Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 41

đăng bởi

Bước sang tuần 41, bé yêu đã dài hơn 50 cm và nặng gần 3,6kg. Đây là một tuần đây lo lắng với mẹ khi mà bé yêu đã vượt quá ngày dự sinh mà không ra đời. Khi này mẹ thật lo lắng về sợ rằng bé yêu sẽ có biến chứng. Tuần này cơ thể mẹ có gì thay đổi không? mẹ phải lưu ý điều gì, chúng ta cùng POH tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

 

 

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 41?

Đã bước đến tuần 41 thì mẹ không thể tăng cân như trước nữa mà nỗi lo sẽ dồn hết vào bé yêu. Có chuyện gì xảy ra khi bé yêu ở thời gian này mà vẫn chưa ra đời hay không? Nếu như mẹ bầu giảm cân thì cũng không phải là vấn đề xấu với tình hình của mẹ và bé lúc này, chúng có thể là dấu hiệu của việc sắp chuyển dạ đấy mẹ ạ.

Xem thêm: Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào sau khi sinh con?

Mẹ bầu tuần 41

Mẹ bầu tuần 41

Em bé đang nằm sát vùng xương chậu của mẹ và việc chèn ép gây khó chịu vô cùng cho bàng quang. Mẹ sẽ mệt mỏi khi phải thường xuyên mang chiếc bụng bầu lớn ra vào nhà vệ sinh. Thế nhưng áp lực lên cơ hoành đã giảm bớt và mẹ bầu thấy dễ thở hơn.

Tuần 41, tử cung của mẹ bầu đã mềm hơn, có độ đàn hồi và dẻo dai hơn trước. Cộng với việc âm đạo tiết nhiều dịch nhầy hơn là dấu hiệu cho việc ngày vượt cạn của mẹ đã sắp đến.

Nếu như bé yêu chưa ra đời thì bạn đừng nên quá lo lắng mà ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe. Mẹ bầu cần làm đó là theo dõi sát sao thai nhi với bác sĩ. Nếu như mẹ cảm thấy không ổn có thể đề nghị với bác sĩ sử dụng các biện pháp kích thích sinh con, thế nhưng tốt nhất là dùng biện pháp rặn sinh.

Có tới 6% kéo dài thai kỳ khoảng 3 tuần hoặc hơn so với ngày dự sinh ban đầu. Việc sinh con muộn ở tuần sau đó sẽ khiến bé khô da hay thừa cân, tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung và nhiều hậu quả khác.

 

 

Thai 41 tuần chưa chuyển dạ có nguy hiểm không?

Nếu như thai 41 tuần chưa chuyển dạ thì có thể là do nhiều lý do như mẹ bầu có kinh nguyệt không đều, cung cấp sai thông tin ngày bắt đầu chu kỳ cuối, mẹ bầu khám thai muộn...hoặc một số nguyên nhân đến từ thai nhi. Vậy nên việc đi khám thai thường xuyên là vô cùng quan trọng.

Khám thai thường xuyên để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Khám thai thường xuyên để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Thai 41 tuần chưa chuyển dạ là việc không hiếm gặp. Thế nhưng tình trạng thai 41 tuần chưa chuyển dạ lại là điều khiến rất nhiều bà bầu lo lắng. Nếu như sau khi kiểm tra về bánh nhau, thai nhi hay dây rốn thì bác sĩ thấy các bộ phận đều ổn, bánh nhau chưa xơ hóa thì mẹ bầu có thể yên tâm hơn vì bé yêu chưa muốn ra ngoài mà thôi.

Tùy theo từng tình trạng của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp giục sinh. Cách thức này sẽ khiến các cơn co tử cung xuất hiện. Nếu như khoảng 1-2 ngay mẹ ổn định thì có thể sinh thường, ngược lại thì sẽ áp dụng phương thức sinh mổ.

Mẹ bầu nên ăn gì để kích thích chuyển dạ?

Chè vừng đen

Đây là món ăn kích thích chuyển dạ được nhiều mẹ bầu biết đến nhất. Chè vừng đen bổ dưỡng khi chứa nhiều vitamin E, protein, axit folic,... làm đẹp da và tóc, tốt cho hệ tiêu hóa, bổ máu và kích thích sinh nở. Mẹ bầu có thể ăn 3 lần 1 tuần với món chè vừng đen.

Nước lá tía tô

Đây là loại thức uống làm mềm cổ tử cung và thúc thấy phần cổ tử cung mở nhanh hơn. Sau khi nấu hãy để nguội rồi uống khoảng 0.5 đến 1 lít mỗi ngày.

Dứa

Đây là loại thực phẩm không nên sử dụng trong thai kỳ, thế nhưng những mẹ bầu dư ngày sinh thì có thể sử dụng dứa hoặc nước ép dứa.

Rau húng quế

Không chỉ là loại rau thơm khiến bữa ăn thêm đậm đà mà mẹ bầu có thể dùng rau húng quế trong những tuần cuối thai kỳ. Công việc này sẽ giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Những thực phẩm khác giúp mẹ bầu dễ chuyển dạ hơn là trà cam thảo, tỏi, rau lang, cà tím, trà lá mâm xôi đỏ, nước dừa nóng… Trên đây là các gợi ý, vậy nên mẹ bầu hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

 

 

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng POH EASY ONE - chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

POH EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo