Cách xử lý khóc dạ đề colic ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Nguyễn Khải

Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nếu bé khóc trong thời gian dài. Mặc dù hầu hết đây là dấu hiệu bình thường của em bé sơ sinh đặc biệt trong giai đoạn 6-8 tuần tuổi. Bác sĩ có thể kiểm tra bé đang khóc vì nguyên nhân gì.

Trong hầu hết các trường hợp khóc dai dẳng, bác sĩ sẽ không tìm thấy nguyên nhân vì đây là biểu hiện sinh lý bình thường. Sau khi bác sĩ xác nhận rằng bé khỏe mạnh, mẹ sẽ thấy thoải mái hơn khi bé khóc.

Vỗ ợ hơi có thể giúp con thoải mái hơn.

Vì vậy, khi bé đang khóc, các mẹ hãy hít một hơi thật sâu và áp dụng một số mẹo chữa khóc dạ đề như: Cho con ăn liên tục (clusterfeed) trong thời gian giờ cáu gắt song song với quấn bé và dùng tiếng ồn trắng, giúp con ợ hơi, thay tã khi con cần. Hãy thử các kỹ thuật trấn an thường có hiệu quả với con, ví dụ như  hát, đung đưa hay đưa con đi dạo bằng xe đẩy.

Hãy nhớ rằng các kỹ thuật có thể không hiệu quả trong mọi trường hợp. Khi điều này làm mẹ căng thẳng, hãy nhắc nhở bản thân rằng mẹ chưa làm gì sai và giai đoạn này sẽ mau qua thôi.

Có thể sẽ rất khó để xử lý khi con khóc dạ đề và một số cha mẹ cảm thấy chán nản, bất lực và thậm chí tức giận khi phải đối mặt với một đứa bé không thể ngừng khóc.

Nếu bố ở nhà, hãy thay phiên nhau để bố mẹ đều được nghỉ ngơi. Nhưng nếu các mẹ đang chăm con một mình, hãy thử những cách sau:

  • Đưa bé đi dạo để cả hai có thể hít thở không khí trong lành. Chuyển động của xe đẩy có thể xoa dịu và làm con yên lặng, cánh tay của bạn sẽ được nghỉ ngơi sau một thời gian bế và đung đưa liên tục.
  • Mát xa bụng bé nhẹ nhàng. Điều này có thể giúp cả hai mẹ con. Mát xa cũng có thể giúp giảm bớt đầy hơi, giúp bé thoải mái hơn.
  • Nếu mẹ thấy mình sắp tức giận, hãy đặt bé xuống một nơi an toàn trong năm phút và đi vào một phòng khác để hít thở sâu (khóc cũng là một cách giải tỏa tốt).
  • Trên hết, hãy cố gắng nhắc nhở bản thân rằng bé khóc không hề có liên quan gì đến kỹ năng làm cha mẹ.
  • Khi bé bình tĩnh hơn, mẹ hãy:
  • Nghỉ ngơi, hoặc dành chút thời gian cho bản thân, trong khi con đang ngủ.
  • Ghi lại những bước đã làm để trấn an bé khi bé khóc để không quên. Mẹ cũng có thể phát hiện ra một thói quen khi con khóc. Điều này có thể giúp mẹ xử lý tốt hơn, vì mẹ sẽ biết những gì sẽ xảy ra.
  • Nghe một bản nhạc thư giãn.
  • Gắn kết với bé bằng cách ghi lại những khoảng thời gian tốt đẹp mà hai mẹ con trải qua với nhau.
  • Nói chuyện với chồng về cách mẹ vừa xử lý khi con khóc và những gì mẹ có thể làm.

Các mẹ hãy nhớ chăm sóc bản thân nữa. Xử lý cơn khóc của con có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy nếu mẹ có cơ hội, hãy tự thưởng cho mình khi có thể. Ví dụ như ăn trưa với một người bạn hoặc tận hưởng một giấc ngủ ngắn vào giữa buổi chiều trong khi bé ngủ.

Nếu bạn đang bó tay, điều quan trọng là tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi mọi thứ trở nên quá tải. Đừng ngại nói chuyện với nhân viên y tế hoặc bác sĩ về cảm xúc của mẹ. Họ sẽ hỗ trợ các mẹ để tìm ra cách giải quyết.

Tham khảo: Babycenter

Với những bé đã theo POH Easy One, thì giai đoạn này trôi qua nhẹ nhàng hơn nhiều. Vì bé được sinh hoạt khoa học, được ăn no, ngủ đủ nên sự cáu kỉnh dịu đi rất nhiều. Với nhiều bé, giai đoạn này ba mẹ không cảm nhận rõ ràng, vì bé gần như không "cáu gắt".

Với những bé chưa theo POH Easy One thì đây là giai đoạn không thể tốt hơn để bắt đầu hướng dẫn con EASY và tự ngủ.

Để giúp con ăn no, ngủ đủ, giảm thiểu cáu gắt và mẹ có thời gian bản thân, mời mẹ tham khảo khóa học POH Easy One của POH nhé!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo