Chế độ dinh dưỡng quyết định sức khoẻ của chúng ta. Và với mẹ bầu thì điều này còn quan trọng hơn.
Mang bầu mang đến cho mẹ những trải nghiệm tuyệt vời của thiên chức làm mẹ, nhưng cũng khiến mẹ lo lắng nhiều về việc mình nên ăn gì và không nên ăn gì mới tốt cho cả mẹ và con.
3 tháng đầu thai kỳ giống như khởi đầu của một hành trình quan trọng. Và những thực phẩm mẹ ăn sẽ quyết định rất nhiều đến sức khoẻ và sự phát triển của em bé trong bụng. Bên cạnh việc quan tâm đến bầu 3 tháng nên ăn gì thì mẹ cần biết có bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì để kịp “né” nhé!
Vậy có bầu kiêng ăn gì, có thai không nên ăn gì trong 3 tháng đầu, bà bầu 3 tháng không nên ăn gì… Mời ba mẹ tìm hiểu cùng POH!
MỤC LỤC
Tại sao bầu 3 tháng nên kiêng một số loại thực phẩm?
Những thực phẩm mẹ cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai
Mang thai 3 tháng đầu nên tránh ăn gì?
Tại sao bầu 3 tháng nên kiêng một số loại thực phẩm?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần kiêng một số loại đồ ăn và thức uống nhất định vì chúng gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Khi mang thai, nguy cơ mẹ bị ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh lý khác gây ra bởi thực phẩm sẽ cao hơn vì hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn bình thường.
Nếu mẹ bị ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ thì sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đối với cả bản thân và em bé. Trường hợp xấu nhất là sinh non, sảy thai và thai chết lưu.
Các loại vi khuẩn và ký sinh trùng như Listeria, Toxoplasma, Salmonella, E.coli có trong các thực phẩm không được sơ chế, chế biến và bảo quản đúng cách.
Chúng có thể xâm nhập vào nhau thai và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Và đôi khi mẹ không biết được điều đó vì không cảm nhận được các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Còn các bệnh lý gây ra bởi thực phẩm thì hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Vì thế mẹ không cần quá lo lắng và nghi ngờ mọi thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày của mình. Nhưng mẹ cần biết có bầu kiêng ăn gì để có một thai kỳ khỏe mạnh.
>> Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để con thông minh?
Những thực phẩm mẹ cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai
Khi mang thai, mẹ buộc phải lý trí để tránh ăn những món mà trước đây có thể mẹ rất thích ăn.
Vậy mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì, bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì, bầu 3 tháng nên tránh ăn gì, mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì về chế độ dinh dưỡng, bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh…?
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết hơn về những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Mang thai 3 tháng đầu nên tránh ăn gì?
1. Hải sản chứa nhiều thuỷ ngân
“Bầu 3 tháng ăn hải sản được không?” chẳng phải là thắc mắc của riêng ai. Và câu trả lời là ăn một cách có chọn lọc và có chừng mực mẹ nhé!
Bầu 3 tháng không nên ăn cá gì? Những loại cá bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn là cá kiếm, cá mập, cá thu vua (king mackerel) và cá nàng đào (tilefish).
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) khuyên phụ nữ có thai, chuẩn bị có thai, và đang cho con bú không ăn các loại cá này vì chúng có chứa hàm lượng cao thuỷ ngân.
Thuỷ ngân là chất hoá học độc hại, có thể làm suy giảm não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Khi đó, mẹ cũng sẽ xuất hiện triệu chứng bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu, và còn có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác.
Ngoài ra, FDA cũng khuyến cáo lượng ăn phù hợp mỗi tuần cho mẹ, cụ thể là không quá 170g cá thu đóng hộp để tránh nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân.
Hải sản có nguy cơ chứa thuỷ ngân gây nguy hiểm cho thai kỳ
Thêm một số lưu ý cụ thể hơn cho mẹ:
- Không ăn cá sống hoặc động vật có vỏ còn sống (ví dụ như hàu) khi mang thai vì có nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Còn tôm nấu sẵn bán ở siêu thị thì mẹ có thể ăn được. Thêm nữa, mẹ tránh ăn sushi chưa bảo quản đông vì món này có chứa giun sán ký sinh. Hầu hết sushi bán ở các cửa hàng có độ an toàn nhất định, nhưng nếu mẹ nghi ngờ thì tốt nhất là không nên ăn.
- Cá hồi hun khói được cho là món an toàn cho thai kỳ của mẹ vì quá trình sơ chế đã loại bỏ vi khuẩn listeria. Tuy nhiên, nếu cá hồi chưa được xử lý sạch hoặc bảo quản đông đúng cách thì vi khuẩn gây hại vẫn còn. Do đó, nếu muốn ăn cá hồi xông khói, mẹ cần mua ở cơ sở uy tín (ví dụ như siêu thị). Các loại cá xông khói khác, ví dụ cũng an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé nếu được chế biến và bảo quản đúng quy trình.
- Cá béo là các loại cá tốt cho bà bầu 3 tháng đầu vì chúng có chứa nguồn vitamin, khoáng chất và protein dồi dào. Người lớn được khuyến cáo ăn cá 2 lần/ tuần, trong đó có một bữa là cá béo (cá mòi, cá thu). Mẹ ăn cá béo 1 lần/ tuần và không ăn nhiều hơn vì cá béo có thể chứa các chất ô nhiễm độc hại.
- Các loại cá và động vật có vỏ khác (cá tráp, cá bơn, cá nhám góc) có thể chứa hàm lượng chất ô nhiễm tương tự như cá béo. Do vậy, mẹ cũng cần hạn chế tần suất ăn xuống còn 2 phần/ tuần.
- Các mập, cá kiếm và cá cờ xanh vì chúng có chứa lượng thuỷ ngân cao, gây hại cho sức khỏe.
2. Thịt bảo quản tủ lạnh và salad có thịt
Vi khuẩn Listeria có thể xâm nhập và làm hỏng các loại thịt bảo quản lạnh như thịt gà tây, giăm bông, xúc xích, thịt bò nướng. Nếu mẹ không làm chín các loại thịt này ở nhiệt độ trên 70 độ C trước khi ăn thì sẽ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tương tự, hải sản hun khói, dải thịt và salad có thịt bảo quản tủ lạnh cũng gây nguy hiểm nếu không được chế biến chín kỹ.
Các loại thịt và hải sản đóng hộp được bày bán trong các cửa hàng lớn, siêu thị có nguồn gốc rõ ràng có thể nằm trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu.
Tuy nhiên, các sản phẩm này có chứa hàm lượng natri cao. Vì vậy, đây không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho chế độ dinh dưỡng của mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Salad tuy ngon nhưng không “thân thiện” với thai kỳ của mẹ
3. Thịt động vật, thịt gia cầm, cá, trứng và động vật có vỏ còn sống hoặc chưa nấu chín kỹ
Thực phẩm sống và chưa được nấu chín kỹ tiềm ẩn hai nguy cơ lớn nhất, đó là vi khuẩn Salmonella và ký sinh Toxoplasma - cả hai đều có thể xâm nhập vào bào thai và gây những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ của em bé.
Để giảm thiểu nguy cơ, mẹ nên sắm một chiếc nhiệt kế thực phẩm và nấu chín thịt bò, thịt bê, thịt lợn và thịt cừu ở nhiệt độ trên 60 độ C. Cần đảm bảo thịt xay được nấu chín ở 70 độ C, thịt gia cầm đạt 70 độ C để an toàn hơn cho sức khỏe.
Với trứng, mẹ cần nấu cho đến khi lòng đỏ trứng đông lại. Và các món có chứa trứng, mẹ hãy nấu chín ở nhiệt độ 70 độ C.
Mẹ tránh ăn các món có nước sốt làm từ trứng sống như sốt mayonnaise tự làm tại nhà. Còn trong trường hợp muốn ăn những món cần có nguyên liệu là trứng sống thì mẹ cần dùng trứng đã qua tiệt trùng để đảm bảo sức khỏe.
Nếu mẹ đi ăn ở ngoài thì tất cả các món như thịt, trứng và hải sản đều phải được nấu chín kỹ, đồng thời tránh ăn nước sốt hoặc gia vị có nguy cơ không đảm bảo vệ sinh.
4. Rau mầm sống hoặc các sản phẩm sống chưa rửa sạch
Rau mầm sống nghe có vẻ như là sự lựa chọn hoàn hảo cho một chế độ ăn lành mạnh. Nhưng đây là một trong những loại rau bà bầu không được ăn. Nguyên nhân là vì trước khi rau mầm lớn lên, vi khuẩn đã xâm nhập vào hạt mầm qua kẽ nứt của hạt.
Và thông thường chúng ta không nấu rau mầm trước khi ăn mà thường ăn sống. Đó là cơ hội để vi khuẩn tấn công cơ thể.
Bà bầu không nên ăn rau gì? Bà bầu nên tránh ăn rau gì? Mẹ cần tránh ăn mầm cỏ linh lăng, cỏ bốn lá, củ cải, đậu xanh. Các loại rau mầm này thường có trong bánh mì kẹp và salad.
Toxoplasma cũng là một loại vi khuẩn tồn tại trong rau củ và trái cây chưa được rửa sạch. Để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, mẹ cần rửa rau củ và trái cây dưới vòi nước chảy trước khi đưa đi chế biến.
Ngoài ra, rau củ và trái cây bị bầm dập không nên được chế biến cho các bữa ăn vì chúng cũng chứa vi khuẩn Toxoplasma độc hại.
Rau mầm có nguy cơ chứa vi khuẩn nếu mẹ ăn sống
5. Phô mai chưa tiệt trùng
Phô mai mềm chưa qua tiệt trùng có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria. Do đó, nếu mẹ muốn đảm bảo sức khỏe thì cần chọn phô mai làm từ sữa đã tiệt trùng.
Các loại phô mai làm thủ công hoặc được nhập khẩu có thể không được tiệt trùng. Do đó, mẹ nên đọc kỹ thông tin có trên bao bì sản phẩm. Nếu phô mai đã qua tiệt trùng thì mẹ có thể yên tâm ăn.
6. Đu đủ xanh
Bầu 3 tháng đầu không nên ăn quả gì? Không thể không nhắc đến quả đu đủ xanh.
Đu đủ xanh góp mặt trong danh sách những loại trái cây không tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Đu đủ xanh có chứa mủ, khi mẹ bầu ăn vào sẽ khiến tử cung co thắt nhiều hơn và gây đau đớn.
Mủ trong trái đu đủ xanh có tác dụng như hai loại hóc - môn oxytocin và prostaglandin góp mặt trong quá trình bắt đầu chuyển dạ của mẹ bầu.
7. Thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa
Tác hại tiêu cực của chất béo chuyển hóa đối với sức khỏe con người đã được biết đến từ những năm 1990, nhưng mãi đến năm 2006 thì hàm lượng của nó mới được cập nhật trên bao bì dinh dưỡng của thực phẩm.
Hiện nay, chất béo chuyển hóa vẫn có trong một số sản phẩm như đồ ăn chiên rán, bơ thực vật, kem tạo bọt, bánh quy và bánh nướng.
Chất béo bão hoà không chỉ gây ảnh hưởng đến vóc dáng của mẹ mà quan trọng hơn còn gây những vấn đề tiêu cực cho sức khỏe của cả hai mẹ con.
8. Thực phẩm chứa đường hoá học
Bánh quy, bánh nướng, kẹo và kem rõ ràng là có chứa rất nhiều đường, nhưng đường còn có trong các thực phẩm khác nữa mà chúng ta thường không để ý đến, điển hình như bánh mì, thực phẩm đông lạnh, sốt salad, ngũ cốc đóng hộp.
Đường không những không có bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào mà còn làm tăng nguy cơ bị béo phì và tiểu đường.
Nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thì cơ thể mẹ sẽ không thể tiết đủ insulin để điều tiết lượng đường trong máu.
Mẹ bầu ơi, ăn đồ ngọt nhiều không tốt đâu ạ
9. Thức ăn nhiều muối
Thức ăn nhiều muối là “kẻ thù” của thai kỳ (đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ). Khi mang bầu, cơ thể mẹ có xu hướng bị phù nề và tích nước.
Nếu chế độ ăn có quá nhiều muối sẽ khiến tình trạng này thêm trầm trọng. Ngoài việc tránh ăn đồ ăn nhanh và chế biến sẵn, mẹ bầu cần hạn chế lượng muối hấp thụ vào cơ thể ở mức 2300g mỗi ngày.
Đồ ăn nhiều muối là thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng đầu. Và dưới đây là những món mẹ cần loại ra khỏi danh sách các món ăn trong thai kỳ:
9.1 Đồ ăn đông lạnh
Muối là nguyên liệu được dùng nhiều trong khâu bảo quản thực phẩm. Do đó, không thể tránh khỏi việc đồ ăn được bảo quản lạnh có chứa muối.
Có những món chứa đến 1000mg muối, thực sự không hề có lợi cho sức khỏe khi mẹ ăn vào. Trước khi quyết định sử dụng đồ ăn đông lạnh, mẹ cần đảm bảo lượng muối có trong đó ít hơn 500mg.
9.2 Thức ăn và đồ ăn vặt
Bánh quy giòn, thịt chế biến sẵn, phô mai, trái cây thái sẵn đều là những thực phẩm bà bầu không nên ăn. Chúng đều chứa trên 800mg muối, nitrat và đường trong mỗi khẩu phần.
Vì vậy, nếu cơn thèm ăn vặt ghé thăm thì mẹ có thể thay thế bằng các loại hạt hoặc tự tay làm đồ ăn tại nhà. Như vậy sẽ lành mạnh hơn mẹ ạ!
9.3 Súp
Mỗi hộp canh súp chế biến sẵn có chứa khoảng 900 mg muối. Do vậy, hãy hạn chế những món này dù có ngon đến đâu vì mẹ không kiểm soát được lượng muối có trong món mình ăn.
10. Bánh mì và bánh cuộn
Bánh mì thường không có vị mặn, nhưng thực tế thì nguyên liệu làm bánh mì không thể không có muối vì nó làm tăng hương vị. Còn mỗi chiếc bánh cuộn thì chứa đến hơn 400mg muối, bánh cuộn phô mai thì có lượng muối gấp đôi.
Có thai không nên uống nước gì?
1. Sữa và nước ép chưa tiệt trùng
Sữa và nước ép mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ bầu. Nhưng khi những loại nước uống này chưa được tiệt trùng và không đảm bảo an toàn thì mẹ nên cân nhắc lại nhé!
Vấn đề đáng lo nhất là bệnh listeriosis - một loại bệnh gây ra bởi vi khuẩn listeria rất nguy hiểm đối với thai nhi trong bụng mẹ. Hệ miễn dịch của mẹ bầu cũng yếu hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh cũng cao hơn.
Vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể tồn tại trong sữa chưa tiệt trùng và các chế phẩm từ sữa, nước ép chưa tiệt trùng và các loại thực phẩm, sau đó tiếp tục sinh sôi ngay cả khi thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh. Đó là lý do mẹ nên tránh hoàn toàn các loại đồ uống này khi có em bé.
Sữa chưa tiệt trùng chứa nhiều vi khuẩn gây hại lắm mẹ ạ
2. Nước soda và đồ uống có đường
Một lon cô ca 340ml có chứa đến 27g đường, tương đương với 7 thìa cà phê. Ngoài ra, các loại thức uống đóng chai khác cũng không hề lành mạnh hơn chút nào. Mỗi lon trà lạnh, nước ép, nước chanh đều chứa từ 20g đến 35g đường.
Vì vậy, mẹ hạn chế hoặc “cai” trong cả thai kỳ thì càng tốt hơn nhé. Thay vào đó, mẹ nên uống nước, sữa và nước ép rau củ/ trái cây nguyên chất. Nếu mẹ thấy hơi chán nước lọc thì có thể làm mới thức uống này với vài lát dưa chuột hoặc lát chanh thái mỏng.
3. Nước uống tăng lực và cà phê nặng độ
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ nhiều nhất 200mg cà phê để đảm bảo an toàn.
Chất kích thích không chỉ có trong nước uống tăng lực hay cà phê mà còn được pha lẫn trong các loại đồ ăn, thức uống khác. Vì thế, mẹ không nên lạm dụng quá nhiều các loại nước uống không lành mạnh này.
Hãy hạn chế uống các loại nước uống tăng lực trong suốt thời kỳ mang thai để tránh nguy cơ bị tăng huyết áp và tim đập bất thường.
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?
Ngoài những lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cũng cần để ý đến những việc khác để thai kỳ khỏe mạnh. POH xin gửi đến mẹ một số lưu ý như sau:
- Đi khám thai định kỳ
- Vận động nhẹ nhàng
- Bổ sung thêm kiến thức về thai kỳ
- Không hút thuốc lá
- Tránh căng thẳng và làm việc quá sức
- Không tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----