Mẹ bầu bị hen suyễn trong thai kỳ

đăng bởi

Việc thở khò khè khi mang thai khiến cho mẹ bầu lo lắng không biết mình có bị hen suyễn khi mang thai không. Nếu như mẹ bầu bị hen suyễn trong thai kỳ thì phải làm như thế nào…

Để cho mẹ bầu an tâm trong thai kỳ, bài viết sau đây sẽ bổ sung thêm kiến thức cho mẹ bầu về hen suyễn khi mang thai.

 

 

Bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Hiện nay chưa có kết luận chính xác cho việc hen suyễn có ảnh hưởng đến thai nhi hay bà bầu hay không.

Có khoảng 1 phần 4 trong tổng số bà bầu bị hen suyễn có tình trạng trở nên tồi tệ hơn, số còn lại khi được nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý thì không có sự ảnh hưởng. Những cơn hen đột ngột có thể gây ra tình trạng tiền sản giật, sinh non, trẻ nhẹ cân, thấp còi, cao huyết áp.

Mặc dù chỉ có 8 phần trăm các mẹ bị hen suyễn, nhưng đây vẫn là vấn đề về phổi phổ biến nhất khi mang thai. Nếu mẹ có thể kiểm soát hen suyễn khi mang thai, nguy cơ các vấn đề như chuyển dạ sớm, nhẹ cân và thai lưu sẽ giảm.

Có thể mẹ quan tâm: Bị hen suyễn có nên mang thai?

Mẹ bầu bị hen có nguy cơ sinh non cao hơn

Mẹ bầu bị hen có nguy cơ sinh non cao hơn

Vậy nên tình trạng hen suyễn nếu được kiểm soát sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng bà bầu cần nhớ rằng thai nhi cần nhiều oxy để có thể duy trì sự sống, vậy nên cần nhanh chóng kiểm soát hen suyễn để không gián đoạn việc cung cấp oxy cho bé.

Tất nhiên, mang thai ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn của mỗi người theo mỗi cách khác nhau: khoảng 1/3 sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mang thai, 1/3 khác sẽ trở nên tốt hơn và 1/3 cuối cùng sẽ không có gì thay đổi.

Trong vòng ba tháng sau khi sinh, đối với những chị em có sự thay đổi, tình trạng sẽ trở lại như trước khi mang thai. Mặc dù mức độ nghiêm trọng của vấn đề có thể khác nhau từ lần mang thai này đến lần mang thai tiếp theo, các bác sĩ có xu hướng chú ý hơn đến những phụ nữ bị hen suyễn nặng hơn trong lần mang thai trước.

 

 

Cách chữa hen suyễn cho bà bầu

Các chị em nên điều trị hen suyễn ngay từ đầu, ngay cả trong ba tháng đầu. Hầu hết các loại thuốc hen an toàn trong thai kỳ, bao gồm terbutaline, albuterol, prednison và theophylline - vì vậy mẹ có thể sẽ không phải dừng bất cứ loại thuốc đang dùng nào.

Nhưng, nếu có thể, tránh dùng steroid trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, mẹ nên điều trị tích cực nếu bệnh không ổn định. Bác sĩ có thể đề nghị giảm dần liều steroid để xem mẹ có nằm trong số 1/3 phụ nữ cải thiện hen suyễn khi mang thai không.

Nếu như không may bà bầu bị hen suyễn thì cần có sự chăm sóc cẩn thận của bác sĩ nội khoa và bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ xem xét chức năng phổi của mẹ, đo dung tích phổi để theo dõi tình trạng bệnh.

Thông thường thì các bác sĩ sẽ cho các mẹ bầu dùng thuốc để điều trị hen suyễn khi mang thai. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn mẹ bầu theo dõi bệnh tình của mình tại nhà. Bên cạnh đó việc theo dõi thai nhi trong suốt thai kỳ cũng là một điều không thể không ghi nhớ.

Về thuốc chống hen suyễn trong thai kỳ thì thường có loại thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định việc dùng thuốc gì cho mẹ bầu.

Thuốc chống viêm có tác dụng kiểm soát triệu chứng viêm sưng trong phổi. Tuy không có tác dụng ngay lập tức nhưng chúng sẽ có tác động từ từ trong việc ngăn chặn và cải thiện chứng hen suyễn.

Còn thuốc giãn phế quản sẽ giúp ngăn chặn cơn hen suyễn nhanh chóng bằng việc khai thông, làm giãn đường thở. Các thuốc xịt hen cho bà bầu hiện nay tuy có chứng thực là có ít tác động vào máu và thai nhi nhưng bạn cũng không nên dùng một cách tùy tiện mà phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

 

Điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai

Bên cạnh hen suyễn thì hen phế quản ở phụ nữ có thai cũng là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Hen phế quản là tình trạng do viêm mãn tính kéo dài và cả phù nề lòng phế quản, sự tăng tiết dịch nhầy làm lấp đầy phế quản, sự co thắt phế quản khiến dẫn đến khó thở.

Khi phụ nữ bị hen phế quản sẽ thấy nặng ngực, thở khò khè, nói hổn hển, tim đập nhanh. Nói chung việc hen phế quản không ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai thế nhưng nếu không kiểm soát và tình trạng hen phế quản nặng có thể khiến thai nhẹ cân, nguy cơ sinh non

Tuy điều này diễn ra ít nhưng mẹ vẫn phải kiểm soát bệnh tối ưu và cung cấp oxy cho bé.

Mẹ bầu điều trị hen phế quản bằng thuốc gì

Mẹ bầu điều trị hen phế quản bằng thuốc gì?

Có nhiều thuốc điều trị bệnh hen phế quản trong thai kỳ. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo liều lượng của bác sĩ, điều này sẽ khiến cho cả mẹ và bé khỏe mạnh.

Hiện nay thuốc điều trị hen phế quản thuộc nhóm cường beta 2 adrenergic, thuốc kháng histamin, theophyllin hay corticosteroid dạng hít....

Việc điều trị hen phế quản cần được nghe theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như mẹ bầu tự dùng hoặc cố gắng không dùng thuốc để không ảnh hưởng đến con thì không phải điều tốt nhất.

Nếu mẹ bị dị ứng - thường gặp cả trước và trong khi mang thai - hãy làm việc với bác sĩ để xác định nguồn dị ứng và sau đó tránh tiếp xúc với những nguồn đó bất cứ khi nào có thể.

Nếu cần thiết, mẹ có thể dùng một số thuốc kháng histamine một cách an toàn cho các triệu chứng dị ứng như sổ mũi hoặc ngứa mắt. Nhiều loại thuốc kháng histamine không kê đơn có thể sử dụng trong thai kỳ, nhưng mẹ không nên dùng thuốc thông mũi trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Mẹ hãy hỏi bác sĩ cẩn thận nếu sử dụng một loại thuốc dị ứng không kê đơn cụ thể. 

Nguồn tham khảo: Babycenter

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti