Hiện nay, các mẹ bỉm sữa ngoài việc cho con bú trực tiếp, còn có thêm lựa chọn hút sữa ra để con bú bình. Vậy hút sữa có tốt không? Hút sữa hoàn toàn có mất sữa không? Cần hút sữa như thế nào để không bị mất sữa? Mẹ sẽ được giải đáp các câu hỏi này sau khi đọc bài viết dưới đây!
1- Tại sao mẹ nên hút sữa?
Giúp tăng lượng sữa và duy trì nguồn sữa lâu dài
Nếu như mẹ biết hút sữa đúng cách thì việc hút sữa còn có tác dụng kích sữa, giúp sữa mẹ dồi dào không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu bú của con mà còn có dư để dự trữ. Sữa dự trữ có thể cho con bú sau này hay chế biến đồ ăn dặm cho con.
Hạn chế tình trạng con phụ thuộc ti mẹ để ngủ, con ăn vặt ngủ vặt
Khi con bú mẹ trực tiếp, con sẽ bú sữa đầu trước. Sữa đầu thường loãng, trong, giúp giải khát, chứa nhiều oxytocin khiến con dễ buồn ngủ. Do đó, con chưa kịp ăn được no thì đã ngủ gật, con ngủ gật khi chưa ăn no nên cũng nhanh chóng tỉnh dậy vì đói, hình thành thói quen ăn vặt ngủ vặt. Ngoài ra, lâu dần con bị phụ thuộc vào ti mẹ mỗi khi đi ngủ.
Mẹ hút sữa ra cho con bú bình thì lượng ăn của con tốt hơn, con không phụ thuộc vào ti mẹ để ngủ.
Con bú được cả sữa đầu và sữa cuối
Như chia sẻ ở trên, khi con bú trực tiếp, con thường chỉ ăn được sữa đầu đã ngủ gật, do đó mà con không được ăn sữa cuối. Trong khi sữa cuối mới chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo cung cấp năng lượng cho bé, giúp bé tăng cân tốt.
Khi mẹ hút sữa ra cho con bú bình, sữa đầu và sữa cuối được hòa trộn và con được ăn cả hai.
Giảm tỷ lệ mắc các vấn đề như viêm tuyến sữa, áp xe vú…
Thường khi con bú mẹ trực tiếp, nhất là với các mẹ nhiều sữa, thì con sẽ không bú kiệt sữa trong bầu ngực mẹ. Nếu mẹ không hút ra, sữa sẽ tồn đọng lại trong ngực, dễ gây ra các vấn đề như tắc tia sữa, viêm tuyến sữa, nặng nề hơn là bị áp xe vú,...
Do đó, ngay cả khi mẹ chọn cách cho con bú trực tiếp, thì mẹ vẫn cần hút sữa sau mỗi lần con bú để bầu ngực kiệt sữa.
Giảm khả năng mất sữa
Có nhiều mẹ thắc mắc rằng Không hút sữa có bị mất sữa không? Câu trả lời là CÓ! Con thường bú mẹ không kiệt sữa trong bầu ngực. Khi sữa còn tồn đọng trong ngực mẹ, cơ thể mẹ hiểu rằng nhu cầu sữa của con ít và sẽ sản xuất ít hơn ở những lần tiếp theo. Sữa mẹ cứ vậy mà giảm dần và tới thời điểm nào đó sẽ mất sữa.
Người khác có thể thay mẹ cho con bú sữa
Chồng hay người thân thật khó có thể thay mẹ chăm sóc bé nếu như mẹ chỉ cho bé bú mẹ trực tiếp. Đôi khi việc này lại là nguyên nhân khiến mẹ mệt mỏi, stress, trầm cảm vì mẹ phải bên con, chăm con 24/24h, không có thời gian và không gian dành riêng cho chính mình.
Khi mẹ hút sữa ra bình cho con bú, những trường hợp mẹ không thể ở bên con để cho con bú sẽ dễ dàng có phương án giải quyết hơn. Mẹ cũng có thể chia sẻ công việc chăm con với người thân, có nhiều thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe hơn.
Điển hình khi quay trở lại đi làm, việc hút sữa là giải pháp tuyệt vời nếu như mẹ vẫn muốn duy trì nuôi con bằng sữa mẹ.
Cấu tạo núm vú của mẹ khiến con không thể bú trực tiếp
Nhiều mẹ có núm vú khá to, núm vú bị thụt hay do phẫu thuật ngực mà núm vú không giống bình thường. Điều này vô tình gây khó khăn cho bé khi bú trực tiếp. Thậm chí sữa mẹ nhiều quá, bắn tia mạnh khiến con sợ không dám bú mẹ. Phương pháp tốt nhất là mẹ nên hút sữa ra và cho con bú bình, đảm bảo con vẫn được ăn đầy đủ sữa mẹ.
Tiết kiệm chi phí mua sữa công thức
Nhiều mẹ cho con bú trực tiếp, rồi con không biết ăn hiệu quả, lâu dần mẹ giảm sữa rồi mất sữa. Khi này, mẹ buộc phải sử dụng thêm sữa công thức, đồng nghĩa với việc phát sinh thêm chi phí. Như đã chia sẻ ở trên, hút sữa đúng cách giúp mẹ tăng lượng sữa và duy trì nguồn sữa tối hơn, mẹ sẽ không phải tốn thêm chi phí mua sữa công thức nữa.
Hay khi mẹ trở lại công việc, nếu mẹ vẫn duy trì hút sữa ra để con bú bình, mẹ cũng sẽ không phải tốn thêm tiền để mua sữa công thức cho con.
Cai ti đêm dễ dàng hơn
Với các mẹ ti mẹ trực tiếp, việc cai ti đêm khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì bé thức dậy nửa đêm đòi bú đôi khi không phải vì đói mà vì quen hơi mẹ, cần bú mẹ để ngủ lại.
Con bú bình thì khi cai ti đêm, mẹ dễ dàng giãn cữ dần dần rồi cắt hẳn, có thể sử dụng ti giả để trấn an. Còn khi con ti mẹ trực tiếp, nếu mẹ vẫn nằm cạnh con thì rất khó lòng cai được vì bé ngửi thấy hơi sữa mẹ từ người mẹ. Thông thường, mẹ phải gửi con ngủ cùng bà vài tuần, con khóc lóc rất nhiều mới có thể cai ti mẹ được.
2- Mách mẹ hút sữa đúng cách để không bị mất sữa
Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại máy hút sữa: máy hút sữa bằng tay, máy hút sữa bằng điện… Tùy vào khả năng tài chính cũng như nhu cầu mà mẹ lựa chọn loại máy phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể chọn hình thức vừa cho con bú trực tiếp vừa hút sữa hay hút sữa hoàn toàn để con bú bình. Tuy nhiên, dù chọn loại máy hút sữa nào, hình thức hút sữa nào thì mẹ cũng cần đảm bảo các nguyên tắc hút sữa đúng cách để sữa về nhiều cũng như không bị mất sữa.
Chọn size phễu hút sữa phù hợp
Việc lựa chọn size phễu hút phù hợp với kích thước núm vú của mẹ rất quan trọng. Nếu mẹ lựa chọn sai, hoặc sẽ không giúp mẹ hút sữa hiệu quả, hoặc sẽ làm núm vú mẹ bị tổn thương. Mẹ hãy tham khảo cách chọn size phễu máy hút trong hình sau:
Massage bầu ngực trước khi hút sữa
Trước khi bắt đầu hút sữa khoảng 10 phút, mẹ nên dùng một chiếc khăn ấm chườm lên bầu vú. Sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng bầu vú khoảng 5 phút. Hành động massage này sẽ giúp kích thích các nang sữa hoạt động tốt hơn để sản xuất nhiều sữa hơn.
Mẹ có thể tham khảo cách massage như ảnh sau:
Hút sữa đúng cữ, đủ cữ, không bỏ cữ
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc hút sữa đúng cách để không bị mất sữa.
Hút sữa không đúng cữ có bị mất sữa không? Chắc chắn là có! Cơ thể sẽ không thể nắm được tín hiệu cũng như nhu cầu sữa thực sự là như thế nào. Cũng như sữa đã căng ngực nhưng mẹ không hút khi đến cữ thì cơ thể hiểu nhu cầu sữa ít hơn nên sẽ giảm dần việc sản xuất sữa, dẫn tới mất sữa, nếu mẹ tiếp tục hút sữa không đúng cữ.
Mẹ cần xây dựng thời gian biểu hút sữa để thực hiện đúng và đều mỗi ngày. Mỗi cữ sữa, cần hút đúng giờ, không được lệch quá 30 phút. Mẹ cũng không bỏ qua bất cứ cữ hút sữa nào, kể cả là ban đêm.
Hiện nay, hầu hết các mẹ bỉm sữa đều lựa chọn phương pháp hút sữa theo lịch L2 - L3 - L4 - L5 - L6. Mỗi lịch sẽ phù hợp với từng giai đoạn, ví dụ như L2 phù hợp khi bé mới chào đời, L3 khi con được khoảng 2 tháng, L4 khi lượng sữa mẹ sản xuất ổn định, L5 - L6 để duy trì nguồn sữa, không cần tăng lượng sữa nữa… Khi muốn chuyển sang các lịch hút sữa thưa hơn, mẹ cũng cần tìm hiểu về cách giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa để tránh tình trạng mất sữa sau này.
Đọc thêm:
Làm sao kể kích sữa L3 đạt hiệu quả cao?
Lịch hút sữa L4: Có thể hay không thể?
Giúp mẹ hiểu về lịch hút sữa L5, lịch hút sữa L6 và cách hút sữa hiệu quả
Uống nhiều nước, ăn đầy đủ & đa dạng để bổ sung dinh dưỡng
Có thể mẹ chưa biết, trong sữa mẹ chiếm tới 80% là nước. Do đó để có thể hút được nhiều sữa, mẹ cần bổ sung lượng nước nhiều hơn người bình thường, cụ thể là khoảng 2,5-3 lít/ ngày. Trước khi hút sữa, mẹ nên uống một cốc nước ấm.
Đồng thời, mẹ cũng cần đảm bảo ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không được bỏ bữa, không kiêng khem quá mức hay ăn liên tục một vài món cố định. Mẹ cần đa dạng thực đơn ăn uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ cũng như nguồn sữa. Đồng thời tránh các thực phẩm không tốt như nước ngọt, chất có cồn, caffein, thuốc lá…
3- Các câu hỏi thường gặp về hút sữa
Hút sữa hoàn toàn có mất sữa không?
Việc hút sữa có gây mất sữa hay không sẽ phụ thuộc vào việc mẹ có hút sữa đúng cách không. Nếu mẹ đảm bảo hút sữa đúng cữ, đủ cữ, không bỏ cữ nào thì lượng sữa không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể.
Không hút sữa có bị mất sữa không?
Thường khi con bú trực tiếp, con sẽ không bú kiệt vú mẹ. Khi sữa vẫn còn tồn đọng trong bầu ngực mẹ, cơ thể sẽ hiểu là nhu cầu cần sữa của con ít hơn nên sẽ sản xuất ít hơn ở những lần tiếp theo. Dần dà mẹ sẽ bị giảm sữa và mấy sữa.
Hút sữa không đúng cữ có bị mất sữa không?
Chắc chắn là mẹ sẽ bị giảm dần lượng sữa và mất sữa. Ví dụ như khi tới cữ hút nhưng mẹ trì hoãn hay bỏ cữ, sữa căng ngực mẹ, cơ thể sẽ hiểu là nhu cầu cần sữa ít hơn. Hay lịch hút của mẹ không cố định, cơ thể không nắm được nhu cầu thực sự và cũng giảm lượng sản xuất sữa.
Sữa mẹ hút ra có bị mất chất không?
Sữa mẹ sau khi hút ra còn cần được bảo quản đúng cách mới đảm bảo giữ nguyên được các giá trị dinh dưỡng, cũng như an toàn vệ sinh.
Trước khi hút sữa, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ. Sữa hút ra nếu không dùng ngay hãy ưu tiên cấp lạnh càng nhanh càng tốt. Khi lấy sữa ra cũng cần chú ý rã đông và hâm nóng ở nhiệt độ thích hợp để giữ nguyên các chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ.
1 cữ hút sữa bao lâu?
Thời gian cho mỗi cữ hút sữa thường rơi vào khoảng 15-20 phút mỗi bên, tùy thuộc vào lượng sữa của mẹ. Tuy nhiên, nếu sữa không ra nhiều, mẹ có thể kéo dài thời gian hút sữa lên khoảng 30 phút, hoặc cho đến khi cảm thấy ngực đã xẹp xuống.
Ngưng hút sữa bao lâu thì mất sữa?
Việc ngưng hút sữa trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm lượng sữa và cuối cùng là mất sữa hoàn toàn. Quá trình này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người mẹ. Thông thường, nếu mẹ ngưng hút sữa từ 3-7 ngày, sữa sẽ bắt đầu giảm rõ rệt.
Tại sao hút sữa xong lại đói?
Nhiều mẹ gặp tình trạng sau khi hút sữa xong thì sẽ cảm thấy đói. Đó là do cơ thể đã tiêu thụ năng lượng để sản xuất sữa. Hoạt động tiết sữa của cơ thể cần nhiều năng lượng và dưỡng chất, do đó, mẹ có thể chuẩn bị sẵn một bữa ăn nhẹ để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sau mỗi lần hút sữa.
Tại sao hút sữa 1 bên nhiều 1 bên ít?
Hiện tượng một bên ngực hút ra nhiều sữa hơn bên còn lại là khá phổ biến. Bởi hai bên cấu trúc ngực, vị trí ống dẫn sữa không giống nhau. Kể cả khi bé bú mẹ trực tiếp, nếu bé bú một bên nhiều hơn bên kia thì cũng dẫn tới tình trạng lượng sữa về hai bên không đều nhau. Để cân bằng lượng sữa, mẹ hãy duy trì hút đều cả hai bên hoặc cho bé bú đều cả hai ngực.
Tại sao càng hút sữa càng ít?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng càng hút sữa càng ít, chủ yếu là do mẹ đang hút sữa không đúng cách. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách khắc phục, mẹ hãy tham khảo bài viết Tại sao càng hút sữa càng ít? Cách kích lại nguồn sữa dồi dào cho mẹ bỉm.
Vừa cho con bú vừa hút sữa như thế nào?
Sau khi con bú xong, mẹ cần hút sữa ngay sau đó để hút kiệt sữa còn sót trong bầu ngực. Mẹ nên cho con vào nếp sinh hoạt EASY để vừa giúp con ăn ngủ khoa học, rõ ràng, vừa đảm bảo sữa mẹ được bú và hút đúng cữ, sữa mẹ sẽ luôn dồi dào.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo