Chắc chắn mẹ bầu nào cũng đều quan tâm và tìm hiểu về những thực phẩm nên ăn khi mang thai sao cho vừa có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con yêu, vừa an thai lại vừa có thể bồi bổ sức khỏe cho cơ thể của mẹ.
Thực phẩm an thai là các loại thực phẩm an toàn và có thể giúp mẹ cải thiện tốt hơn tình trạng bầu bí của mình.
Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có thể ăn những thực phẩm bà bầu nên ăn vì tình trạng ốm nghén kéo dài, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ.
Vì thế các mẹ cũng nên quan tâm đến việc bổ sung dinh dưỡng bằng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh việc ăn gì tốt cho thai nhi, mẹ bầu còn nên chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm, chế biến ra sao, ăn như thế nào để cơ thể có thể hấp thu dinh dưỡng tối đa từ các loại thức ăn bổ dưỡng.
Trong bài viết hôm nay, POH sẽ giúp mẹ tổng hợp những thông tin quan trọng về an toàn thực phẩm cũng như một số loại đồ ăn, thức uống nhạy cảm đối với mẹ bầu, mời mẹ tìm hiểu nhé!
Thực phẩm không an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ
Thật khó để nói rằng đâu là những thực phẩm bà bầu tuyệt đối không được ăn vì cơ thể của mỗi người một khác, dù là thực phẩm không an toàn nhưng có mẹ lại vẫn có thể ăn bình thường, có mẹ lại ngay lập tức gặp vấn đề sức khỏe nếu ăn phải dù chỉ một lượng nhỏ.
Tuy nhiên, dù sao thì mẹ vẫn nên hạn chế ăn những thực phẩm không tốt cho bà bầu ngay cả khi mẹ không gặp các vấn đề sức khỏe để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Mẹ nên ăn nhiều rau, củ, quả sạch khi mang bầu.
Những thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ và nếu có thể thì mẹ cũng nên kiêng trong suốt giai đoạn mang thai là các thức ăn chứa vi khuẩn sống có khả năng gây bệnh và thực phẩm chứa các chất có thể khiến tử cung co bóp, gây nguy hiểm cho thai nhi.
Một số loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc, các loại chất kích thích,... cũng là các loại thực phẩm được coi là không an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Để tìm hiểu tường tận về danh sách này, mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Thực phẩm không an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Uống rượu trong thai kỳ
Tất cả các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo mẹ bầu nên tránh xa rượu bia và các loại đồ uống có chứa cồn khác vì nếu mẹ bầu uống rượu thì thai nhi rất dễ mắc phải hội chứng FASD - hội chứng thai nhi nghiện rượu.
Đặc biệt là những mẹ uống rượu khi mang thai 3 tháng đầu vì đây là giai đoạn mong manh, yếu ớt nhất của thai nhi. Hội chứng FASD có thể khiến con gặp các bất thường về hình thái, dị tật tim, cột sống hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương,...
Mẹ uống rượu bia liên tục khi mang thai 4 tuần tuổi còn có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.
Giai đoạn 4 tuần tuổi thường là thời gian hình thành phôi thai và chưa có dấu hiệu mang thai rõ ràng, vì thế các chị em nên tránh xa rượu bia ngay từ khi có kế hoạch mang bầu.
Không có lượng cồn nào được coi là an toàn đối với mẹ bầu.
Nếu mẹ đã lỡ uống rượu khi mới mang thai thì mẹ nên chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa thông tin về thời gian uống rượu, lượng rượu đã uống và nhãn hiệu của rượu để bác sĩ có đầy đủ thông tin khi đánh giá nguy cơ FASD của thai nhi.
Vậy liều lượng rượu thế nào là an toàn và bà bầu uống ít rượu có sao không? Không có một con số nào được coi là liều lượng rượu an toàn đối với mẹ bầu và không ai có thể lường trước được ảnh hưởng của cồn đối với thai nhi dù chỉ là một lượng rất nhỏ.
Vì thế các mẹ nên hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có cồn một cách tối đa khi mang thai và tìm hiểu thêm thông tin đầy đủ về vấn đề này trong bài viết Uống rượu trong thai kỳ.
Caffeine trong suốt thời kỳ mang thai.
Mẹ mang bầu uống cà phê được không?
Caffeine có trong cà phê cũng là một loại chất có tên trong danh sách các chất kích thích mà mẹ nên hạn chế khi mang bầu vì chất này có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, làm tăng nhịp tim của thai nhi và giảm lượng máu lưu thông đến nhau thai,...
Lượng caffeine được coi là an toàn đối với mẹ bầu là dưới 200mg mỗi ngày và không phải loại cà phê nào cũng chứa hàm lượng caffeine cao, điều này còn tùy vào nồng độ caffeine có trong các loại hạt, cách rang xay và pha chế.
Vì thế khi bà bầu uống Nescafe hay bất kì nhãn hiệu cà phê hoặc loại cà phê tự rang xay nào khác thì mẹ cũng nên tìm hiểu thật kỹ về hàm lượng caffeine có trong mỗi tách cà phê để điều chỉnh liều lượng thích hợp.
Cafe sữa với bà bầu có thể là một loại đồ uống hấp dẫn nhưng mẹ nên hạn chế và chú ý không nên uống quá liều lượng an toàn.
Bà bầu uống cà phê sữa được không?
Mẹ bầu cũng có thể thưởng thức một chút cà phê sữa với hàm lượng caffeine cho phép. Tuy nhiên ngoài caffeine thì trong cà phê sữa thường có chứa thêm khá nhiều đường và có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ nếu mẹ uống thường xuyên.
Ngay cả khi đã biết bà bầu có được uống cà phê sữa hay không thì mẹ cũng không nên lạm dụng quá nhiều vì dù sao caffeine cũng sẽ đi qua nhau thai và tiếp xúc với thai nhi.
Ngoài ra, khả năng đào thải caffeine của cơ thể mẹ khi mang bầu cũng kém hơn bình thường, điều đó đồng nghĩa với việc caffeine sẽ tồn tại trong cơ thể lâu hơn và dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cả hai mẹ con hơn.
Nhiều mẹ thắc mắc uống cafe khi mang thai con có bị đen hay không vì cà phê thường có màu nâu hoặc đen.
Thế nhưng màu sắc của cà phê không hề ảnh hưởng đến nước da của bé vì màu da của con trong bụng mẹ được quyết định bởi gen chứ không phải các yếu tố bên ngoài.
Mời mẹ tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của caffeine đối với mẹ bầu, các loại thực phẩm chứa caffeine cũng như một số lời khuyên giúp mẹ bỏ thói quen uống cà phê hàng ngày trong bài viết Caffeine trong suốt thời kỳ mang thai.
Ngộ độc thực phẩm khi mang thai
Khi có thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ ưu tiên việc bảo vệ con yêu trong bụng hơn hơn là bảo vệ cơ thể, vì thế nên mẹ rất dễ bị ảnh hưởng bởi một số loại virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là các loại virus có hại trong đồ ăn.
Đồ ăn có chứa các loại virus có hại này rất có khả năng khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm.
Dấu hiệu bà bầu bị ngộ độc dễ nhận biết nhất là ói mửa, tiêu chảy, ớn lạnh trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc, đặc biệt là các loại đồ ăn chưa được nấu chín, sữa chưa được tiệt trùng hoặc các loại thực phẩm ăn liền như pate, thịt nguội,...
Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm có sao không?
Chắc chắn là việc ngộ độc thực phẩm sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần giảm sút và khó có thể sinh hoạt như bình thường. Tình trạng ngộ độc nặng còn có thể khiến cơ thể mẹ mất nước nghiêm trọng, nhiễm độc và đôi khi còn gây hại cho thai nhi trong bụng.
Vậy khi bà bầu ngộ độc thực phẩm nên làm gì?
Tốt nhất là mẹ nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ giúp mẹ kiểm tra mức độ ngộ độc và có chỉ định điều trị kịp thời. Nếu có thể thì bố nên ghi lại tất cả các loại thực phẩm mà mẹ đã ăn trước đó để các bác sĩ chẩn đoán nhanh hơn.
Nguyên nhân gây ngộ độc là gì và làm cách nào để mẹ bầu có thể phòng tránh ngộ độc thực phẩm?
Mời mẹ tìm hiểu về các vấn đề quan trọng này trong bài viết Ngộ độc thực phẩm khi mang thai.
Pho mai nào an toàn hay không an toàn cho mẹ bầu?
Phô mai là loại thức ăn rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi - dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu. Thế nhưng nhiều loại phô mai lại không hề an toàn đối với mẹ bầu do chúng có nguy cơ ẩn chứa vi khuẩn listeria trong quá trình chế biến và bảo quản.
Vậy để an toàn thì bà bầu nên ăn loại phô mai nào? Các loại phô mai cứng thường không phải là môi trường lý tưởng để vi khuẩn listeria phát triển, vì vậy mẹ bầu có thể ăn phô mai cứng, ngay cả khi chúng làm từ các loại sữa chưa được tiệt trùng.
Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn phô mai không?
Tuy nhiên, việc bà bầu ăn phô mai mozzarella và một số loại phô mai mềm làm bằng sữa tiệt trùng khác vẫn có thể coi là an toàn nếu mẹ nấu chín kỹ phô mai trước khi ăn.
Đọc đến đây hẳn là có nhiều mẹ sẽ thắc mắc không biết bà bầu có được ăn phô mai que không vì đây là món ăn vặt khoái khẩu của rất nhiều mẹ.
Loại phô mai trong phô mai que thường là mozzarella và đã được chiên kĩ, thế nên nó tương đối an toàn đối với mẹ bầu.
Mời mẹ bầu tham khảo thêm thông tin về những loại phô mai an toàn và không an toàn cũng như nguy cơ sức khỏe mà vi khuẩn listeria có thể gây ra cho hai mẹ con tại bài viết Pho mai nào an toàn và không an toàn cho mẹ bầu?
Bà bầu có được ăn pizza không?
Vấn đề mẹ bầu có ăn được pizza hay không phụ thuộc vào lớp nhân phủ bên trên chiếc bánh pizza.
Lớp nhân này thường bao gồm một vài loại thực phẩm và phô mai, vì thế mẹ có thể ăn bánh pizza nếu loại phô mai này an toàn với bà bầu và được nướng chín kĩ trước khi ăn.
Ngoài phô mai thì nhân của vài loại bánh pizza còn có chứa một số loại thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cho mẹ bầu, ví dụ như thịt nguội hoặc các loại hải sản.
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn pizza không?
Vì vậy khi mẹ bầu thèm ăn pizza, mẹ nên lựa chọn các loại bánh pizza có lớp nhân an toàn và nướng bánh chín kĩ và chỉ nên ăn khi bánh còn nóng. Nếu để nguội thì các vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào bánh và có thể gây bệnh cho mẹ bầu.
Mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Bà bầu có được ăn pizza không?
Ăn cá và hải sản khi mang thai có an toàn không?
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có được ăn hải sản không? Không chỉ 3 tháng đầu mà mẹ bầu còn có thể ăn hải sản trong suốt thai kỳ, miễn là mẹ lựa chọn loại hải sản an toàn và chế biến đúng cách.
Đa phần các loại cá đều an toàn đối với mẹ mang thai và cá cũng là thực phẩm rất bổ dưỡng mà mẹ nên bổ sung thường xuyên trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế ăn các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao như cá ngừ, cá mập, cá kiếm,...
Bà bầu ăn sò huyết cần hết sức cẩn thận vì sò huyết dễ gây dị ứng và thường chứa nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh.
Ngoài cá ra thì bà bầu có nên ăn ghẹ không?
Ghẹ và cua biển cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho thai nhi nhưng bên cạnh đó chúng cũng là hai loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Vì thế mẹ nên thận trọng và không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ.
Vậy bà bầu có ăn được ngao không? Mẹ chỉ nên ăn ngao chín kĩ, đó là những con ngao tự tách vỏ khi nấu chín. Tuyệt đối không nên ăn ngao đã có mùi lạ hoặc không thể tách vỏ khi gặp nhiệt độ cao.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề mang thai ăn hải sản được không, mời mẹ tiếp tục đọc thông tin trong bài viết Ăn cá và hải sản khi mang thai có an toàn không?
Bà bầu có nên uống trà thảo dược?
Mẹ bầu uống trà gì tốt?
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường bắt gặp 2 loại trà phổ biến là trà được làm từ lá trà và trà thảo dược. Các loại trà làm từ lá trà có chứa nhiều caffein không được khuyên dùng đối với mẹ bầu, thế nhưng trà thảo dược thì khác.
Trà thảo dược là các loại trà làm từ hoa, lá, thân, rễ, quả, hạt của các loại cây thảo mộc nên chúng không chứa hoặc chỉ chứa rất ít caffein và còn có một số tác dụng nhất định đối với sức khỏe mẹ bầu.
Nhấm nháp một chút trà gừng có thể giúp mẹ bầu làm dịu cơn ốm nghén.
Nhiều mẹ băn khoăn không biết trà hoa hồng có tốt cho bà bầu không hay bà bầu có được uống trà hoa nhài hoặc một số loại trà thảo mộc thông dụng khác hay không. Điều này còn tùy thuộc vào mục đích uống trà và tiền sử dị ứng của mẹ bầu.
Nếu mẹ muốn giảm ốm nghén, mẹ có thể thử nhâm nhi một chút trà gừng hoặc trà bạc hà. Nếu mẹ thiếu vitamin C, mẹ có thể thử một vài nhấp trà hoa hồng.
Nhưng trước khi sử dụng bất kì loại trà nào, dù là trà thảo dược thì mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mời mẹ đọc thêm bài viết Bà bầu có nên uống trà thảo dược? để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ăn pate có an toàn cho mẹ bầu?
Khi tìm hiểu về việc ăn gì tốt cho thai nhi, chắc hẳn mẹ đã đọc được thông tin rằng dù vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của con nhưng việc bổ sung quá nhiều vitamin A lại khiến thai nhi có nguy cơ gặp các bất thường về hình thái.
Vì thế nên nhiều bà bầu kiêng ăn pate vì pate thường làm từ gan động vật, một loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A. Một số mẹ không muốn kiêng pate do vitamin A thì lại chọn các loại pate làm từ rau củ.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề chứa quá nhiều vitamin A thì tất cả các loại pate, kể cả pate rau đều có thể là môi trường phát triển lí tưởng của vi khuẩn listeria - một loại vi khuẩn có khả năng khiến mẹ ngộ độc và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu nên hạn chế ăn pate và các loại đồ ăn làm từ gan động vật.
Và ngay cả khi mẹ chưa thấy pate bị chua thì hộp pate của mẹ cũng đã có thể chứa các loại vi khuẩn khác ngoài listeria vì pate ẩm ướt và chứa rất nhiều nước.
Chúng có thể vô hại đối với người bình thường nhưng lại có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mang thai vì hệ miễn dịch của mẹ dễ bị suy yếu.
Vậy mẹ bầu có nên ăn bánh mì pate không? Để đảm bảo an toàn thì mẹ nên gạch bỏ pate và các loại đồ ăn có chứa pate ra khỏi thực đơn khi mang bầu của mình.
Nếu mẹ bầu ăn bánh mì pate trước khi biết đến điều này thì mẹ cũng không cần quá lo lắng vì mức độ rủi ro mắc listeria khi mẹ ăn một chút pate là rất thấp. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ và làm thêm một số xét nghiệm nếu chưa thực sự yên tâm về tình trạng của mình.
Mời mẹ tìm hiểu thêm về chuyện ăn pate khi mang thai tại bài viết Ăn pate có an toàn cho mẹ bầu?
Thực phẩm chế biến sẵn có an toàn cho mẹ bầu?
Thực phẩm chế biến sẵn là một trong những thực phẩm không tốt cho bà bầu vì các loại thực phẩm này thường có chứa rất nhiều muối và chất bảo quản.
Hơn nữa, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các thực phẩm chế biến sẵn cũng là điều khó có thể kiểm định được.
Tuy không phải là những thực phẩm bà bầu nên ăn nhưng nếu lỡ bữa hoặc không có sự lựa chọn nào khác, mẹ vẫn có thể ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn nhưng không nên ăn quá thường xuyên hoặc ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn trong cùng 1 bữa.
Để đảm bảo an toàn thì mẹ nên kiểm tra kĩ hạn sử dụng, thành phần thực phẩm (để hạn chế tình trạng dị ứng) và chế biến theo đúng hướng dẫn trên bao bì.
Danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu không thể không nhắc đến các loại hạt dinh dưỡng.
Ngoài việc tìm hiểu xem bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì, mẹ cũng nên tìm hiểu về danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu và dự trữ sẵn một số loại thực phẩm trong tủ lạnh để hạn chế việc phải ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn.
Mẹ cũng không nên ăn lại đồ ăn thừa đã bảo quản vài ngày trong tủ lạnh mà chỉ nên ăn đồ ăn tươi mới, vừa được nấu chín mà thôi.
Mời mẹ tìm hiểu thông tin về các loại vi khuẩn có trong thực phẩm có thể gây bệnh cho mẹ bầu cũng như các cách giúp mẹ hạn chế tình trạng ngộ độc khi mang thai tại bài viết Thực phẩm chế biến sẵn có an toàn cho mẹ bầu?
Mẹ bầu ăn trứng thế nào mới an toàn?
Nếu mẹ đang thắc mắc về vấn đề bà bầu nên ăn trứng gà vào tháng thứ mấy thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì trứng là thực phẩm bổ dưỡng mà mẹ có thể ăn vào bất kì lúc nào trong thai kỳ.
Tuy nhiên mẹ vẫn cần lưu ý một số vấn đề về cách chế biến cũng như số lượng trứng nên ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ví dụ như:
- Bà bầu ăn trứng lòng đào có sao không? Trong trứng chưa được nấu chín hoàn toàn thường có chứa vi khuẩn salmonella có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, nôn mửa, sốt, đau đầu,... Vì thế mẹ bầu chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín hoàn toàn cả lòng trắng và lòng đỏ.
- Bà bầu có nên ăn trứng gà đánh mật ong hay không? Món trứng gà đánh mật ong thực chất vẫn là trứng sống, chưa được nấu chín nên trứng vẫn có thể chứa vi khuẩn salmonella, thế nên mẹ bầu không nên ăn trứng gà đánh mật ong.
Bà bầu ăn trứng gà lòng đào có thể khiến cơ thể bị nhiễm virus salmonella gây tiêu chảy, nôn mửa, sốt, đau đầu,...
- Bà bầu ăn trứng gà ấp dở có tốt không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng có trong trứng gà ấp dở thường đã bị chuyển hóa, không tốt cho sức khỏe ngay cả khi đã được nấu chín hoàn toàn. Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng gà sạch, tươi mới, có nguồn gốc rõ ràng mà thôi.
- Ngày nào cũng ăn trứng có phải là tốt? Một quả trứng nhỏ bé có thể chứa một lượng cholesterol khá cao, vì vậy mẹ chỉ nên ăn 1 quả/ngày và ăn khoảng 3 - 4 lần/tuần để hạn chế các biến chứng do việc dư thừa cholesterol gây ra.
Vậy mẹ bầu nên chế biến trứng như thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như bảo quản trứng ra sao để trứng không bị nhiễm vi khuẩn salmonella, mời mẹ tìm hiểu thêm tại bài viết Mẹ bầu ăn trứng thế nào mới an toàn? của POH nhé!
Mẹ bầu có nên ăn thịt tái và sống
Để đảm bảo an toàn trong thai kỳ, mẹ nên ghi nhớ hết tất cả những thứ bà bầu nên tránh bao gồm cả việc sinh hoạt hàng ngày lẫn vấn đề ăn uống.
Nếu mẹ sợ mình đãng trí mà quên mất thì mẹ có thể nhờ bố nhắc nhở hoặc dán giấy nhớ lên những nơi mà mẹ thường xuyên nhìn thấy.
Trong việc ăn uống thì vấn đề có bầu ăn đồ sống được không là điều khiến rất nhiều mẹ băn khoăn.
Thật buồn khi phải chia sẻ với mẹ thông tin rằng khi mang bầu thì mẹ không nên ăn đồ sống bao gồm thịt sống, thịt tái, các món gỏi, trứng sống, trứng lòng đào và cả rau sống,...
Khi bà bầu ăn đồ sống, các loại vi khuẩn trong thức ăn có thể xâm nhập, gây bệnh cho cơ thể mẹ và thai nhi. Các vi khuẩn này có thể vô hại với người bình thường nhưng lại có khả năng gây nguy hiểm cho mẹ bầu là vì hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn những người khác.
Mẹ nên tạm chia tay các món thịt tái và sống trong suốt thai kỳ và giai đoạn cho con bú.
Ngay cả việc bà bầu ăn thịt bò tái trong món phở hoặc bún cũng có thể khiến các loại vi khuẩn từ thịt bò chưa được nấu chín, bao gồm salmonella và toxoplasma (một loại ký sinh trùng có thể dẫn đến biến chứng sinh non).
Vì vậy nếu mẹ muốn ăn phở, mẹ có thể chọn ăn phở với thịt bò chín kỹ hoặc ăn phở gà xé.
Ngoài đồ sống ra thì bà bầu kiêng ăn gì nữa? Nguyên tắc ăn uống đầu tiên mà mẹ bầu nên nhớ là ăn chín, uống sôi. Sau đó là hạn chế các loại đồ ăn có thể gây co bóp tử cung, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối và các loại đồ ăn được chế biến sẵn.
Mời mẹ đọc thêm bài viết Mẹ bầu có nên ăn thịt tái và sống để tìm hiểu về cách lưu trữ, chế biến thịt an toàn đối với mẹ bầu cũng như các thông tin chi tiết hơn về các nguy cơ mẹ có thể phải đối mặt khi ăn thịt tái và sống.
Ăn đậu phộng khi mang thai
Đậu phộng (lạc) là một loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên đây cũng là một trong số các loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách những thực phẩm dễ gây dị ứng.
Vì thế nên vấn đề mang thai 3 tháng đầu ăn đậu phộng được không là điều được nhiều mẹ bầu quan tâm. Các nghiên cứu mới đây đều cho rằng mẹ bầu có thể yên tâm ăn lạc trong thai kỳ vì điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Bà bầu ăn bơ đậu phộng được không?
Tuy nhiên, với những mẹ có tiền sử dị ứng thì nên hỏi bác sĩ xem có bầu có ăn được đậu phộng luộc hay các sản phẩm khác từ lạc hay không vì rất có thể mẹ sẽ bị dị ứng với lạc khi mang thai.
Trong trường hợp mẹ không chắc chắn về việc có thai ăn đậu phộng luộc được không thì tốt nhất là mẹ nên gạch tên lạc và các sản phẩm làm từ lạc ra khỏi thực đơn thai kỳ của mình.
Mặc dù lạc là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng mẹ cũng có thể bổ sung các chất dinh dưỡng đó từ các thực phẩm khác an toàn và ít có nguy cơ gây dị ứng hơn.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời mẹ tham khảo thêm bài viết Ăn đậu phộng khi mang thai.
Bổ sung dầu cá trong thai kỳ thế nào cho đúng?
Các loại dầu cá cho bà bầu thường chứa nhiều omega 3 có lợi cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi. Tuy nhiên dù cho thành phần chung của các loại dầu cá đều có chứa omega 3 nhưng không phải dầu cá nào cũng phù hợp với mẹ bầu.
Thế thì bà bầu nên uống loại dầu cá nào? Có 2 loại dầu cá phổ biến đó là dầu cá được chiết xuất từ mô thịt của cá và dầu gan cá. Trong hai loại này thì dầu gan cá có chứa lượng vitamin A cao nhưng lượng omega 3 lại thấp hơn so với dầu cá.
Mẹ bầu bổ sung quá nhiều vitamin A có thể khiến thai nhi bị dị tật, thế nên các bác sĩ thường khuyên mẹ không nên bổ sung quá nhiều vitamin A khi mang thai.
Vì vậy nếu uống dầu cá thì mẹ nên lựa chọn dầu cá chiết xuất từ mô thịt của cá, đây là loại dầu chứa nhiều axit béo omega 3 có lợi cho sự phát triển của con.
Omega 3 cho bà bầu loại nào tốt?
Omega 3 trong dầu cá còn giúp bổ sung DHA cho bà bầu vì DHA là một axit béo thuộc nhóm omega 3. Việc bổ sung đầy đủ DHA không chỉ giúp thai nhi phát triển não bộ và mắt tốt hơn mà còn giúp mẹ chống lại các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Vậy bà bầu nên uống omega 3 vào lúc nào? Não bộ của con hình thành ngay từ những tuần đầu tiên, vì thế mẹ nên bổ sung omega 3 ngay từ khi có dự định mang thai hoặc ngay khi biết mình mang bầu.
Tuy nhiên mẹ không nên tự ý uống omega 3 mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều lượng phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.
Nếu mẹ đã bổ sung đủ omega 3 qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày thì mẹ cũng có thể không cần uống thêm các viên uống bổ sung omega 3 nữa.
Mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Bổ sung dầu cá trong thai kỳ thế nào cho đúng?
Bà bầu ăn đồ nướng thế nào mới an toàn?
Những miếng thịt được ướp sốt đậm đà khi nướng lên thường tỏa ra mùi thơm rất hấp dẫn là món khoái khẩu của rất nhiều người, trong đó có cả các mẹ bầu.
Thế nhưng thịt nướng đôi khi không được nấu chín kỹ và điều này lại khiến mẹ bầu ngần ngại khi thưởng thức.
Vậy mẹ mang thai có được ăn đồ nướng hay không?
Mẹ có thể ăn đồ nướng an toàn nếu thực phẩm được nướng chín kỹ nhưng không quá cháy. Mẹ có thể chọc vào phần dày nhất của thịt để kiểm tra xem thịt đã được chín kỹ hay chưa bằng cách quan sát phần nước thịt chảy ra.
Nếu thịt đã chín thì phần nước thịt sẽ trong suốt, còn nếu thịt chưa chín thì nước thịt sẽ có màu đỏ. Đối với rau củ nướng, mẹ chọc vào rau củ thấy mềm là được.
Mẹ bầu 3 tháng đầu có nên ăn đồ nướng không?
Cũng liên quan đến đồ nướng, nhiều mẹ thường thắc mắc bà bầu có nên ăn bún chả hoặc bà bầu ăn bún thịt nướng được không?
Mẹ thường rất khó để có thể kiểm định được độ an toàn của các món ăn đường phố, vì thế nếu muốn ăn, mẹ có thể tự làm và thưởng thức tại nhà.
Trong trường hợp ăn tại các nhà hàng, quán xá bên ngoài, mẹ bầu chỉ nên ăn nếu biết chắc chắn thịt nướng hoặc chả đã được nấu chín hoàn toàn và chỉ nên ăn tại các quán ăn sạch sẽ, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để biết cách ăn đồ nướng phù hợp với bà bầu, mời mẹ tham khảo thông tin tại bài viết Bà bầu ăn đồ nướng thế nào mới an toàn?
Mẹ bầu có nên ăn gan khi mang thai?
Để trả lời cho các câu hỏi bầu 3 tháng đầu có nên ăn gan lợn, bà bầu có được ăn gan bò không hay bà bầu có được ăn gan gà không thì POH mời các mẹ tìm hiểu qua về một loại chất có chứa rất nhiều trong các loại gan động vật, đó là vitamin A.
Nếu mẹ bầu thiếu vitamin A thì cơ thể rất dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng xấu đến thị lực.
Tuy nhiên bổ sung quá nhiều vitamin A lại khiến con có nguy cơ bị dị tật từ trong bào thai, mà gan động vật lại là thực phẩm rất giàu vitamin A, thậm chí còn nhiều vitamin A hơn cả trứng và sữa.
Phụ nữ mang thai ăn gan lợn được không?
Vậy mẹ bầu ăn gan lợn có tốt không?
Vì gan lợn nói riêng và gan động vật nói chung đều chứa lượng vitamin A rất lớn nên các chuyên gia thường khuyến cáo các chị em không nên ăn gan động vật cũng như các sản phẩm làm từ gan như pate, xúc xích gan khi mang thai.
Thay vào đó, các mẹ nên bổ sung vitamin A bằng các loại củ, quả có màu vàng, đỏ, các loại rau xanh và thịt, cá, trứng, sữa,...
Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết Mẹ bầu có nên ăn gan khi mang thai?
Bà bầu có nên ăn cá ngừ?
Cá ngừ là một trong các loại cá bà bầu không nên ăn quá nhiều khi mang thai vì trong cá có thể có chứa thủy ngân và một số chất gây ô nhiễm môi trường như dioxin hay PCB.
Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều cá ngừ thì những chất này có thể tích tụ trong cơ thể và gây hại cho em bé.
Cá ngừ và một số loại cá biển khác có thể chứa nhiều chất có hại cho thai nhi.
Ngoài cá ngừ thì một số loại cá biển có dầu khác như cá thu, cá trích, cá mòi,... cũng là các loại cá mẹ nên hạn chế ăn trong thai kỳ.
Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn các loại cá biển tốt cho bà bầu như cá tuyết, cá chim, cá đuối, cá bơn,... hoặc các loại cá đồng, cá sông. Nhưng dù ăn loại cá nào, mẹ cũng nên chọn cá tươi, không có mùi ôi thiu và nấu chín trước khi ăn.
Nếu mẹ bầu vẫn thích ăn cá ngừ thì khẩu phần thế nào là an toàn và liệu cá ngừ đóng hộp có tốt hơn cá ngừ tươi hay không? Mời mẹ đọc bài viết Bà bầu có nên ăn cá ngừ? để biết câu trả lời nhé!
Bà bầu ăn sushi trong thai kỳ cần chú ý điều gì?
Mẹ bầu ăn sushi được không? Câu trả lời là có, mẹ bầu vẫn có thể thoải mái thưởng thức một vài loại sushi làm từ cá, hải sản được nấu chín và sushi chay được làm từ một số loại rau củ quả ví dụ như sushi bơ, sushi dưa leo hay cà rốt.
Bà bầu có được ăn cá hồi sống không?
Nếu mẹ bầu thèm sushi làm từ cá sống, mẹ chỉ nên ăn tại các nhà hàng thực hiện nghiêm ngặt các quy trình đông lạnh cá để tiêu diệt các loại giun sán kí sinh có trong cá sống chứ không nên ăn tại các quán ăn, nhà hàng không đông lạnh cá đúng cách trước khi làm sushi.
Vậy bà bầu ăn cá hồi sống có sao không?
Nếu cá hồi sống được xử lý đúng cách thì mẹ bầu sẽ không gặp vấn đề sức khỏe nào. Và ngược lại, nếu cá hồi chỉ được chuẩn bị một cách qua loa thì mẹ sẽ rất dễ bị nhiễm giun sán khiến sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng.
Để tìm hiểu thông tin về việc ăn sushi khi mang thai, mời mẹ đọc thêm bài viết Bà bầu ăn sushi trong thai kỳ cần chú ý điều gì?
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.
Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết.
Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!