Xét nghiệm máu trong tam cá nguyệt đầu tiên

đăng bởi Tiên Tiên

Mẹ bầu sẽ được bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Khi thực hiện xét nghiệm này các mẹ không cần nhịn ăn, vẫn ăn uống bình thường sẽ không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Vậy xét nghiệm máu trong thai kỳ kiểm tra những vấn đề gì? Mời ba mẹ tìm hiểu với bài viết sau.

Nhóm máu, yếu tố Rh và sàng lọc kháng thể

Trong lần khám thai đầu tiên của mẹ, bác sĩ sẽ kiểm tra máu của mẹ để xác định đó là nhóm O, A, B hay AB, và xác định yếu tố Rh.

Nếu là Rh- , mẹ sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh ít nhất một lần trong khi mang thai và một lần khác sau khi mẹ sinh nếu em bé thuộc Rh+.

 xet-nghiem-mau-trong-tam-ca-nguyet-dau-tien Kiểm tra nhóm máu và yếu tố Rh để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

Mũi tiêm này sẽ bảo vệ mẹ khỏi việc phát triển các kháng thể có thể gây nguy hiểm trong lần mang thai này hoặc trong các lần mang thai sau này.

Mời ba mẹ tham khảo:

(Lưu ý: Nếu bố của em bé cũng có yếu tố Rh- và em bé cũng vậy, mẹ sẽ không cần tiêm.)

Máu của mẹ cũng sẽ được kiểm tra các kháng thể Rh, cũng như một số kháng thể khác có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ.

Xét nghiệm máu toàn phần

Xét nghiệm máu toàn phần sẽ cho bác sĩ biết nếu mẹ có quá ít huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu (dấu hiệu thiếu máu) và liệu đó có phải là kết quả của tình trạng thiếu sắt hay không.

Nếu mẹ bị thiếu sắt, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ bổ sung sắt và ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như thịt nạc.

Xét nghiệm cũng có thể biết số lượng tiểu cầu và bạch cầu của mẹ. (Số lượng tế bào bạch cầu tăng cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.)

Miễn dịch Rubella (sởi Đức)

Xét nghiệm này được gọi là miễn dịch rubella, kiểm tra mức độ kháng thể đối với virus rubella trong máu của mẹ để xem mẹ có miễn dịch hay không. Hầu hết các mẹ đều miễn dịch với rubella, vì các mẹ đã được tiêm phòng hoặc mắc bệnh khi còn nhỏ.

Khi mang thai, virus rubella có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu, cũng như một loạt các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ của mẹ khi nhiễm virus. 

Vì vậy, nếu mẹ không miễn dịch, tốt nhất là mẹ nên tránh những ai bị nhiễm virus và từ bỏ việc đi du lịch nước ngoài, nơi mà bệnh vẫn còn phổ biến.

Mặc dù mẹ không thể tiêm vắc-xin khi đang mang thai, mẹ nên tiêm vắc-xin sau khi sinh để bảo vệ việc mang thai trong tương lai.

Xét nghiệm viêm gan B

Nhiều mẹ mắc bệnh này không có triệu chứng và vô tình có thể di truyền cho em bé khi chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Xét nghiệm này sẽ tiết lộ liệu mẹ có phải là người mang mầm bệnh viêm gan B hay không.

Nếu mẹ mắc, bác sĩ sẽ bảo vệ em bé của mẹ bằng cách tiêm cho bé globulin miễn dịch viêm gan B cũng như mũi tiêm vắc-xin viêm gan B đầu tiên trong vòng 12 giờ sau khi sinh. (Em bé sẽ tiêm mũi thứ hai sau 1 hoặc 2 tháng và lần thứ ba sau 6 tháng.) Tất cả các thành viên trong gia đình mẹ nên được xét nghiệm và tiêm phòng nếu mẹ là người mang mầm bệnh.

Sàng lọc giang mai

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục tương đối hiếm ngày nay, nhưng tất cả mẹ bầu nên được kiểm tra vì nếu mẹ mắc bệnh giang mai và không điều trị, cả mẹ và em bé đều có thể phát triển các vấn đề nghiêm trọng.

Trong trường hợp không chắc là mẹ dương tính, mẹ sẽ được dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Xét nghiệm HIV

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, Đại hội Bác sĩ sản khoa Hoa Kỳ và một loạt các tổ chức khác khuyến nghị tất cả mẹ bầu nên được kiểm tra virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây ra bệnh AIDS. Nếu mẹ có xét nghiệm dương tính với HIV, mẹ và em bé của mẹ có thể được điều trị giúp duy trì sức khỏe của mẹ và giảm đáng kể khả năng em bé bị nhiễm virus.

Xét nghiệm máu khác

Nếu mẹ không chắc mình đã từng bị thủy đậu hay đã được tiêm vắc-xin, mẹ có thể được kiểm tra xem mẹ có miễn dịch hay không. Nếu mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, xét nghiệm dung nạp có thể được thực hiện trong lần khám đầu tiên.

Ngoài ra, tất cả các mẹ nên được đề nghị sàng lọc trong tam cá nguyệt đầu tiên hội chứng Down và một số bất thường nhiễm sắc thể khác. Điều này thường liên quan đến xét nghiệm máu cũng như siêu âm để đo nếp nhăn của bé.

Bác sĩ chăm sóc của mẹ có thể đề nghị một số xét nghiệm máu khác cho các rối loạn di truyền, phụ thuộc vào quyết định của mẹ. Một số xét nghiệm, như xét nghiệm xác định xem mẹ có phải là người mang bệnh xơ nang hay không, có thể được cung cấp cho mẹ ngay cả khi mẹ không thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Bác sĩ thường hẹn đến lần khám thai sau để thảo luận về kết quả của mẹ nếu mẹ không có vấn đề hoặc yêu cầu gì thêm.

Nguồn: Babycenter 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti