5 kinh nghiệm nuôi con giúp trẻ phát triển tiềm năng trí tuệ

đăng bởi Tiên Tiên

Nuôi dạy con khỏe mạnh, thông minh thật ra không quá khó như ba mẹ hay nghĩ. Cách nuôi dạy con thông minh từ nhỏ cũng không phải là cố gắng nhồi nhét kiến thức cho em bé. Vậy bí quyết để nuôi con thông minh là gì? Hãy cùng tìm hiểu 5 kinh nghiệm nuôi dạy con cực kỳ đơn giản dưới đây ba mẹ nhé!

Không phải cứ ba mẹ thiên tài thì con mới thông minh, chỉ cần ba mẹ yêu thương quan tâm trẻ là đủ. Dưới đây là những bí quyết giúp trẻ phát triển tiềm năng trí tuệ, mời ba mẹ cùng tham khảo.

Gắn kết với con yêu

Bộ não được thiết lập để tìm kiếm sự an toàn. Nếu bộ não không cảm thấy an toàn thì nó không thể học được (theo biên tập Tracy Cutchlow của cuốn “Brain Rules for Baby”, tạm dịch “Những nguyên tắc cơ bản của bộ não trẻ em”). Chính vì vậy muốn trẻ phát triển trước tiên phải để con cảm nhận được sự an toàn.

Một số cách để tạo dựng cảm giác an toàn cho trẻ là tiếp xúc da kề da, nhìn vào mắt con trìu mến, mát-xa cho bé, thay quần áo và trò chuyện cùng con.

Da kề da giúp con cảm thấy an toàn

Da kề da giúp con cảm thấy an toàn

Việc tạo cảm giác an toàn cho trẻ khá khó khăn với những phụ huynh lần đầu làm cha mẹ và đang phải chiến đấu với mất ngủ, ít tiếp xúc với bên ngoài và những công việc không tên. Nhưng sự gắn kết mạnh mẽ giữa cha mẹ với em bé chính là cách tốt nhất để con cảm thấy an toàn.

Tác giả Cutchlow đưa ra gợi ý mẹ viết ra các công việc vặt và chia việc với bố để được hỗ trợ.

Nếu mẹ vô tình buông ra những lời không hay trước mặt bé thì cũng đừng quá lo lắng, mẹ chỉ cần khôi phục lại cảm giác an toàn bằng cách duy trì nét mặt và thái độ phù hợp. Em bé lúc này chưa hiểu lời nói nhưng con lại bị ảnh hưởng bởi cảm xúc giữa cha mẹ.

Kể chuyện hàng ngày của mẹ

Các chuyên gia khuyên mẹ nên nói chuyện nhiều với bé. Chuyên gia phát triển trí não từ sớm và tác giả cuốn sách “Bright From the Start”, chia sẻ: “Bộ não là một cơ quan tìm kiếm các mô hình để học theo. Càng nghe nhiều các mẫu ngôn ngữ việc học ngôn ngữ càng dễ dàng hơn.”

Các mẹ nên kể lại một ngày của mình với con. Các suy nghĩ chạy trong đầu mẹ cả ngày và mặc dù không phải lúc nào mẹ cũng muốn nói ra thành lời nhưng việc phát âm dòng thông tin ổn định này thực sự giúp tăng cường trí não của bé.

Đến khoảng 3 tuổi, những em bé được nói chuyện cùng thường xuyên có chỉ số IQ cao hơn 1,5 lần so với những trẻ cùng trang lứa. Đến khi học tiêu học, kỹ năng đọc, đánh vần và viết của các bé này cùng vượt trội hơn hẳn.

Vậy phải làm sao để mẹ xây dựng nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ như vậy? Có ba chìa khóa mẹ cần nhớ: số lượng từ, sự đa dạng và phức tạp của từ và cách mẹ nói những từ đó. 

Bằng cách tường thuật lại một ngày của mẹ, mẹ sẽ tự nhiên sử dụng tất cả các yếu tố đó. Và bằng cách sử dụng các mô tả như "xe hơi đỏ" và "cà phê cực kỳ mạnh", mẹ sẽ tăng thêm vốn từ vựng mà bé được tiếp xúc.

Giọng điệu của mẹ cũng rất quan trọng. Khi nói chuyện với trẻ ba mẹ thường nâng tông giọng và nhấn mạnh vào các từ, và đó là cách tốt giúp trẻ học ngôn ngữ vì mỗi nguyên âm có vẻ khác biệt hơn một chút. Âm sắc giúp trẻ sơ sinh phân loại âm thanh và dễ dàng bắt chước.

Một số chuyên gia cho rằng ba mẹ sẽ ít nói hơn nếu trẻ chưa thể bập bẹ đáp lại, nhưng đừng quá quan tâm đến sự yên lặng của bé. Điều mẹ cần chú ý là những lợi ích mà con sẽ nhận được khi mẹ nói chuyện nhiều với con.

Tận dụng thời gian nhìn vào mắt con

Hành động đơn giản nhìn vào mắt trẻ một cách trìu mến cũng giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé.

Sự phát triển thị giác của trẻ

Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bắt đầu nhận ra nét mặt của cha mẹ sau 3 hoặc 4 tháng tuổi và không dừng lại ở đó. Khoảng 5 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể hiểu được cảm xúc trên khuôn mặt của một người xa lạ - và từ 7 đến 9 tháng tuổi, em bé có thể đọc được cảm xúc từ khuôn mặt của chó và khỉ.

Phó giáo sư tiến sĩ tâm lý học và khoa học thần kinh Ross Flom, tại Đại học Brigham Young ở Provo, Utah chia sẻ: Cảm xúc là một trong những cách đầu tiên em bé giao tiếp với cha mẹ.

Và việc đọc được biểu cảm trên khuôn mặt là nền tảng của các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ mạnh mẽ, giúp bé tổng hợp để làm việc nhóm tốt hơn, ít xảy ra tranh cãi hơn và có những mối quan hệ lâu dài mạnh mẽ hơn khi trưởng thành.

Tracy Cutchlow - biên tập của cuốn sách “Brain Rules for Baby” cho biết: Mặc dù mẹ không có quá nhiều thời gian để đối mặt với trẻ nhưng hãy theo dõi các dấu hiệu để nhận ra khi nào trẻ trẻ bị kích thích quá mức.

Vì bộ não con cũng cần nghỉ ngơi, nên khi chăm chú nhìn vào mặt mẹ quá nhiều con sẽ cảm thấy mệt mỏi. Biểu hiện của trẻ lúc này là nhìn đi chỗ khác, trông con có vẻ buồn ngủ, dụi mắt hoặc quấy khóc. Đây là lúc mẹ nên cho trẻ thời gian để xử lý những gì con đã học được.

Ba mẹ hiểu em bé sơ sinh như thế nào?

Giảm thời gian hạn chế vận động 

Trẻ em ngà nay dành quá nhiều thời gian ngồi trên xe đẩy, ghế ngồi ô tô… Điều này làm hạn chế chuyển động của bé. Nhiều ba mẹ đặt con ngồi trên ghế cả ngày một cách không cần thiết. Và vấn đề đặt ra ở đây là hạn chế tối đa thời gian trẻ phải ngồi trên xe và các loại ghế.

Lý do là vì em bé cần có khả năng đáp ứng tự do với các kích thích xung quanh. Để đạt được điều này em bé cần được tự do di chuyển và nhìn về các hướng. Con cần dựa vào những kích thích và các tín hiệu mà bé nhận được từ mắt và tai để học cách phản ứng lại với môi trường.

Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của hệ thống chú ý được hình thành từ rất sớm của em bé. Nó tạo tiền đề cho khả năng tập trung mạnh mẽ hơn.

Chỉ tay 

Nghiên cứu cho thấy trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn nếu mẹ chỉ vào một vật trong khi nói từ đó.

Lúc đầu, bé sẽ nhìn mẹ khi mẹ chỉ. Khi em bé lớn hơn, em bé sẽ nhìn vào ngón tay trỏ của mẹ. Đến khoảng 9 tháng tuổi, hầu hết các bé bắt đầu nhìn theo ngón tay trỏ của mẹ và chú ý đến những gì mẹ đang chỉ vào (theo giáo sư tâm lý học BYU Ross Flom)

Vào khoảng 9 hoặc 10 tháng tuổi, các bé sẽ bắt đầu mang đồ vật đến cho mẹ xem. Sự tương tác chia sẻ này được gọi là "sự chú ý chung." Điều đó có nghĩa là em bé đang phát triển khả năng liên quan đến mẹ về điều gì đó ngoài mẹ và bé.

Cha mẹ có thể làm gì để xây dựng kỹ năng này? Ba mẹ nên tiếp tục chỉ về đồ vật và gọi tên cho bé nghe. Em bé có thể chưa hiểu những lời mẹ nói, nhưng giao tiếp của mẹ với bé sẽ dần trở nên phức tạp hơn.

Ví dụ mẹ có thể đi đến sở thú, chỉ vào một chú gấu và mô tả cho con nghe. Hành động này giúp thúc đẩy sự phát triển xã hội, nhận thức và ngôn ngữ.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo