Bí quyết cho mẹ bầu bị phù nề khi mang thai

đăng bởi

Phù nề khi mang thai là vấn đề khó tránh được ở các bà bầu. Tùy vào cơ địa mà các mẹ có thể phù nề ít hoặc nhiều. Để chuẩn bị tinh thần trước khi mang bầu, các mẹ cùng đón xem bài viết về sự phù nề khi mang thai sau đây.

 

 

Phù nề khi mang thai có phổ biến không?

Chứng phù nề khi mang thai rất phổ biến, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 3.

Khoảng 80% phụ nữ khỏe mạnh bị phù nề ở ống quyển trong thời kỳ thai muộn.

Mặc dù chứng phù nề rất phổ biến và gây phiền toái nhưng  mẹ thật ra không cần lo lắng về điều này. Tuy vậy, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh rất nghiêm trọng.

Nếu mẹ bỗng nhiên bị sưng hoặc phù nề nặng ở mặt, tay hoặc chân, liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Đây có thể là dấu hiệu hiệu tiền sản giật – biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nếu như mẹ chỉ thấy nóng và phù ở một chân, gọi bác sĩ ngay lập tức. Có khả năng tình trạng này do một cục máu đông trong cơ thể. Mẹ có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu cần được quan tâm chăm sóc y tế đặc biệt.

Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu:

  • Đau, phù nề và nhạy cảm ở vùng chân, thường là bắp chân
  • Cơn đau khủng khiếp đi kèm với nóng ở vùng đó
  • Ửng đỏ, đặc biệt ở phần bắp chân

Có thể mẹ quan tâm: Ngứa khi mang thai

 

 

Phù tay khi mang thai

Nguyên nhân phù tay trong thai kỳ

Bà bầu bị phù tay khi mang thai là khá bình thường. Vì sao bà bầu bị phù tay là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như thai lớn, thai phụ tăng cân, việc thai lớn sẽ chèn ép mạch máu gây cản trở tuần hoàn máu nên gây ra việc tay sưng và tê.

Các nguyên nhân khác gây ra phù tay là: Thiếu canxi, magie, axit folic, B1, B2, hội chứng hầm cổ tay khiến cho cổ tay sưng các dây thần kinh bị co mạnh, áp lực sẽ khiến đầu ngón tay tê nóng.

Cách chữa phù khi mang thai

Bà bầu bị phù tay nên thực hiện những bài tập dành riêng cho phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho thấy thực hành thai giáo vận động trong thai kỳ giúp mẹ bầu cải thiện hiệu quả tình trạng phù nề của mình.

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không

Thực hành thai giáo vận động giúp mẹ giảm tình trạng phù nề khi mang bầu

Bên cạnh đó, mẹ cố gắng khởi động các khớp tay, chân để máu có thể lưu thông tốt hơn. Khi tê tay lúc ngủ phải thay đổi tư thế nằm để mạch máu được vận hành và lưu thông tốt hơn.

Nếu thường xuyên làm việc với máy tính mẹ bầu nên thư giãn bằng việc đứng lên đi lại, không nên để các khớp tay bị đau. Hãy chườm lạnh để giảm sưng đau không được chườm nóng.

Mẹ bầu có thể thư giãn bằng việc ngâm tay vào chậu nước với các giọt tinh dầu lavender hay hoa cúc để giảm đau. Đừng quên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi. Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều muối để cơ thể không giữ nước gây phù nề. Tất nhiên là nói không với các thực phẩm đóng hộp.

Mẹ nên uống đủ 2 lít mỗi ngày, chia ra làm 8 ly đều nhau để tránh cơ thể bị mất nước gây, giải phóng lượng nước bị giữ gây sưng phù. Cơ thể không nên để bị nóng quá, khi thân nhiệt bị tăng lên cơ thể sẽ nặng nề và khó chịu. Khi ngủ cũng hạn chế để lượng máu dồn vào tay quá nhiều.

Chân bị phù và ngứa khi mang thai

Nguyên nhân phù chân trong thai kỳ

Ngoài tay thì chân cũng là bộ phận bị sưng phù. Bà bầu sẽ bị phù chân sớm hơn. Việc chân bị phù và ngứa khi mang thai có thể là do nhiều nguyên do.

Nguyên do do chấn thương ở chân ví dụ như vết cắn côn trùng, hay các chấn thương khác gây viêm nhiễm mô tế bào không chỉ làm chân bị phù và ngứa mà còn có thể đe dọa đến cả thai kỳ.

Chân căng thẳng nên khiến chúng bị phù và ngứa khi mang thai. Có thể do đi bộ nhiều, đứng quá lâu và hoạt động chạy bộ  nhiều. Vết sưng và ngứa có thể rõ ràng vào buổi tối và cần được nghỉ ngơi.

Suy tĩnh mạch là nguyên nhân chính gây ra phù chân khi mang thai của phụ nữ. Việc thay đổi nội tiết tố sẽ làm ảnh hưởng đến thành và van tĩnh mạch. Khi tử cung đè lên tĩnh mạch thì sẽ cản trở lưu thông máu từ các tĩnh mạch đùi và cản trở chúng đưa máu về tim. Chúng có thể gây ra biểu hiện ngứa ngáy, thậm chí là có các vết loét ở chân.

Thai giáo vận động giúp cải thiện phù nề, đồng thời tình cảm vợ chồng thêm gắn bó

Thai giáo vận động giúp cải thiện phù nề, đồng thời tình cảm vợ chồng thêm gắn bó

Nghẽn tĩnh mạch sâu chính là nguyên do gây ra tình trạng chân phù nề ở bà bầu. Chúng có thể xuất hiện ở 1 bên hoặc cùng lúc ở cả 2 lên. Khi phụ nữ mang thai, vậy nên sẽ có áp lực tử cung đè lên tĩnh mạch chậu làm giảm và chậm đi dòng máu lưu thông từ chân. Chúng có thể khiến đau chân nhất là bắp chân và da có hơi đỏ, chạm vào thấy ấm.

Những phụ nữ mang thai hút thuốc, có tiền sử về suy tĩnh mạch hay động mạch ngoại biên, rối loạn quá trình đông máu có thể bị nghẽn tĩnh mạch sâu.

Những nguyên nhân khác có thể kể đến đó là viêm mô tế bào, tiền sản giật, rối loạn khớp…

Cách chữa phù khi mang thai

Giống như những cách làm giảm phù nề ở tay. Mẹ bầu để giảm phù nề ở chân nên cố gắng có chế độ dinh dưỡng tốt với các thực giảm giàu protein, kẽm, sắt, vitamin, canxi… Không ăn thức ăn mặn hay những đồ thực phẩm làm đầy hơi.

Không nên đi ra ngoài nắng làm thân nhiệt tăng, nên nằm nghiêng sang trái để giảm áp lực lên tĩnh mạch. Bà bầu khi ngủ nên gác chân để máu tuần hoàn tốt hơn. Không nên nhịn tiểu và ngâm chân vào buổi tối.

Chọn những đôi giày bệt thoải mái, không nên đi quá chật, thậm chí là cả tất. Không được đứng quá lâu trong thời gian dài. Nếu như tình trạng sưng phù làm bạn quá khó chịu có thể tới gặp bác sĩ để giúp ích cho thai kỳ.

Ngoài tay chân thì bà bầu bị phù mặt hay mặt nặng khi mang thai cũng khiến các chị em lo lắng. Việc thay đổi hormone là nguyên do gây ra tình trạng này. Để tránh cho việc bà bầu bị phù mặt có thể tập luyện một số bài tập mặt cho bà bầu và thay đổi chế độ ăn nhiều nhiều thực phẩm chứa vitamin C để giảm sưng mặt.

Vì sao mắt cá chân và bàn chân bị phù nề?

Sưng (phù) xảy ra trong thời khi mang thai do cơ thể đang tích trữ nước nhiều hơn bình thường. Mẹ có thể bị sưng bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng hầu hết là cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân và ngón tay.

Khi thai nhi lớn dần lớn, tử cung cũng mở rộng chèn ép mạch máu trong xương chậu.

Tĩnh mạch lớn trên tay phải (tĩnh mạch chủ dưới), có nhiệm vụ nhận máu từ chi dưới, bị ảnh hưởng một phần. Áp lực của em bé và tử cung làm chậm lưu thông của máu, khiến máu chảy về một chỗ, đẩy nước xuống bàn chân và mắt cá chân.

Cho tới khi kết thúc thai kỳ, tay cũng có thể bị sưng phù. Nếu mẹ thấy chật ở ngón đeo nhẫn, hãy thử tháo nó ra một thời gian.

Bất kể là vị trí nào, mẹ có xu hướng bị nặng hơn theo thời gian. Lượng nước tích tụ ngày một tăng lên và trọng lực đẩy chúng xuống dưới. Trời nóng có thể khiến chứng phù nề tồi tệ hơn.

Mắt cá chân và bàn chân phù nề có thể rất khó chịu và nặng nề, thỉnh thoảng ngứa ngáy và bứt rứt.

Rất nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy tự ti về vấn đề này. Mẹ có thể mặc quần ôm hoặc váy dài tối màu nếu mẹ muốn che đi bàn chân và mắt cá chân, lại luôn thoải mái.

 

 

Phù nề khi mang thai phải làm sao?

Tích cực vận động sẽ giúp mẹ giảm sưng, bởi điều này làm tăng lưu thông.

Không khuyến khích mẹ uống thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu khiến thận thải ra nhiều nước và natri làm cơ thể thiếu nước. Thay vì sử dụng thuốc lợi tiểu, hãy thử các phương pháp sau giúp ngăn ngừa phù nề:

  • Nâng chân bất cứ khi nào có thể, điều này làm tăng lưu thông. Tại nơi làm việc, đặt một cái bệ hoặc hộp dưới bàn làm việc. Ở nhà và trên giường, cố gắng nằm về một bên, bởi điều này giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới và an toàn cho trẻ.
  • Không đứng quá lâu. Tại nơi làm việc, hãy nghỉ ngơi thường xuyên. Chủ lao động có trách đánh giá rủi ro vai trò của mẹ và giảm thiểu nguy cơ cho mẹ và con.
  • Các bài tập chân giúp giảm sưng mắt cá chân. Nâng chân lên xuống 30 lần, sau đó xoay tròn 8 lần theo chiều kim đồng hồ và 8 lần ngược lại. Lặp lại chuyển động với chân kia.
  • Đứng trong bể bơi 20 phút. Mẹ có thể đi cùng bạn để không cảm thấy chán.
  • Đi những đôi giày thoải mái. Mẹ có thể sẽ phải mua giày mới rộng hơn khi vào tam cá nguyệt cuối của kỳ mang thai.

Ngâm chân giảm phù nề cho bà bầu

Ngoài ra ngâm chân giảm phù nề cho bà bầu cũng là một cách thường được áp dụng. Ngân chân vằng nước ấm giúp máu lưu thông, tạo cảm giác thải mái dễ chịu cho bà bầu và giảm áp lực cho đôi chân.

Tuy nhiên sau khi ngâm chân xong mẹ nhớ lau khô để tránh bị trơn ngã nhé!

Mẹ hãy nhớ rằng, sưng phù, mặc dù không dễ chịu mấy, nhưng chắc chắn sẽ khỏi. Giống như những câu chuyện vặt vãnh khó chịu khi mang thai, tình trạng sẽ biến mất ngay khi con chào đời.

Nguồn: Babycenter

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti