Sau gần 9 tháng mang thai, mẹ đã bước vào giai đoạn nước rút. Chắc hẳn cha mẹ rất mong chờ ngày bé chào đời với tâm trạng háo hức và tự hào. Trong những tuần cuối, dinh dưỡng vẫn tiếp tục là một trong những mối quan tâm lớn nhất.
Ăn uống đúng cách trong thời gian này sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe thật tốt và đem đến cho bé nguồn dinh dưỡng phong phú để phát triển và sẵn sàng để chào đời.
Vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối như thế nào để mẹ tròn con vuông. Các mẹ hãy cũng POH tìm hiểu nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết này cho các ông chồng của mình để cả hai có thể có một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé ở giai đoạn nước rút này.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối mời ba mẹ tham khảo thêm
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối thai kỳ
Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, em bé sẽ phát triển rất nhanh về cân nặng và chiều dài. Để đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của bé, mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm từ 200 đến 300 calories so với bữa ăn ngày thường.
Như vậy, ăn gì để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tháng cuối thai kì ăn gì để bé tăng cân, thì các mẹ không được bỏ qua những dưỡng chất sau đây:
Thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm giàu chất sắt, thực phẩm giàu canxi, thức ăn giàu vitamin C, những món giàu Axit folic, thực phẩm chứa vitamin A… Các mẹ có thể bổ sung những dưỡng chất trên thông qua việc ăn các loại rau củ quả, uống sữa mỗi ngày và uống thuốc bổ.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối
Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung lượng thực phẩm như sau: Ngũ cốc (Chọn loại nguyên hạt là tốt nhất), trái cây, rau, sữa và thực phẩm từ sữa, các thực phẩm giàu chất đạm, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Ngoài ra, ở tháng cuối này, mẹ cũng sẽ tăng cân nhiều hơn 2 tam cá nguyệt trước. Để tránh những hậu quả do tăng cân quá mức cần thiết, mẹ vẫn nên đảm bảo một chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng nhưng nên loại trừ những loại thực phẩm không có lợi như bánh kẹo ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật…
Mời mẹ tham khảo thêm: Dinh dưỡng cho mẹ nuôi con bú
Mách mẹ những món ngon cho bà bầu tháng 9
Móng giò heo hầm đu đủ
Trong đu đủ có rất nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa rất hiệu quả cho các bà bầu. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.
– Nguyên liệu:
Móng giò heo lấy từ cổ chân xuống, chặt khoanh 5 cm.
Một quả đu đủ xanh.
Rau nêm gồm hành ngò cắt nhỏ.
Móng giò heo hầm đu đủ
– Cách làm:
- Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và ngâm trong nước khoảng 5 – 10 phút để bớt mùi mủ. Sau đó, cắt ngắn cỡ 2-3 cm.
- Bỏ chân móng vào nồi nước, thêm ít muối, để lên bếp hầm (nếu có nồi áp suất thì hầm giò heo trước sẽ mau mềm hơn). Giữ lửa luôn đều cho nước sôi từ từ, đến khi nồi nước dùng sôi lên và móng giò bắt đầu mềm thì cho đu đủ vào, tiếp tục nấu đến khi đu đủ mềm. Thỉnh thoảng dùng muỗng vớt bọt.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Múc ra tô, rắc rau nêm cắt nhỏ lên trên và thêm tí tiê
Trứng cuộn kim châm
– Nguyên liệu:
Trứng vịt 3 quả; nấm kim châm 200g; hành lá 5 cây; gia vị: hạt nêm, tiêu sọ xay, dầu, muối, rượu trắng, xà lách, cà chua.
Trứng cuộn kim châm
– Cách làm:
- Trứng vịt cho ra tô đánh tan với ít muối, tiêu + 1 muỗng rượu trắng + 1 muỗng nước. Rây lại cho mịn, dùng chảo không dính đun nóng, cho thật ít dầu, tráng trứng mỏng vừa. Cắt trứng tráng thành những miếng hình vuông khoảng 4 x 8cm.
- Hành lá chần sơ qua nước sôi. Nấm kim châm cắt 6cm, ướp hạt nêm, tiêu, đem áp chảo vừa chín. Trải miếng trứng lên đĩa, đặt ít nấm lên, phần đầu tai nấm dư ra bên ngoài, cuốn tròn rồi cột lại bằng cọng hành lá. Khi ăn chấm nước tương ớt.
Tháng cuối thai kì nên ăn gì để dễ sinh?
Phụ nữ mang thai thường bị ám ảnh về những đau đớn khi chuyển dạ sinh con, thậm chí nhiều mẹ bầu sợ sinh thường đến mức đề nghị được sinh mổ. Tuy nhiên, thay vì lo lắng không yên mẹ bầu chỉ cần ăn những thực phẩm sau sẽ sinh con dễ dàng, nhanh chóng và không hề đau đớn
Ăn dứa
Dứa là loại quả chứa nhiều bromelain - 1 loại enzyme gây co thắt và làm mềm cổ tử cung. Tuy trong thai kỳ ăn dứa có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, nhưng vào những ngày sắp “vỡ chum” thì ăn dứa hoặc uống nước ép dứa để thể kích thích tử cung co bóp, chuyển dạ dễ dàng.
Ăn canh rau đay, mồng tơi
Tuần cuối của thai kì, mẹ nên ăn thêm canh rau đay, mồng tơi để dễ sinh hơn. Tuy nhiên, chớ lạm dụng bằng cách ăn quá nhiều sẽ gây mất cân bằng chất ở thai phụ. Chỉ nên ăn điều độ, vừa phải ( từ 3 - 4 bữa/tuần).
Mẹ nên ăn canh mồng tơi để dễ sinh hơn
Ăn mè đen
Món chè mè đen nấu cùng bột sắn và đường phèn cực kì bổ dưỡng cho bà bầu, bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin E, protein, folate,... giúp bổ máu, giảm thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa và làm đẹp da, đẹp tóc… Đồng thời ăn mè đen sẽ giúp mẹ bầu sinh dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều.
Ăn rau lang
Vào tháng cuối thai kì, ăn rau lang luộc/nấu canh thường xuyên đến khi đau bụng đẻ sẽ giúp rút ngắn thời gian lâm bồn vì nó giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm đau các cơn đau đáng kể giúp quá trình sinh nở được suôn sẻ.
Uống nước dừa
Lúc thấy có hiện tượng sắp sinh, hãy lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong. Dùng ống hút hút dần dần khi đang nóng. Làm như vậy khiến tử cung mở nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý, đừng uống quá nhiều nước dừa vì sẽ gây loãng máu và mệt, sẽ không tốt cho sản phụ.
Uống nước tía tô khi bắt đầu chuyển dạ
Việc uống nước tía tô giúp mẹ bầu sinh thường nhanh hơn vô cùng hiệu quả, nhiều mẹ bầu chỉ chuyển dạ trong vòng 1 - 2 tiếng đồng hồ là con sẽ chào đời thuận lợi.
Uống nước tía tô khi bắt đầu chuyển dạ giúp mẹ sinh nhanh hơn
Trên đây là những chia sẻ của POH về chế độ dinh dưỡng chi bà bầu tháng cuối, mong rằng các mẹ sẽ có được những kiến thức thật bổ ích để có thể đồng hành cùng thai nhi trong những ngày cuối cùng này.
Gần đến ngày sinh nở, hẳn là nhiều bà mẹ vô cùng hồi hộp, bối rối, thậm chí không ít người lo âu. Các mẹ hãy thư giãn bất cứ khi nào cảm thấy căng thẳng, đó là cách phòng tránh stress tốt nhất. Đừng quên mỉm cười vì nụ cười sẽ giúp bạn tạo không khí thân mật và vui vẻ để mẹ sẵn sàng chào đón bé.
Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?
Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.
EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.
Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.
Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)
Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo