Những dấu hiệu cho thấy bé đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt (growth spurt)

đăng bởi

Trẻ sơ sinh sẽ phát triển nhanh trong năm đầu tiên, phần lớn là trong các giai đoạn phát triển nhảy vọt, thường rơi vào thời điểm 7-10 ngày tuổi, 3 tuần, 6 tuần, 2 hoặc 3 tháng ruổi, 4-6-9 tháng và kéo dài từ 3-12 ngày. 

Nhưng làm cách nào để các mẹ có thể nhận biết con mình có đang trong giai đoạn tăng trưởng, phát triển nhảy vọt?

 

 

Giai đoạn phát triển nhảy vọt ở trẻ (growth spurt) là gì?

Đây là giai đoạn mà trẻ sẽ tăng cân, chiều dài và chu vi đầu nhanh hơn bình thường. Trẻ cũng đạt được các mốc phát triển và thành thạo kỹ năng mới.

Dấu hiệu đáng chú ý nhất khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt chính là bé ăn nhiều hơn, nhanh đói hơn. Do đó, mẹ nên chú ý nhận biết biểu hiện con đói để cho ăn kịp thời.

Mẹ theo dõi sự phát triển của con mỗi tuần tại:

Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tuần (0-3 tháng tuổi)

Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tuần (4 -10 tháng tuổi)

Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì mỗi cữ cho ăn sẽ lâu hơn bình thường. Đối với trẻ bú sữa công thức, thậm chí con vẫn có thể bị đói khi đã được cho ăn.

 

 

8 dấu hiệu bé đang phát triển nhảy vọt (growth spurt)

1. Bé đói bụng nhiều hơn

Điều này rất dễ nhận ra nếu con bạn đang trải qua giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, bé sẽ cần nhiều sữa hơn. Nếu bạn đang cho con bú, hãy cho bé bú bất cứ khi nào bé có vẻ đói.

Trong thời gian phát triển nhảy vọt, bé sẽ ăn nhiều và đòi ăn nhiều hơn.

Con yêu đói bụng nhiều hơn

Con yêu đói bụng nhiều hơn

Nếu nuôi con bằng sữa bột, các mẹ sẽ không cần phải thay đổi loại sữa mà con đang ăn.

Hãy cho con bú bằng một chiếc bình lớn hơn và quan sát thêm trong ít ngày tới. Nếu giai đoạn phát triển nhảy vọt là nguyên nhân khiến trẻ thèm ăn nhiều hơn, hiện tượng này sẽ chỉ kéo dài trong vòng vài ngày.

Nhận biết con bú đủ no hay chưa tại: Làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ?

2. Bé thay đổi thói quen ăn uống

Bạn có thể nhận thấy bé sẽ thèm ăn vào các thời điểm khác nhau trong ngày và kể cả vào buổi tối. Thực tế, việc thay đổi toàn bộ thói quen này của bé là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển.

Các mẹ nên cố gắng đừng để bản thân bị quá tải hoặc nản chí. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình, dành thời gian nghỉ ngơi khi con ngủ và hi vọng rằng mọi việc sẽ dần ổn thỏa trong vài ngày tới.

3. Thường xuyên đòi bế

Bạn có thể thấy con luôn muốn được bế hoặc bám dính vào người lớn suốt cả ngày và sẽ khóc ngay khi bị đặt nằm.

Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng giai đoạn này của bé thường đi liền với những bước phát triển nhanh, vì vậy có thể bé đã sẵn sàng làm bạn ngạc nhiên với một kỹ năng mới như lẫy hoặc bò đấy! Trong khi đó, bạn nên dành thật nhiều sự âu yếm để trấn an và xoa dịu bé nhé.

4. Bé hay quấy khóc, cáu kỉnh

Quấy khóc và cáu kỉnh là biểu hiện bình thường trong quá trình tăng trưởng. Con bạn có thể quấy khóc khi đang bế ẵm hoặc có vẻ đói sau khi bú bình.

Con cũng sẽ tỏ ra khó chịu hơn vào ban ngày và khó có thể yên giấc vào ban đêm. Tin mừng là dấu hiệu này sẽ qua đi trong một vài ngày, nhưng nếu bạn lo lắng về biểu hiện của bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để cảm thấy yên tâm hơn.

Mẹ tìm hiểu thêm về khóc đêm tại: Lý giải trẻ sơ sinh khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

5. Bé cần ngủ nhiều hơn

Mẹ tạo không gian phòng ngủ thoải mái để em bé có giấc ngủ ngon

Em bé cần ngủ nhiều hơn trong giai đoạn phát triển vượt trội

Lớn lên là một công việc tốn rất nhiều sức lực! Trong khi ngủ não của bé sẽ sản sinh một loại protein gọi là hormone tăng trưởng (HGH). Vì vậy, không có gì lạ khi con bạn có thể cần ngủ nhiều hơn trong giai đoạn tăng trưởng.

Các mẹ sẽ thấy con ngủ nhiều hơn vào ban ngày hoặc có giấc ngủ dài hơn vào ban đêm. Lời khuyên tốt nhất là, hãy tận dụng tối đa giấc ngủ của bé!

6. Hoặc bé cần ngủ ít hơn

Một số bé, ngược lại, có xu hướng cần ngủ ít hơn trong suốt quá trình phát triển đột biến. Con có thể thức dậy nhiều hơn vào ban đêm hoặc giấc ngủ vào ban ngày sẽ được rút ngắn lại.

Các mẹ đừng nên lo lắng về thói quen của bé trong giai đoạn thử thách này. Nhiều khả năng là bé sẽ trở về quỹ đạo bình thường chỉ sau vài ngày thôi.

 

 

7. Bé tăng cân

Bạn có thể không nhận thấy sự phát triển của con nhưng có thể nhận thấy bé ngày càng nặng hơn. Sự tăng trưởng nhảy vọt thường xuất hiện trùng với thời kỳ tăng cân. Tuy nhiên, điều quan trọng là các mẹ không nên kiểm tra cân nặng của con quá thường xuyên.

Các chuyên gia khuyên rằng các em bé từ hai tuần tuổi đến sáu tháng tuổi nên được cân mỗi tháng một lần, và em bé từ 6 đến 12 tháng nên được cân hai tháng một lần.

8. Nếu bạn có con trai…

Bé trai phát triển

Bé trai có khả năng phát triển trước và sau đó mới tăng cân

Chúng ta đều biết rằng bé trai và bé gái phát triển với tốc độ khác nhau – đó là lý do tại sao chúng ta có biểu đồ tăng trưởng riêng biệt. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng bé trai và bé gái cũng phát triển theo những cách khác nhau.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con trai có khả năng phát triển trước và sau đó mới tăng cân. Trong khi đó, những bé gái có xu hướng tăng cân và phát triển cùng một lúc.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo