Trẻ 4 tháng tuổi ngủ xuyên đêm không bú có sao không?

đăng bởi Hoài Anh

Khi bé đạt mốc 4 tháng tuổi, nhiều mẹ lo lắng không biết việc trẻ ngủ xuyên đêm không thức dậy để bú có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ hay không. Mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết này để có cái nhìn rõ hơn nhé.

Trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm? Trẻ ngủ xuyên đêm có tốt không?

Ngay từ khi chào đời, trẻ đã có thể ngủ dài vào ban đêm nhưng vẫn sẽ thức dậy 3-4 lần để ăn và sau đó nhanh chóng ngủ lại. Khi trẻ lớn hơn, khoảng từ 2 tháng tuổi, một đêm trẻ có thể dậy bú 1-3 lần. Tuy nhiên vào ban đêm mẹ nên cho trẻ ăn trong bóng tối (hoặc chỉ mở đèn ngủ có ánh sáng yếu) không trò chuyện, và để trẻ ngủ lại ngay sau khi ăn mà không thức dậy để chơi.

Vậy cụ thể khi nào trẻ ngủ xuyên đêm?

Từ khoảng 2 tháng tuổi trở lên, nếu trẻ đạt cân nặng trên 6kg, có lượng ăn ban ngày tốt, có khả năng tích trữ năng lượng và lịch sinh hoạt ổn định thì mẹ có thể cân nhắc việc cai bú đêm cho trẻ. Điều này giúp trẻ có thể ngủ một mạch không cần bú đêm, từ đó phát triển tối đa trong giấc ngủ.

“Trẻ sơ sinh bao nhiêu tháng thì ngủ xuyên đêm” là thắc mắc của nhiều ba mẹ

Bố mẹ không cần đánh thức trẻ vào ban đêm để cho ăn nếu con ngủ được giấc dài. Điều này không cần thiết và có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ đêm của trẻ. Và giấc ngủ ban đêm không tốt cũng sẽ tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ ban ngày của trẻ. 

Trừ trường hợp bé sinh non, nhẹ cân… mẹ cần đánh thức bé dậy ăn đúng cữ theo khuyến cáo của bác sĩ. Hoặc khi bé ngủ lâu bất thường so với thói quen sinh hoạt mẹ có thể ưu tiên cho bé ăn trong mơ, nếu không mới gọi con dậy bú.

Với những trẻ chưa thể ngủ xuyên đêm, mẹ hãy quan sát để điều chỉnh lịch sinh hoạt cho trẻ và đảm bảo rằng con nhận đủ dinh dưỡng trong ngày. Thay đổi lịch sinh hoạt sẽ giúp trẻ dần dần có nhu cầu ngủ đêm nhiều hơn và có thể ngủ xuyên đêm một cách tự nhiên mà không cần sự can thiệp của ba mẹ.

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ xuyên đêm không bú có sao không?

Như POH đã giải thích ở trên, các em bé sơ sinh từ 2 tháng tuổi hoàn toàn có thể ngủ giấc đêm dài, không cần ăn đêm nếu đã ăn hiệu quả vào ban ngày. Với trẻ 4 tháng tuổi dạ dày con lớn hơn, đảm bảo bé tích trữ năng lượng tốt hơn vào ban ngày. Vì vậy con ngủ xuyên đêm không bú là hoàn toàn bình thường. 

Mẹ có thể quan sát thêm những yếu tố sau để yên tâm về việc bé ngủ dài không bú vào ban đêm:

  • Trẻ duy trì được cân nặng và phát triển tốt theo từng giai đoạn, chứng tỏ việc ngủ xuyên đêm không hề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. 
  • Trẻ ngủ ngoan, không quấy khóc cũng là một dấu hiệu cho thấy con đang có giấc ngủ đêm chất lượng và cảm thấy an toàn, thoải mái. Giấc ngủ sâu sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển ở trẻ, giúp tái tạo năng lượng và nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ.
  • Khi thức dậy trẻ có tinh thần thoải mái, rất vui vẻ và tích cực tương tác với mẹ. Trẻ cũng sẵn sàng tham gia vào các trò chơi, hoạt động mà mẹ đưa ra hàng ngày.

Giấc ngủ đêm chất lượng là thời gian nghỉ ngơi quý báu cho trẻ sơ sinh

Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm?

Chất lượng giấc ngủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng và não bộ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ chiếm hơn 70% thời gian trong ngày, trong đó giấc ngủ xuyên đêm kéo dài từ 10-12 tiếng là rất cần thiết.

Giấc ngủ dài vào ban đêm bao gồm nhiều chu kỳ REM và NREM. Những chu kỳ này có quan hệ mật thiết với quá trình đào thải các nơ-ron thần kinh đã được sử dụng trong ngày và tái tạo lại tế bào não. Giúp trẻ có khả năng ghi nhớ và tiếp thu nhanh chóng. Trẻ hoàn toàn thư giãn sẽ giúp tinh thần thoải mái và dễ dàng tiếp nhận những điều mới mẻ từ môi trường xung quanh hơn.

Một trong những lợi ích quan trọng khác của giấc ngủ xuyên đêm là giúp trẻ ăn hiệu quả hơn ban ngày. Khi trẻ ngủ đủ giấc, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 

Đặc biệt, từ 21h đến 23h đêm là khung giờ mà hormone tăng trưởng (hGH) được sản sinh mạnh mẽ nhất. HGH chỉ được tiết ra khi bé đã ngủ sâu khoảng 2 tiếng và sẽ giảm dần đến 4h sáng thì ngừng hoàn toàn. Đó là lý do mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm, khoảng 19h tối, để trẻ có thể ngủ xuyên đêm và tận hưởng lợi ích tối đa từ hormone GH, giúp phát triển chiều cao tối ưu.

Trẻ ngủ xuyên đêm mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bé và mẹ

Ngược lại, nếu trẻ không được ngủ trọn vẹn, con dễ căng thẳng và cáu gắt, ảnh hưởng đến việc ăn và dễ gặp phải các vấn đề như ợ nóng, trớ vòi rồng… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Trẻ thiếu ngủ thường có xu hướng ngủ gật khi bú mẹ, dẫn đến việc ăn ít hơn. Bú lặt vặt khiến con không có đủ dinh dưỡng và không học được cách ăn no cũng như cảm nhận cơn đói. Dần dần, trẻ có thể trở nên thụ động trong ăn uống, thường xuyên ăn vặt và ngủ không đều đặn, thiếu lịch trình sinh hoạt rõ ràng. 

Việc bé ngủ các giấc ngắn ban đêm cũng khiến mẹ phải thức dỗ dành, bế ru, hoặc cho bú để giúp trẻ ngủ lại. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của ba mẹ. Thiếu ngủ, mệt mỏi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của ba mẹ. Nếu trẻ có thể ngủ xuyên đêm, bố mẹ cũng sẽ được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, từ đó giúp duy trì sức khỏe và tinh thần ở trạng thái tốt nhất. Bởi vậy ngủ xuyên đêm rất tốt cho trẻ sơ sinh.

Làm sao để luyện cho trẻ ngủ xuyên đêm?

Các em bé đều có thể ngủ được xuyên đêm nếu con nhận được sự hỗ trợ hợp lý từ ba mẹ. Nhưng luyện bé ngủ xuyên đêm cũng là một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây để giúp trẻ có giấc ngủ chất lượng hơn:

  • Giúp con ăn đủ no: Để trẻ có thể ngủ xuyên đêm mà không cần thức dậy để bú, mẹ cần đảm bảo trẻ ăn đủ no trong suốt cả ngày. Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, trẻ sẽ không cảm thấy đói khi ngủ.
  • Xây dựng một trình tự ngủ phù hợp với trẻ trước giờ đi ngủ: Mẹ có thể thực hiện các hoạt động như tắm nước ấm, đọc sách, hoặc hát ru… để giúp trẻ cảm thấy thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Tạo một môi trường ngủ thoải mái cho trẻ: Đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh và có nhiệt độ phù hợp để giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn.

Mẹ lưu ý nên hạn chế bế ru rồi lừa đặt con ngủ, hãy ưu tiên dạy trẻ cách tự trấn an và ngủ lại bằng cách wind-down (đung đưa, vỗ về) rồi đặt con xuống cũi khi bé vẫn còn thức. Sau đó mẹ hỗ trợ tại cũi, có thể sử dụng ti giả, vỗ + tạo tiếng shhh để con dần đi vào giấc ngủ. 

Việc hỗ trợ trẻ ngủ xuyên đêm nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào từng bé. Có bé chỉ mất vài ngày nhưng có bé cần tới vài tuần để quen với những sự thay đổi trong sinh hoạt và giờ đi ngủ. Mẹ cần kiên nhẫn, duy trì các thói quen và phương pháp một cách nhất quán. 

Khi bé đạt cân nặng trên 6kg, lượng ăn ban ngày tốt và có khả năng tích trữ năng lượng lâu, mẹ có thể bắt đầu cai ti đêm để bé ngủ xuyên đêm mà không cần bú. Quá trình cai ti đêm cần được thực hiện từ từ và điều chỉnh theo con, vì vậy mẹ có thể cần đến sự hỗ trợ của người có chuyên môn. 

Khi tham gia khóa học POH EASY, mẹ sẽ được các giảng viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn 1-1 không chỉ về vấn đề cai ti đêm cho trẻ mà còn tất cả các vấn đề khác liên quan. Để đảm bảo bé có thể tự ngủ xuyên đêm thành công, mẹ tham gia khóa tư vấn EASY & Tự ngủ 1-1 tại đây!

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo