Vai trò của bố trong việc nuôi con bằng sữa mẹ

đăng bởi Nguyễn Khải

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Những lợi ích cho bé

Sữa mẹ là hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp con phát triển bảo vệ sức khỏe của bé. Trẻ không bú sữa mẹ có thể dễ bị nhiễm trùng ngực, viêm tai giữa và dễ bị ốm.

Cho con bú ít nhất ba tháng đầu sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ trong năm đầu đời. Cho dù mẹ chỉ nuôi con bằng sữa mẹ trong vài tuần đầu tiên thì điều này vẫn cực kỳ tốt cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý rằng cho con bú càng lâu càng tốt cho con.

Sữa mẹ đem đến nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ.

Bộ Y tế khuyên các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho con bú trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm. Thậm chí mẹ có thể kéo dài thời gian bú tới một đến hai tuổi.

Cũng có nghiên cứu cho thấy rằng những em bé không bú sữa mẹ có nguy cơ béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường cao hơn khi trưởng thành.

Nếu mẹ nuôi con bằng sữa bột cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Mẹ có thể giúp giảm các nguy cơ bằng cách tạo thói quen tốt kể từ khi bắt đầu ăn dặm, ăn đầy đủ cân bằng 4 nhóm chất, ăn nhiều rau xanh...

Những lợi ích tuyệt vời khác khi nuôi con bằng sữa mẹ là:

  • Sữa mẹ sạch và hoàn toàn tự nhiên
  • Trẻ bú mẹ trực tiếp không cần phải khử trùng và rửa bất kỳ chai hay bình nào.
  • Con hiếm khi bị táo bón hơn so với khi ăn sữa công thức, điều đó có nghĩa là bé tiêu hóa dễ dàng và ổn định hơn.

Những lợi ích cho mẹ

Cho con bú tốt cho sức khỏe của con và đồng thời bảo vệ sức khỏe lâu dài của mẹ. Mẹ cho con bú càng lâu, lợi ích càng lớn. Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Ung thư vú
  • Ung thư buồng trứng
  • Xương yếu (loãng xương)
  • Bệnh tim
  • Béo phì

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách để mẹ và con gắn kết với nhau. Khi con bú oxytocin, hay còn được gọi là hormone tình yêu trong cơ thể mẹ được giải phòng. Sự ấm áp và gần gũi mà mẹ cảm thấy khi cho ăn có thể giúp hạn chế trầm cảm sau sinh (PND).

Mặc dù khi nuôi con bằng sữa mẹ, hầu như chỉ có mẹ mới có thể cho bé ăn nhưng bố vẫn có nhiều cách để gắn kết với con yêu. 

Làm sao khi bố cảm thấy bị bỏ rơi khi mẹ cho con bú?

Nhiều ông bố sẽ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không được gần gũi với con như mẹ. Nhưng thực ra con cũng rất cần gắn kết với bố. Có nhiều cách bố để bố có một mối quan hệ đặc biệt không kém với con.

Việc cho bé ăn sẽ có tác dụng gắn kết rất lớn nhưng dành thời gian cho con cũng rất quan trọng. Cố gắng tiếp xúc da kề da với con để xây dựng mối quan hệ thân thiết. Ôm bé và để con tiếp xúc với ngực trần của bố sẽ mang lại cho bố và bé cảm giác hạnh phúc do tăng oxytocin như khi mẹ cho con bú vậy.

Nếu không biết nói gì với con bố hãy trò chuyện với bé nhẹ nhàng về ngày hôm nay thế nào. Hãy đưa mặt con lại gần vì trẻ sơ sinh không thể nhìn xa hơn khoảng 20cm khi mới chào đời và con cũng khó giao tiếp bằng mắt ở khoảng cách xa.

Con sẽ không hiểu những gì bố nói, nhưng con sẽ thích âm thanh giọng nói của bố. Con có thể nhận ra giọng nói quen thuộc của bố từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

Nhờ có bố chơi với con mẹ sẽ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, đặc biệt là trong những ngày đầu, khi con dường như cần ăn mọi lúc. Sau khi cho ăn, mẹ có thể để bố ôm con. Trong vòng tay của bố trẻ sẽ không bị phân tâm tìm ngực như khi mẹ ôm. Và thế là trẻ ngoan ngoãn ngủ ổn định trên ngực bố.

Thời gian mà bố dành cho con cũng khiến mẹ có cảm giác được chia sẻ nhiều hơn. Quan hệ của bố mẹ và cũng sẽ thân thiết và tình cảm hơn nhiều.

Nhiều người mới làm cha đã cảm thấy bị ra rìa vì sự gần gũi giữa mẹ và bé khi mẹ cho con bú. Đây là một phản ứng phổ biến và khá bình thường. Nếu bố tích cực ở gần hai mẹ con, bố sẽ không còn có cảm giác bực bội vì bị bỏ rơi nữa.

Làm sao để bố có thể tham gia vào việc nuôi con bằng sữa mẹ?

Hãy ủng hộ và quan tâm đến mẹ trong khi mẹ đang cho con bú, đặc biệt là lúc đầu khi mẹ còn chưa quen vì chăm sóc một em bé sơ sinh thực sự không dễ dàng.

Đây là lúc bố phải đảm nhiệm phần lớn việc nhà và đảm bảo mẹ có mọi thứ cần trong khi cho con ăn. Bố có thể quan tâm chăm sóc mẹ bằng cách lấy cho mẹ một chút đồ uống và một bữa ăn nhẹ, hoặc hỏi xem mẹ có muốn kê thêm một hoặc hai cái gối để ngồi thoải mái hơn không? 

Sau khi bé được cho ăn, bố có thể giúp đỡ mẹ bằng cách tham gia chăm sóc bé như:

  • Chơi với con
  • Đưa bé đi dạo
  • Giúp bé ợ hơi
  • Địu bé
  • Thay tã
  • Tắm cho bé
  • Bế con trên ngực hoặc trong vòng tay của bố

Bố nên lắng nghe và chia sẻ, tâm sự cùng mẹ. Nếu mẹ quá mệt mỏi tới nỗi không buồn nói thì bố hãy chú ý tới các dấu hiệu cơ thể và trên khuôn mặt mẹ. Một cốc nước nhỏ hoặc một chiếc ôm dịu dàng cũng giúp mẹ được an ủi phần nào. Bố cũng có thể tranh thủ lúc mẹ cho con bú để làm nốt việc nhà giúp mẹ.

Nếu mẹ đang cảm thấy quá mệt mỏi khi cho con bú bố hãy động viên rằng mẹ đang làm một điều rất thiêng liêng và tuyệt vời. Hãy thay mẹ tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia về dinh dưỡng nếu bố nhận thấy mẹ đang gặp vấn đề.

Bố có thể giúp mẹ bằng việc cho con bú bình như thế này.

Nghiên cứu cho thấy rằng nếu người bố chia sẻ và giúp đỡ mẹ càng nhiều mẹ càng vui vẻ cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ lâu hơn. Vì vậy vai trò của bố  trong việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng vô cùng quan trọng.

Đừng quên bố cũng cần dành thời gian chăm sóc bản thân. Nếu cảm thấy hai vợ chồng quá tải hãy nhờ gia đình giúp đỡ. Sự giúp đỡ trong thời gian này cũng rất cần thiết vì cả bố và mẹ đều đang tập làm cha mẹ.

Bố có thể giợi ý mẹ về việc bố cho bé bú bình từ sữa mẹ vắt ra. Tuy nhiên đừng ép mẹ nếu mẹ không thích. Nếu mẹ đồng ý với phương án này hãy cho bé làm quen với việc bú sữa mẹ bằng bình ít nhất sau sáu tuần.

Nếu ban đầu bé dường như không thích bố cho ăn bố cũng đừng tự ái nhé. Đó có thể là do trẻ không thích núm giả trên bình sữa. Có rất nhiều hình dạng và kích cỡ núm vú khác nhau. Bố sẽ phải thử một vài lần để biết con thích dùng núm giả nào nhất.

Mặc dù nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích nhưng đôi khi phụ nữ cảm thấy mình không thích hợp để cho con bú. Bố cần hỗ trợ mẹ trong việc đưa ra quyết định quan trọng này.

Nếu mẹ chia sẻ rằng mẹ cảm thấy khó chịu về việc không cho con bú hoặc bất kỳ áp lực nào mẹ đang phải trải qua bố hãy nói chuyện thật chân thành với mẹ. Tôn trọng quyết định của mẹ. Mẹ sẽ không nhất định phải tự cho con bú và đừng bao giờ cảm thấy thất vọng với bản thân.

Cho con bú có ảnh hưởng đến chuyện giường chiếu của hai vợ chồng?

Các bà mẹ sau sinh thường ít quan tâm đến tình dục hơn so với trước khi sinh và bố cần thấu hiểu và kiên nhẫn chấp nhận điều này. Thực ra sau khi sinh cơ thể của mẹ đã thay đổi ít nhiều.

Nếu mẹ chưa có chu kỳ kinh nguyệt lại có nghĩa là cơ thể mẹ vẫn đang sản xuất lượng hormone estrogen thấp hơn. Đây là loại hormone giúp tăng ham muốn quan hệ tình dục và điều tiết chất bôi trơn âm đạo.

Nếu không được bôi trơn, chuyện chăn gối có thể gây khó chịu hoặc đau đớn cho mẹ. Mức độ hormone testosterone tăng cường ham muốn tình dục của mẹ cũng giảm, vì hormone prolactin giúp kích thích cung cấp sữa tăng lên.

Mẹ phải cho con bú cả ngày lẫn đêm trong những tuần đầu, nên tình trạng kiệt sức là khó tránh khỏi. Mẹ cần thời gian để hồi phục sau khi sinh. Vì vậy, việc mẹ cảm thấy miễn cưỡng trong chuyện giường chiếu cũng là điều dễ hiểu.

Lúc này, bố và mẹ hãy luôn tâm sự với nhau về cảm giác của mình. Thay vì quan hệ bố có thể gần gũi với mẹ thông qua việc vuốt ve, ôm và âu yếm, khi bố có cơ hội.

Khi cả hai đã sẵn sàng cho chuyện ấy một lần nữa, bố và mẹ có thể cần phải sử dụng chất bôi trơn hỗ trợ để cả hai được thoải mái hơn.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo