Khi trẻ vận động nhiều hơn, đôi bàn chân bé cũng phải chịu thêm nhiều áp lực để “tiếp sức” cho quá trình khám phá những điều mới mẻ. Để mỗi giây phút học tập của con được an toàn và vui vẻ hơn, mẹ hãy bỏ túi những bí quyết để bảo vệ đôi bàn chân bé bỏng ấy nhé.
Bàn chân em bé phát triển như thế nào?
Khi chào đời, xương bàn chân của trẻ được cấu tạo từ sụn mềm và bắt đầu cứng cáp hơn theo thời gian. Đến tuổi vị thành niên, bàn chân trẻ mới phát triển hoàn chỉnh và trở nên khỏe khoắn hơn.
Ban đầu, hình bàn chân em bé hơi mỏng và phẳng, nhưng hình dáng sẽ phát triển rõ nét hơn khi được 2 tuổi.
Hình dáng bàn chân bé sẽ dần rõ nét hơn khi con lớn lên
Trẻ sẽ được thừa hưởng những đặc điểm từ bàn chân của ba và mẹ. Hình bàn chân em bé sẽ thuộc một trong 3 hình dáng cơ bản sau:
- Bàn chân thon: ngón cái là ngón lớn nhất.
- Bàn chân tròn: ngón thứ hai và thứ ba dài hơn ngón cái.
- Bàn chân vuông: tất cả các ngón có độ dài bằng nhau.
Cách chăm sóc bàn chân em bé
Mẹ hãy để bàn chân bé phát triển một cách tự nhiên nhất. Hãy để con đi chân đất mỗi ngày để rèn luyện các cơ ở bàn chân. Ngoài ra, hãy khuyến khích trẻ uốn dẻo và kéo căng chân thường xuyên.
Tất ngắn hoặc quần bó chất liệu cotton vừa giúp trẻ giữ ấm, vừa giúp trẻ thuận tiện trong các hoạt động thường ngày. Mẹ nên lựa chọn kích cỡ vừa vặn với chân trẻ vì quần lỏng khiến trẻ khó di chuyển còn quần chật lại cản trở sự phát triển của chân. Ngay cả khi con chưa đi được thì mẹ vẫn cần đảm bảo mặc quần rộng vừa đủ để bàn chân hoạt động thoải mái.
Giường và quần áo ngủ cũng phải đảm bảo có nhiều không gian để bàn chân di chuyển dễ dàng khi ngủ. Nếu mặc đồ ngủ quá chật, con sẽ không thể cử động thoải mái, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất.
Mẹ nên vệ sinh thân thể thường xuyên cho con, đặc biệt là rửa chân thật sạch và lau khô các kẽ ngón chân. Ngoài ra, móng chân cũng cần được bấm tỉa thường xuyên, không để mọc quá dài. Phấn rôm sẽ giúp bàn chân của con luôn khô thoáng và khỏe mạnh.
Khi nào mẹ nên cho con đi giày?
Dù cho hồi hộp đến cỡ nào thì mẹ cũng không nên nóng vội mua đôi giày đầu tiên cho con. Trẻ sẽ chỉ cần đến giày khi đã đi vững và tự tin vào bước chân của mình.
Khi con tập đi, hãy để con đi chân đất trong nhà và đảm bảo sàn nhà sạch sẽ. Điều này hỗ trợ trẻ phát triển sức mạnh của bàn chân em bé một cách tốt nhất. Vì vậy mẹ hãy để việc chọn giày cho bé lại cho đến khi bé đi thành thạo nhé!
Cách chọn giày cho bé
Mẹ nên chọn những đôi giày có chất liệu da mềm, có đệm lót ở mắt cá chân, đế mềm, dẻo và chống trượt. Ngoài ra, hãy ưu tiên những đôi có quai và dây buộc để giữ giày chắc chắn và chân đi không bị trượt.
Một đôi giày tốt còn phải đảm bảo vừa vặn với chân của trẻ, vì vậy ba mẹ cần chú trọng cách chọn size giày cho bé. Mẹ có thể ghé mua các cửa hàng có thợ đóng giày để đảm bảo chọn đúng kích cỡ giày cho con. Hãy nhớ mua giày có chiều dài nhỉnh hơn 1cm so với kích cỡ bàn chân để đảm bảo con di chuyển mà không bị đau chân.
Bàn chân của con sẽ phát triển nhanh chóng; do đó, mẹ hãy kiểm tra theo lịch trình mỗi 6-8 tuần để nắm được các thông số. Mỗi năm, bàn chân của trẻ dưới 4 tuổi tăng thêm 2 cỡ, và từ 4 tuổi trở đi thì tăng thêm 1 cỡ.
Giày góp phần định hình bàn chân của trẻ, do đó, mẹ hãy thật cẩn thận trong việc chọn giày cho bé, lựa chọn chất liệu và kích thước cho đôi giày của con.
Những vấn đề về bàn chân của trẻ
Những hoạt động vui chơi, học tập hằng ngày có thể khiến đôi chân bị quá tải và gặp các vấn đề ở mức độ từ cơ bản đến nghiêm trọng. Mẹ hãy thường xuyên kiểm tra chân để xem con có mắc các vấn đề dưới đây hay không:
Trẻ bị rộp da chân
Hiện tượng phồng rộp da chân thường xảy ra khi trẻ đi giày mới hoặc giày không vừa vặn với chân. Nếu trẻ bị rộp bàn chân, mẹ nên kiểm tra lại kích cỡ của chân con để điều chỉnh cỡ giày.
Trẻ bị rộp da chân
Ngoài ra, mẹ nên cởi giày và tất để vết phồng rộp khô lại. Mẹ tuyệt đối không nên nặn để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu phần rộp đã xẹp, mẹ hãy quấn băng cá nhân hoặc lớp vải khô đã khử trùng để bảo vệ vết thương.
Móng chân mọc ngược
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là móng chân mọc bất thường, đâm vào vùng thịt xung quanh. Vùng da xung quanh sẽ sưng đỏ và trẻ sẽ thấy đau ngón chân. Ngay từ ban đầu, mẹ hãy cẩn thận hơn trong việc cắt móng chân cho con để ngăn tình trạng mọc ngược.
Trẻ bị móng chân mọc ngược
Thay vì cắt theo hình vòng cung, mẹ nên cắt theo đường thẳng và có thể dùng thêm bấm móng tay nếu cần. Nếu tình trạng của trẻ càng nghiêm trọng hơn thì mẹ hãy nhờ bác sĩ hoặc nhân viên y tế kiểm tra.
Trẻ bị nấm da chân
Nấm da chân là một bệnh lý do nấm gây ra với các dấu hiệu là mẩn đỏ, ngứa rát và ẩm ướt giữa các ngón chân. Hiện tượng trẻ bị nấm khá hiếm gặp ở trẻ, nhưng sẽ xảy ra nếu mẹ cho trẻ bơi quá nhiều. Nguyên nhân là do nấm phát triển mạnh ở những khu vực ấm và ẩm ướt như vòi hoa sen và phòng thay đồ.
Trẻ bị nấm da chân
Mẹ hãy giúp trẻ ngăn ngừa bệnh nấm da bằng cách cho trẻ đi bít tất có chất liệu cotton, lau khô chân sau khi bơi và tắm. Thêm vào đó, các loại thuốc bôi có thể giúp tình trạng của trẻ thuyên giảm nhanh hơn. Các dược sĩ tại các quầy thuốc sẽ tư vấn giúp mẹ loại thuốc chữa trị nấm chân ở trẻ em phù hợp với độ tuổi của con.
Bé bị mụn cóc ở chân
Nhiều bé bị mụn cóc ở tay nhưng đôi khi con cũng xuất hiện mụn cóc ở chân. Biểu hiện của bệnh lý này là bé bị nổi mụn cóc nhỏ, thường có đốm đen ở trung tâm và mọc ở lòng bàn chân. Tình trạng này sẽ dần biến mất khi trẻ trong vòng 2 năm đầu đời.
Mụn có ở da chân trẻ
Nếu trẻ bị mụn cóc ở chân và cảm thấy đau nhức, mẹ hãy sử dụng acid salicylic để điều trị. Loại thuốc này có bán ở hầu hết các quầy thuốc và mẹ có thể tìm mua bất cứ lúc nào.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh lý nhẹ gây ra bởi vi-rút và không phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ là tay, chân, miệng của trẻ xuất hiện những nốt nhỏ và dễ bị phồng rộp. Vùng phát ban có thể lan ra cánh tay và chân, đôi khi còn xuất hiện ở cả vùng bẹn.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thỉnh thoảng xuất hiện kèm các triệu chứng như sốt nhẹ, đau bụng hoặc ho khan và sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay, chân, miệng nặng, ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Các vấn đề phát triển của bàn chân
Các vấn đề về phát triển có xác suất xảy ra thấp hơn so với các bệnh lý nhẹ ở trên. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cẩn thận trong việc chẩn đoán và điều trị cho con. Do đó, nếu trẻ gặp các vấn đề phát triển thì mẹ hãy kịp thời nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ và nhân viên y tế. Nếu cần thiết, mẹ có thể tìm gặp chuyên gia trị liệu về chân để thăm khám cho con.
Dưới đây là các vấn đề phát triển thường gặp nhất ở trẻ:
- Bàn chân bẹt. Đây là vấn đề xảy ra với nhiều trẻ mới biết đi. Nguyên nhân một phần đến từ dáng đi và một phần do chân trẻ có nhiều thịt hơn chân người lớn. Khi trẻ lên 5, vòm bàn chân sẽ phát triển tự nhiên hơn.
- Chân chòe - chậm chụm. Khi bước đi, bàn chân của trẻ có xu hướng hướng vào trong hoặc xòe sang hai bên. Khi trẻ tự tin hơn với bước đi của mình, những vấn đề này sẽ dần biến mất. Trong đa số các trường hợp, bàn chân của trẻ sẽ trở nên bình thường khi được 8-9 tuổi.
- Đi nhón. Trẻ tiếp đất bằng các ngón chân thay vì cả lòng bàn chân. Đây là điều thường thấy ở trẻ mới biết đi và sẽ tự khỏi khi trẻ được 3 tuổi trở lên. Nếu sau độ tuổi này mà trẻ vẫn đi nhón thì mẹ nên cho trẻ đi thăm khám.
- Chân khoèo. Đây là hiện tượng bẩm sinh, mũi của một hoặc cả hai chân đều co lại và hướng vào trong. Tỉ lệ mắc tật này ở trẻ là 1/1000. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân và đang nghiên cứu tác động của các yếu tố di truyền. Các phương pháp điều trị thường được tiến hành sau sinh và thường bao gồm vật lý trị liệu với các bài tập vận động nhẹ nhàng để chân trở lại hình dạng bình thường.
Nguồn: Babycentre