Khám thai 3 tháng cuối thai kỳ

đăng bởi

 

Trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba, rất có thể mẹ bầu sẽ phải kiểm tra hai tuần một lần từ tuần 28 đến tuần 36, sau đó chuyển sang thăm khám một lần một tuần cho đến khi sinh.

Các mẹ nên gặp bác sĩ theo đúng lịch khám thai

Khi mẹ và bác sĩ hiểu nhau hơn và khi ngày dự sinh đến gần hơn, mẹ bầu có thể sẽ được kiểm tra thể chất, xét nghiệm cuối thai kỳ và thảo luận về việc sinh sắp tới. Dưới đây là những gì mà bác sĩ sẽ làm tại những lần thăm khám này.

Hỏi xem mẹ bầu cảm thấy như thế nào?

Như thường lệ, bác sĩ có thể sẽ bắt đầu bằng cách hỏi xem mẹ bầu đang làm như thế nào, theo dõi tất cả các vấn đề được nêu trong lần khám trước và xem xét kết quả của tất cả các cuộc xét nghiệm thực hiện kể từ lần khám gần nhất đó. Bác sĩ sẽ hỏi liệu mẹ bầu có bị co thắt, sưng, đau đầu hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác không.

Cho dù có được hỏi hay không, hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ triệu chứng nào đang gặp phải, như là mệt mỏi, bồn chồn hoặc đau nhức thông thường.

Đừng trì hoãn việc nói ra cảm giác của mẹ bầu bởi sự bận rộn của bác sĩ: Bác sĩ có thể gặp hàng chục bệnh nhân mỗi ngày, nhưng việc mang thai vẫn là điều quan trọng nhất trên thế giới đối với mẹ.

Hỏi về chuyển động của bé

Bác sĩ sẽ hỏi mẹ bầu về sự di chuyển của em bé và nhắc nhở mẹ bầu nhớ liên hệ bất cứ lúc nào nếu em bé có vẻ ít hoạt động hơn bình thường.

Bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu chú ý đến chuyển động của bé và có thể yêu cầu đếm chuyển động của bé trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.

 

 

Khám thai 3 tháng cuối gồm những gì?

Như trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu sẽ được kiểm tra cân nặng và đo huyết áp hoặc xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu tiền sản giậtnhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề khác.

Mắt cá chân, bàn tay và khuôn mặt của mẹ bầu sẽ được kiểm tra vấn đề sưng tấy, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim của em bé và cảm nhận bụng của mẹ bầu để ước tính kích thước của em bé.

Chiều cao tử cung của mẹ bầu cũng sẽ được đo (khoảng cách giữa xương mu và đỉnh tử cung) và so sánh với tuổi thai của em bé - cũng như số đo từ lần khám trước - để kiểm tra tốc độ phát triển của em bé.

Nếu bé có vẻ quá lớn hoặc quá nhỏ, bác sĩ có thể sẽ siêu âm để đánh giá sự phát triển và kiểm tra mức nước ối của mẹ bầu.

Bác sĩ có thể sẽ cho bạn biết tư thế nằm của em bé. Sau 36 tuần hoặc lâu hơn, bác sĩ nghi ngờ thai nhi ở vị trí ngôi mông, mẹ bầu sẽ được yêu cầu siêu âm để xác nhận.

Nếu những gì bác sĩ nghi ngờ là chính xác, mẹ bầu sẽ phải thực hiện phương pháp xoay ngôi thai từ bên ngoài (ECV- External Cephalic Version) để xoay ngôi thai.

Mời mẹ tham khảo thêm: Khám hậu sản 6 tuần sau khi sinh

Bài kiểm tra thể chất của mẹ bầu

Mẹ bầu có thể sẽ không được khám phụ khoa định kỳ trong các lần khám thai, ngay cả trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều bác sĩ không khám phụ khoa trừ khi họ thấy có gì đó bất thường, chẳng hạn như chuyển dạ sinh non hoặc kiểm tra kỹ vị trí của em bé (trong trường hợp sắp đến ngày dự sinh và qua kiểm tra bụng, không thấy được vị trí rõ ràng của em bé).

Nhưng nếu đã qua ngày dự sinh, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cổ tử cung để xem liệu nó có mềm ra, chảy ra và giãn ra (mở) không. Điều này có thể giúp bác sĩ quyết định khi nào có thể gây chuyển dạ.

Bác sĩ cũng có thể cố gắng xác định xem em bé đã di chuyển xuống khoang chậu mẹ bầu để chuẩn bị chào đời chưa. Nếu đầu của em bé nằm quá thấp, bác sĩ có thể sẽ thấy khó khăn trong việc cảm nhận bé qua bụng. Mặc dù thế, họ có thể biết được dễ dàng qua việc kiểm tra âm đạo.

Nếu bác sĩ không thường xuyên kiểm tra âm đạo nhưng mẹ bầu đang ở gần ngày dự sinh và mong muốn biết những gì đang xảy ra, mẹ bầu hoàn toàn có thể yêu cầu một cuộc kiểm tra.

Cung cấp cho mẹ bầu một liều globulin miễn dịch Rh, nếu cần thiết

Nếu mẹ bầu có kết quả xét nghiệm máu Rh- (Rh âm tính) và không biết liệu bố của em bé có kết quả như thế nào, mẹ bầu sẽ cần phải kiểm tra máu để kiểm tra xem liệu có em bé trong bụng có khả năng có Rh+(Rh dương tính) không.

Tiêm globulin miễn dịch Rh cho mẹ bầu vào tuần thứ 28

(Xét nghiệm này, được gọi là xét nghiệm kháng thể, đôi khi được thực hiện vào gần cuối tam cá nguyệt thứ hai, khi mẹ bầu lấy máu để xét nghiệm sàng lọc glucose.)

Việc tiêm globulin miễn dịch Rh vào tuần thứ 28 sẽ ngăn cơ thể  sản xuất các kháng thể này cho phần cuối của thai kỳ.

Không cần tiêm globulin miễn dịch Rh trong trường hợp không chắc chắn cơ thể mẹ bầu có sản xuất kháng thể hay không. Nếu có kháng thể, thai nhi sẽ được theo dõi các vấn đề liên quan trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ.

Nếu mẹ bầu không xét nghiệm kháng thể sớm hơn, bác sĩ có thể làm xét nghiệm máu và tiêm thuốc trong lần thăm khám thai vào tuần thứ 28. (Mặc dù mũi tiêm sẽ không có tác dụng gì nếu cơ thể mẹ bầu đã tạo ra kháng thể, nhưng cũng không có hại gì khi tiêm.)

Liên cầu khuẩn nhóm B

Từ 35 đến 37 tuần, bác sĩ sẽ quét âm đạo và trực tràng mẹ bầu để kiểm tra nhiễm trùng thông thường được gọi là liên cầu khuẩn nhóm B. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, mẹ bầu sẽ được cho uống thuốc kháng sinh trong khi chuyển dạ để tránh truyền nhiễm cho thai nhi.

(Nếu bị nhiễm trùng tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B trong thời gian này,  mẹ bầu sẽ không cần xét nghiệm này vì mặc dù nhiễm trùng đã được điều trị, mẹ bầu sẽ vẫn phải uống kháng sinh khi chuyển dạ.

Tương tự như vậy, mẹ bầu cũng sẽ được điều trị như thế này nếu trước đó có con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.)

 

 

Thảo luận về các xét nghiệm hoặc chăm sóc khác mà mẹ bầu có thể cần

Dưới đây là một số xét nghiệm và chăm sóc khác mà mẹ bầu có thể nhận được trong tam cá nguyệt thứ ba:

  • Nếu mức đường huyết tăng cao khi mẹ bầu thực hiện bài kiểm tra glucose và chưa có xét nghiệm dung nạp glucose để xác định xem mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không, mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm dung nạp glucose trong ba tháng này.
  • Mẹ bầu sẽ được kiểm tra lại xem có bị thiếu máu không, đặc biệt là khi mẹ bầu đã bị thiếu máu trong những tháng trước.
  • Nếu có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm lại xem có bị mắc các bệnh giang mai, chlamydia, lậu và HIV không.
  • Nếu mẹ bầu bị phát hiện mắc nhau tiền đạo trong những lần siêu âm trước, mẹ bầu sẽ phải thực hiện một cuộc siêu âm khác trong thời gian đầu kỳ tam cá nguyệt cuối cùng này để kiểm tra vị trí nhau thai.
  • Nếu bác sĩ lo lắng về một tình trạng cụ thể nào đó trong thai kỳ của mẹ bầu. Mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm khác để đảm bảo em bé phát triển một cách khỏe mạnh. Thời điểm và cách thức xét nghiệm phụ thuộc vào lý do thực hiện những xét nghiệm này. Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm định kỳ để đo lường và kiểm tra mức nước ối của mẹ bầu.
  • Nếu việc mang thai của của mẹ bầu bình thường nhưng đã qua ngày dự sinh, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm để đảm bảo em bé vẫn đang phát triển tốt. Từ 40 đến 41 tuần, mẹ có thể nhận được một hồ sơ sinh lý đầy đủ bao gồm một xét nghiệm Non-stress (NST)  để đánh giá nhịp tim của em bé và siêu âm để kiểm tra mức nước ối. Các xét nghiệm này thường được thực hiện hai lần một tuần và sẽ giúp bác sĩ quyết định xem chờ đợi chuyển dạ có phải là một giải pháp tốt hay không.
  • Ngay cả khi mọi thứ có vẻ bình thường, bác sĩ sẽ kích thích chuyển dạ nếu mẹ bầu không sinh con sau 41 hoặc 42 tuần. Sau thời điểm đó, sức khỏe của cả mẹ và em bé đều sẽ bị ảnh hưởng.
  • Mẹ nên tiêm vắc-xin Tdap để giúp ngừa bệnh ho gà.
  • Nếu đang trong mùa cúm, bác sĩ có thể sẽ khuyên mẹ bầu nên tiêm phòng cúm

Tư vấn

Nếu trước đây bác sĩ chưa nói chuyện với mẹ bầu về các dấu hiệu chuyển dạ sinh non, tiền sản giật và các dấu hiệu cảnh báo khác như chảy máu âm đạo hoặc thai nhi ít chuyển động, họ sẽ nói với bạn về những vấn đề này trong kỳ tam cá nguyệt cuối cùng.

Khi gần đến ngày dự sinh, bác sĩ sẽ nói cho mẹ bầu biết những dấu hiệu của chuyển dạ và lúc nào thì nên liên lạc với họ.

Trả lời những câu hỏi về chuyển dạ và sinh nở

Đây là thời gian để giải quyết mọi thắc mắc của mẹ bầu về chuyển dạ và sinh nở.

Mẹ nên nhờ bác sĩ giải đáp tất cả những thắc mắc của mình trong những lần khám thai

Những câu hỏi thường gặp:

  • Bác sĩ sẽ ở đó trong suốt quá trình chuyển dạ của tôi chứ?
  • Mỗi y tá chăm sóc một mẹ bầu hay chăm sóc nhiều người cùng một lúc?
  • Nếu nước ối bị vỡ hoặc tôi chuyển dạ vào giữa đêm thì phải làm sao?

Một số vấn đề sẽ được giải quyết trong lớp học tiền sản của mẹ bầu, nhưng đừng ngần ngại nếu mẹ bầu có bất kỳ vấn đề gì cần trao đổi với bác sĩ. Một kế hoạch sinh nở có thể sẽ giúp mẹ bầu làm rõ được những mong muốn của mình.

Thảo luận về những mối quan tâm sau sinh

Vì mẹ bầu có thể sẽ không sẵn sàng để thực hiện bất kỳ quyết định nào ngay sau sinh, đây sẽ là thời điểm thích hợp để nói về những vấn đề quan trọng như có muốn cắt bao quy đầu cho con hay không, mẹ muốn cho con bú ngay sau đó hay không và nên làm gì để tránh thai sau khi sinh con.

Cuối cùng, bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai. Nhưng đừng chờ đến khi được hỏi, hãy cho bác sĩ biết nếu có bất kì dấu hiệu nào của lo lắng hay buồn phiền.

Bác sĩ cũng có thể hỏi mẹ về mạng lưới hỗ trợ  tại nhà sau khi sinh và đề cập đến các dấu hiệu trầm cảm sau sinh (PPD).

Việc phân biệt được những mệt mỏi bình thường hay thật sự mắc chứng trầm cảm sau sinh sẽ giúp ích cho các mẹ. Nếu mẹ nghĩ rằng mình có thể bị trầm cảm hoặc lo lắng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay bây giờ: https://poh.vn/thai-giao-280-ngay-yeu-thuong

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti