cách làm sữa mẹ xuống nhiều hơn. Lúc này, trong đầu mẹ hiện lên bao nhiêu câu hỏi: mẹ bị mất sữa là do đâu, mẹ mất sữa có lấy lại được không, mẹ bị ít sữa dần phải làm sao… Khi đọc bài viết này, mẹ sẽ tìm ra giải pháp cho tình huống mất sữa, ít sữa mà mình đang gặp phải. Mẹ hãy theo dõi nhé!

  • Khi trẻ lớn hơn, mẹ cần tìm hiểu cách bỏ bỉm ban đêm cho bé và tập cho bé tiểu đêm thay vì để con phụ thuộc vào dụng cụ hỗ trợ là tã. Để thực hiện bỏ bỉm cho bé, ba mẹ cần quan sát xem bé đã sẵn sàng hay chưa, sau đó tìm hiểu cách bỏ bỉm ban đêm cho bé. Quá trình này cần đến sự sẵn sàng của bé và sự kiên trì hỗ trợ của ba mẹ. Trong bài viết này, POH sẽ giúp ba mẹ biết khi nào bỏ tã đêm cho bé và hiểu nhiều hơn về cách bỏ bỉm cho bé. Mời ba mẹ đón đọc!

  • Hút sữa là công đoạn quen thuộc với những mẹ đang nuôi con bằng nguồn sữa mẹ mát lành và giàu dưỡng chất. Để đảm bảo nguồn sữa chất lượng và cho con bú đúng giờ, mẹ cần phải quan tâm đến thời gian biểu hút sữa. Điều đó thì mẹ nào cũng biết. Thế nhưng, cách sắp xếp lịch hút sữa như thế nào cho hợp lý? Rồi bao lâu nên hút sữa một lần? Rồi thời gian hút sữa tối đa là bao lâu để đạt hiệu quả tốt nhất? thì không phải ai cũng biết đâu nha. Hôm nay, POH chia sẻ bài viết này với hi vọng mang đến cho mẹ những thông tin hữu ích và khoa học nhất! Mẹ hãy theo dõi bài viết nhé!

  • Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức đang là lựa chọn của nhiều mẹ. Trên thực tế, bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức có mang lại hiệu quả và đảm bảo sự phát triển tối ưu của bé yêu hay không? Nếu lựa chọn kết hợp sữa mẹ và sữa công thức, mẹ cần biết cách trộn hai loại sữa này với tỉ lệ phù hợp. Mẹ đã kịp chuẩn bị cho mình kiến thức và kỹ năng về vấn đề này hay chưa? Nếu chưa thì hãy để POH đồng hành cùng mẹ nhé!

  • Chăm sóc trẻ sơ sinh thực sự là một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn với nhiều ba mẹ. Giấc ngủ của con đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Ngoài cho con ngủ đủ, ngủ ngon giấc thì ba mẹ cần đảm bảo cho giấc ngủ của con được an toàn tuyệt đối. Hiện nay, chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) đang rất phổ biến và khiến ba mẹ không khỏi lo lắng. Ba mẹ cần lưu ý gì khi bé hay nằm sấp khi ngủ, bé ngủ nằm sấp có ảnh hưởng gì không, nguyên nhân đột tử ở trẻ sơ sinh là gì và có cách nào để phòng tránh đột tử trẻ sơ sinh không? POH sẽ giúp ba mẹ hiểu nhiều hơn về cách đảm bảo giấc ngủ an toàn cho con!

  • Nuôi con bằng sữa mẹ chính là điều tuyệt vời nhất mà mẹ dành cho bé yêu ngay khi chào đời. Tuy nhiên, để thực hiện thiên chức thiêng liêng này thì mẹ cần đảm bảo có đủ kiến thức và kỹ năng. Mẹ cần tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề sau: thức ăn chuyển hóa thành sữa mẹ như thế nào, mẹ ăn bao lâu thì tiết ra sữa, mỗi người có bao nhiêu tia sữa. Trong bài viết ngày hôm nay, POH sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về cơ chế tiết sữa để quá trình nuôi con bằng sữa mẹ đỡ vất vả hơn. Mời mẹ theo dõi bài viết!

  • Nuôi con là một hành trình dài mà ai làm cha, làm mẹ rồi cũng sẽ hiểu. Lo cho con đến từng bữa ăn, giấc ngủ đúng là vất vả như lời đồn ba mẹ ạ. Ngoài nỗi lo con không bú đủ sữa, không ăn nhiều thức ăn, ba mẹ còn rơi vào trạng thái khủng hoảng khi đối mặt với hiện tượng “bé dậy sớm”. Tại sao bé dậy sớm và có bí quyết nào để con ngủ nhiều hơn vào ban đêm không? Mời ba mẹ theo dõi bài viết để có thêm kinh nghiệm hữu ích!

  • Giấc ngủ của bé sơ sinh là chủ đề được không ít người quan tâm đến, trong đó ba mẹ có con nhỏ là người sốt sắng nhất. Câu hỏi “Có nên đắp chăn cho trẻ khi ngủ?” dẫn đến những quan điểm trái chiều. Vậy rốt cuộc ba mẹ có nên đắp chăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ không, đắp chăn khi ngủ có phải là nguyên nhân dẫn đến đột tử trẻ sơ sinh hay không, môi trường ngủ cho trẻ sơ sinh như thế nào được coi là an toàn, ba mẹ cần chuẩn bị những vật dùng nào cho giấc ngủ của con. Trong bài viết này, POH sẽ nêu lên quan điểm về việc có nên đắp chăn cho trẻ sơ sinh hay không và đưa ra cho ba mẹ những gợi ý để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giấc ngủ của bé. Mời ba mẹ đón đọc bài viết!