Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7

đăng bởi

Tháng thứ 7 đã đến, bé đang ở tháng đầu của giai đoạn cuối của thai kỳ. Mẹ bầu đang từng ngày mong ngóng con yêu chào đời bởi từ tuần thai này, mẹ đã có thể cảm nhận rõ rệt sự lớn lên cũng như thay đổi của bé. Vì vậy mà tâm lý háo hức được gặp con yêu lại càng tăng lên.

Tuy nhiên, việc mỗi ngày mẹ vẫn cần phải nhớ đó là bổ sung một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển tốt nhất.

Trong bài viết này, POH sẽ chia sẻ cho các mẹ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7  để các mẹ có thêm những kiến thức bổ ích và giúp bé phát triển hơn trong giai đoạn này nhé.

 

 

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối mời mẹ tham khảo thêm!

Dinh dưỡng tháng 7

Mẹ bầu 7 tháng ăn gì thì tốt cho thai nhi?

Tháng thứ 7 của thai kỳ chính là thời điểm quan trọng, đánh dấu sự tăng trưởng não của thai nhi một cách mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, não của bé có thể đạt tới 25% não của người lớn, và một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều kiện cần thiết để giúp con phát triển.

Hôm nay, POH sẽ gợi ý cho các mẹ thực đơn cho tháng 7 để các mẹ tham khảo và có thể lên thực đơn phù hợp cho chế độ dinh dưỡng trong tháng 7 này nhé.

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: Phở, nước cam
  • Bữa phụ 1: Sữa
  • Bữa trưa: Cơm – Canh cua nấu bí xanh – Thịt lợn kho lạc (đậu phộng) – Chè đậu đỏ nước cốt dừa
  • Bữa phụ 2: Yaourt
  • Bữa chiều: Cơm – Đậu rồng xào tỏi – Canh mồng tơi nấu tôm khô – Đậu phụ dồn thịt sốt cà – Dưa hấu
  • Bữa tối: Sapoche – Sữa

 

 

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: Miến gà – Sữa đậu nành
  • Bữa phụ 1: Yaourt – Nho khô
  • Bữa trưa: Cơm – Bông cải, nấm, cà rốt xảo – Canh cải bó xôi nấu giò – Đậu phụ non sốt thịt bò bằm
  • Dưa lê
  • Bữa phụ 2: Nui nấu thịt – Táo
  • Bữa chiều: Cơm – Ngó sen xào tôm – Canh rong biển sườn son – Quýt đường
  • Bữa tối: Sữa
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối mời ba mẹ tham khảo thêm

Một thực đơn đầy đủ dưỡng chất sẽ rất tốt đối với mẹ và bé

Một thực đơn đầy đủ dưỡng chất sẽ rất tốt đối với mẹ và bé

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: Hoành thánh
  • Bữa phụ 1: Chuối – Đậu hũ đường
  • Bữa trưa: Cơm – Canh khoai mỡ tôm băm – Cá thu kho trà xanh – Măng cụt
  • Bữa phụ 2: Bánh mì nướng kèm phô mai
  • Bữa chiều: Su hào xào nấm đông cô – Canh chua bông so đũa cá basa – Chả lụa kho tiêu – Thanh long
  • Bữa tối: Sữa

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: Phở bò viên – Nước chanh dây
  • Bữa phụ 1: Bột ngũ cốc
  • Bữa trưa: Cơm – Cải chua xào – Canh sườn non củ cải muối – Ếch kho cà ri – Dừa xiêm
  • Bữa phụ 2: Trái cây dằm
  • Bữa chiều: Cơm – Cánh cá diêu hồng nấu ngót – Thịt ba chỉ rán sả ớt – Chè nhãn nhục hạt sen
  • Bữa tối: Sữa

Bà bầu tháng thứ 7 nên kiêng những gì?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng như vậy, mẹ cần hạn chế các món chiên, đồ ngọt, đồ cay vì chúng dễ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng khi mang thai hay tăng cân nhanh, béo phì ở mẹ bầu.

Khi chế biến thức ăn, mẹ nên giảm bớt lượng muối. Vì trong những tháng cuối, mẹ thường bị sưng phù chân khi mang thai. Ăn mặn sẽ khiến tình trạng sưng phù trầm trọng hơn.

Mang thai tháng thứ 7 nên kiêng gì

Mang thai tháng thứ 7 nên kiêng gì?

Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không ăn các đồ tái sống, đồ ăn sẵn,… để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Trên đây là một số chia sẻ của POH về dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 nếu các mẹ quan tâm muốn biết về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8 cần những gì thì hãy theo dõi bài viết dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8 dưới đây của POH  nhé.

Lưu ý khi mang thai tháng thứ 7

Bầu tháng thứ 7 em bé nặng bao nhiêu?

Thông thường các bà bầu hay đo cần nặng của bé trong những tháng cuối của thai kì để điều độ ăn uống phù hợp cho thai nhi và để quyết định đẻ mổ hay đẻ thường. Và cân nặng của thai nhi cần quan sát bắt đầu từ tháng thứ 7.

Đến tháng thứ 7, em bé của bạn sẽ nặng khoảng 1,2 kg và có chiều dài khoảng 40 - 44 cm. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa gần như phát triển đầy đủ. Bé lúc này đã định hình tư thế nằm đầu hướng xuống dưới.

Một vấn đề khiến không ít mẹ bầu cũng như người thân của mẹ bầu quan tâm đó chính là cân nặng của thai nhi. Bởi thông qua chỉ số cân nặng của thai nhi mẹ bầu có thể giải đáp được những thắc mắc như bé yêu đã lớn như thế nào, bé yêu có phát triển đúng chuẩn không.

Từ đó, mẹ bầu sẽ có biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và duy trì hoạt động sinh hoạt lành mạnh giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Các mẹ hãy theo dõi bài viết cân nặng và cách tính cân nặng thai nhi của POH để biết thêm chi tiết nhé.

Với sự phát triển của em bé trong tháng thứ 7 như vậy thì nhiều mẹ bầu thường có một tình trạng chung đó là mang thai tháng thứ 7 em bé đạp nhiều. Vậy việc em bé đạp nhiều như vậy có tốt không? Hãy cùng POH tìm hiểu nhé.

Chúng ta đều biết rằng khi thai nhi phát triển, bé bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ. Thực tế, bé không chỉ đá mà còn thực hiện các động tác khác như chuyển động của cơ hoành, nấc, quơ tay, quay sang bên này quay sang bên kia, nhào lộn và nhiều cử động khác nữa.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều

Tuy nhiên không phải tất cả những chuyển động này người mẹ đều phân biệt được. Vì vậy, mỗi lần mẹ cảm nhận được chuyển động của bé, mẹ thường gọi đó là “em bé đạp”.

Để biết chi tiết Thai nhi tháng thứ 7 phát triển như thế nào, mời ba mẹ tham khảo bài viết: Thai nhi tuần thứ 28Thai nhi tuần thứ 29Thai nhi tuần thứ 30Thai nhi tuần thứ 31

Những trường hợp thai đạp nhiều nguy hiểm

Với suy nghĩ rằng bé càng chuyển động nhiều càng khỏe mạnh, nhiều mẹ cảm thấy cực kỳ lo lắng nếu không thấy bé di chuyển nhiều trong ngày.

Thật ra, trong một số trường hợp, thai nhi bất ngờ di chuyển nhiều là do ngạt thở hoặc bị thiếu oxy do dây rốn quấn cổ bé… Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu không giải quyết kịp thời, có thể dẫn đến thai chết lưu.

Nếu lo lắng về tần suất hoạt động của bé cưng, mẹ có thể đến bác sĩ để được tư vấn. Không có một chuẩn mực nào về tần suất chuyển động để đánh giá về sức khỏe của các nhóc. Chỉ có các chuyên gia với những xét nghiệm kỹ càng mới giúp mẹ có câu trả lời chính xác.

 

 

Tư thế nằm cho bà bầu tháng thứ 7

Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải. Vì vậy, bà bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Tư thế này được coi là tốt nhất cho cả 2 mẹ con đấy nhé.

Tư thế này sẽ không gây ra bất cứ lực ép nào cho tim khiến tim hoạt động ổn định nhất có thể. Vị trí này cũng có lợi thế khi giúp các bà bầu dễ ngồi dậy, làm giãn tĩnh mạch chân để ngăn ngừa sự hình thành căn bệnh trĩ.

Đặc biệt, khi nằm nghiêng bên trái, bà bầu có thể kê cao chân một chút sẽ không gây chèn ép lên thành bụng, giúp máu lưu thông tốt nhất đến thai nhi, làm chân bớt phù nề. Cách kê chân tốt nhất là sử dụng một chiếc gối ốm, loại cao vừa phải và mềm sao cho mẹ cảm thấy thoải mái nhất.

Nằm nghiêng bên trái rất tốt đối với các mẹ bầu

Nằm nghiêng bên trái rất tốt đối với các mẹ bầu

Với những bà bầu bị nghẹt mũi, chuột rút chân càng nên áp dụng tư thế ngủ nghiêng bên trái nói trên để có giấc ngủ ngon cà giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Thực ra, không chỉ có bà bầu mà các chuyên gia khuyên tất cả mọi người đều nên ưu tiên tư thế ngủ nghiêng bên trái. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, nên đặt một quả bóng tennis phía sau lưng trong khi ngủ.

Một biện pháp khác là đặt những chiếc gối bên cạnh - những cản trở lớn sẽ khiến bạn không lăn qua lăn lại trong đêm và duy trì được tư thế ngủ này lâu hơn.

Tuy nhiên, việc duy trì mãi một tư thế không phải dễ dàng vì sẽ gây ra tê mỏi. Chính vì vậy, mẹ bầu không cần phải "ép mình" như vậy mà thỉnh thoảng cũng có thể nằm tư thế khác nhưng hãy luôn luôn nhớ rằng: Nằm nghiêng bên trái là tốt nhất!

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo