Con yêu được 3 tháng tuổi là khi mẹ bắt đầu thấy những thay đổi đáng kể về sự phát triển của bé yêu. Thế nhưng, khi sang tuần tiếp theo trẻ sơ sinh 13 tuần tuổi bắt đầu có sự đổi thay nào khác không, chúng ta cùng đến với bài viết tiếp theo của POH nhé!
MỤC LỤC
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 13 tuần tuổi
Phối hợp cánh tay, chân và bàn tay
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 13 tuần tuổi
Bên trong hình hài bé nhỏ là một sự phát triển mãnh liệt về thể chất, não bộ và các giác quan. Bé phát triển nhanh chóng kể cả trong khi ngủ.
Em bé của bạn dù nhỏ nhưng có thể rất thích ngắm nhìn xung quanh, mẹ đừng quên tạo điều kiện để bé yêu chơi đùa và được ngắm nhìn mọi thứ nhiều nhất có thể nhé.
Một số bé yêu thích ngậm nắm đấm tay của mình. Nếu như nhìn thấy, mẹ nên tự hỏi rằng mình đã cho bé bú đủ sữa chưa nhé. Ngoài ra, bé có thể bỏ mọi thứ vào miệng, mẹ đừng rời mắt khỏi bé đi quá lâu, không may bé sẽ bỏ những đồ chơi vào miệng ngay có thể rất nguy hiểm đó.
Ba mẹ có thể theo dõi toàn bộ sự phát triển của trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi tại:
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi
Hoặc Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Em bé cười đùa và biết phân biệt bố mẹ với người lạ
Một vài bé đã nhận diện ra bố mẹ được khi mới vài tuần tuổi. Ở tuần thứ 13 này, hầu như các bé đã ghi nhớ bố mẹ một cách rõ ràng hơn, từ hơi ấm, mùi hương êm dịu và giọng nói quen thuộc.
Bé bắt đầu mạnh dạn cười với người lạ hơn, thoải mái giao tiếp và chơi đùa. Khi bé nhìn chăm chú vào ai đó, có thể bé đang cố phân biệt mọi người xung quanh.
Với vấn đề trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không thì phải xem xét số giờ ngủ của trẻ. So với người lớn thì thời gian ngủ khoảng 14-15 giờ là quá nhiều, nhưng với trẻ 3 tháng tuổi thì lại là bình thường ba mẹ nhé.
Nếu như trẻ ngủ li bì có thể trẻ đang bị sốt hay mất nước… Mẹ nên theo dõi các dấu hiệu khác của bé để xem xét xem bé có bị vấn đề về sức khỏe hay không.
Phối hợp cánh tay, chân và bàn tay
Em bé bây giờ có thể vẫy tay và đập chân. Và khi khớp hông và đầu gối của con trở nên linh hoạt hơn, những cú đá của con ngày càng mạnh mẽ hơn trước. Hãy giữ con đứng thẳng bằng hai chân trên sàn và cảm nhận con ấn chân xuống sàn.
Em bé cũng có thể đưa cả hai tay áp vào nhau, mở và đóng ngón tay của mình. Hãy khuyến khích sự phối hợp tay mắt của con bằng cách đưa ra một món đồ chơi để xem con có với lấy nó không.
(Đập một món đồ chơi là một cột mốc phát triển của con đấy!) Mẹ chỉ cần đảm bảo đưa chiếc điện thoại ra khỏi tầm với của con, bởi vì bé có thể đập văng nó xuống sàn ngay đó.
Phát triển xúc giác
Các em bé chỉ đơn giản là thích được chạm vào. Trên thực tế, các bé vui vẻ nhờ vậy - nó là một phần quan trọng của sự tăng trưởng và phát triển.
Tất cả những tiếp xúc da kề da đó không chỉ giúp mẹ và em bé gắn kết, mà còn rất thoải mái khi con buồn bã và làm dịu khi con cáu kỉnh.
Hãy nuôi dưỡng xúc giác của bé bằng nhiều loại vật liệu - như lông, nỉ và thun vảy cá. Em bé có thể sẽ cố gắng ăn tất cả mọi thứ, vì vậy hãy lựa chọn cẩn thận và đừng để bé ở một mình với bất cứ thứ gì có thể rời ra trong miệng bé.
Và tìm những cuốn sách như Chú Thỏ Pat khiến việc đọc trở thành một trải nghiệm xúc giác.
Những tiếp xúc - cảm giác một làn gió nhẹ tạo ra hoặc cảm giác khi được mát xa, được bế quanh hông hoặc hôn lên mũi - là một cách mạnh mẽ để làm thư giãn hoặc thu hút bé. Nó thậm chí có thể làm cho con tỉnh táo hơn và giúp con có khả năng chú ý lâu hơn.
Để mát xa đơn giản cho bé, hãy tìm một bề mặt phẳng, ấm để đặt bé lên - một tấm chăn trên sàn trải thảm là ổn.
Đổ một ít dầu em bé hoặc dầu thực vật vào lòng bàn tay của mẹ và chà hai bàn tay vào nhau để làm ấm chúng và dầu. Hãy nhìn vào mắt bé và hát hoặc nói chuyện với bé khi mẹ mát-xa.
Hãy chú ý đến phản ứng của bé: Nếu bé dường như không thích thú lắm, hãy thử chạm nhẹ hơn hoặc mạnh hơn, hay đơn giản là dừng lại. Mẹ cũng không cần phải biết về những bài massage đặc biệt đâu. Tất cả những gì con cần là sự vuốt ve nhẹ nhàng của mẹ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 13 tuần tuổi như thế nào?
Trên thực tế bé yêu rất thích được chạm vào mẹ, sự gần gũi này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Việc da kề da tạo ra sự gắn kết, an ủi trẻ khi bé buồn, xoa dịu bé khi cáu kỉnh…
Bé rất thích cảm giác được chạm vào các chất liệu khác nhau. Mẹ có thể thử cho bé chạm vào những loại vải mềm hay vải có kết cấu như lông thú giả hay các chất liệu khác… Không chỉ dừng lại ở nhìn thấy mà việc cảm nhận sẽ giúp bé phát triển tốt hơn.
Trong tuần này việc chăm sóc bé, phần lớn đã đi vào quỹ đạo khi mẹ quen thuộc với tính cách và thói quen của trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn ngủ theo khoa học, chúng không chỉ tác động tốt đến sức khỏe của bé mà còn là thói quen của trẻ sau này, mẹ sẽ không phải vất vả để chăm bé.
Mẹ không nên ăn kiêng để giảm cân mà nên có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học
Bên cạnh đưa trẻ ra ngoài, ngắm nhìn thế giới xung quanh, đến nhà người quen ở gần để trẻ thoải mái… mẹ đừng quên xem lại lịch đưa trẻ đi khám trong thời gian tới đây. Việc khám định kỳ cho trẻ là rất quan trọng, đảm bảo được con yêu của bạn phát triển tốt nhất.
Dù mẹ có bận rộn ra sao thì cũng đừng quên việc chăm sóc bản thân nhé. Việc quên ăn vì mải chăm sóc bé sẽ khiến mẹ mệt mỏi hơn. Khi được cung cấp đủ các thực phẩm bổ dưỡng mẹ sẽ có năng lượng chăm sóc trẻ và nguồn sữa tốt hơn. Dù mẹ cảm thấy tự ti vì thân hình sồ sề thì việc ăn kiêng giảm cân khi này không hề tốt cho mẹ và bé.
Trẻ sơ sinh 14 tháng tuổi tiếp tục có những bước phát triển mới, mẹ đừng quên cập nhật kiến thức trong bài viết tiếp theo của POH nhé.
Em bé của mẹ là một cá nhân
Tất cả các em bé là duy nhất và đáp ứng các mốc phát triển quan trọng theo tốc độ riêng của mình. Hướng dẫn phát triển chỉ đơn giản cho thấy những gì em bé của mẹ có tiềm năng để thực hiện - nếu không phải ngay bây giờ, thì sẽ sớm thôi.
Nếu con sinh non, hãy nhớ rằng trẻ em sinh ra sớm thường cần thêm một chút thời gian để chạm tới các mốc phát triển quan trọng của mình. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào về sự phát triển của em bé, hãy hỏi bác sĩ của mẹ.
Ba mẹ giúp con yêu ăn no ngủ đủ như thế nào?
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?
Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.
POH EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.
Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.
Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)
Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)
Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay bây giờ: https://poh.vn/easy-one
---
Xem thêm: Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần đầu
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 3
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo