Bé sơ sinh biếng ăn - Ba mẹ hoang mang đi tìm giải pháp

đăng bởi Nguyễn Khải

Bé yêu ra đời trong niềm vui hân hoan của cả gia đình nhưng cũng kèm theo biết bao lo lắng cho ba mẹ. Lúc này mọi tâm trí của ba mẹ chỉ xoay quanh chuyện ăn, chuyện ngủ cho em bé non nớt vừa ra đời. Bé biếng ăn là một trong những “bài toán” khó trong “khóa học” làm mẹ ở những tháng đầu tiên. Vậy nguyên nhân bé biếng ăn là do đâu? Ba mẹ phải làm thế nào để giải quyết “bài toán khó” này? Ba mẹ đừng quá hoang mang mà hãy tham khảo các giải pháp sau cùng POH nhé.

Nguyên nhân bé sơ sinh biếng ăn là gì?

Sữa mẹ (hoặc sữa công thức) là thức ăn duy nhất cho các bé sơ sinh từ 0-3 tháng. Vì thế trong thời gian này nếu các bé biếng ăn ba mẹ sẽ vô cùng lo lắng. Bé giảm lượng sữa bú hoặc không chịu bú sữa do các nguyên nhân chính sau:

Bé sơ sinh biếng ăn - Ba mẹ hoang mang đi tìm giải pháp

Trẻ biếng ăn là một trong những nỗi lo lớn nhất của ba mẹ

- Lịch sinh hoạt không phù hợp (khoảng cách giữa các cữ bú chưa hợp lý): Các bé từ lúc mới sinh thường có nhu cầu ăn 2-3h một lần và tăng lên 4h 1 lần khi bé được nhiều tháng hơn. 

Nếu mẹ cho bé ti vặt hoặc khoảng cách giữa các lần ti bình quá ngắn, bé sẽ chưa cảm thấy đủ đói để ăn hiệu quả. Lúc nào bé cũng trong tình trạng lưng lửng dạ và không cảm thấy muốn ăn. Các bé có lịch sinh hoạt Ăn - Chơi - Ngủ hợp lý thường ổn định hơn về lượng sữa bé uống hàng ngày.

- Bé được cho ăn đêm quá nhiều: Việc cho bé sơ sinh ăn đêm là cần thiết vì cơ thể bé chưa tích lũy đủ năng lượng để có thể nhịn đói quá lâu. Tuy nhiên nếu mẹ cho bé ăn đêm quá nhiều (2-3 tiếng cho ăn một lần) sẽ ảnh hưởng đến lượng ăn ban ngày của bé.  

Ban đêm là thời gian bé dành chủ yếu để ngủ nên tiêu hao ít năng lượng. Nếu đêm ăn nhiều bé sẽ dư thừa năng lượng, nhu cầu ăn ban ngày của bé vì thế mà giảm đi. Nhiều mẹ gọi con dậy để ăn đêm vì sợ con đói, mặc dù con đang ngủ. Điều này là không nên vì nếu bé đói bé sẽ tự thức giấc. Ngoài ra việc ngủ được một giấc dài liên tục rất cần thiết cho sự phát triển của bé vì trẻ sơ sinh lớn lên trong giấc ngủ.

- Bé bị ốm, sốt: Các em bé sơ sinh non nớt thường rất dễ bị ốm, mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, sổ mũi, nghẹt mũi... khiến bé khó chịu không muốn bú. 

Mời mẹ tham khảo thêm: Bé 6 tháng biếng ăn mẹ phải làm sao?

 

Bé sơ sinh biếng ăn - Ba mẹ hoang mang đi tìm giải pháp

Các bé thường quấy khóc, chán ăn trong tuần khủng hoảng

- Bé đang trong tuần khủng hoảng: Từ 0-3 tháng bé trải qua liên tiếp 3 tuần khủng hoảng: tuần thứ 5, tuần thứ 8 và tuần thứ 12. Mỗi tuần khủng hoảng kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn tùy từng bé. Ở mỗi tuần khủng hoảng bé sẽ học thêm được những kỹ năng mới mẻ nhưng cũng khiến cho tâm lý của bé bị thay đổi. Các bé thường mải mê khám phá thế giới, luyện tập kỹ năng mới mà quên đi việc muốn ăn.

- Bé gặp khó khăn khi bú: 

+ Với các bé bú mẹ: Bé bú sai khớp ngậm hay ti mẹ quá to hoặc bị tụt sâu sẽ khiến bé gặp vất vả khi bú. Việc này có thể khiến bé chán nản và không muốn ti.

+ Với các bé bú bình: Một số bé có thể từ chối không muốn ti bình nếu ti quá cứng, chảy quá nhanh hoặc quá chậm.

Một số sai lầm của cha mẹ khi con biếng ăn

Khi thấy con giảm lượng ăn hoặc bỏ ăn chắc hẳn ba mẹ nào cũng lo lắng. Tuy nhiên ba mẹ đừng để nỗi sợ hãi lấn át mà mắc phải những sai lầm sau nhé:

  • Ép để bé ăn được nhiều: Sai lầm lớn nhất của ba mẹ là không tôn trọng nhu cầu ăn của bé. Nhiều ba mẹ cố gắng ép bé ăn bằng cách cho bé ăn rong, đút từng thìa sữa hoặc cho bé ăn bằng xi lanh. Những điều này chỉ có tác dụng tức thời nhưng có rất nhiều tác hại như: tâm lý sợ hãi khi ăn (từ biến ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý). Bé biếng ăn do những nguyên nhân thông thường thì sẽ nhanh qua nhưng khi bị biếng ăn tâm lý, việc bé có thể ăn uống tốt trở lại là rất khó khăn.
  • Dụ dỗ bé khi ăn: Để bé chịu ăn ba mẹ hay dụ dỗ, đánh lạc hướng bé bằng cách cho bé cầm đồ chơi, xem tivi, điện thoại khi ăn. Việc này có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa của bé. Bé vừa ăn vừa chơi, ăn một cách thụ động nên sẽ không để ý đến cảm giác no đói của mình.
  • Kéo dài bữa ăn: Vì cố gắng để con ăn được nhiều hơn, bú được hết bình nên ba mẹ hay kéo dài thời gian ăn của bé. Việc này càng khiến bé mệt mỏi và chán ăn hơn. Mỗi bữa ăn của bé không nên kéo dài quá 30 phút là tốt nhất.

Bé sơ sinh biếng ăn - Ba mẹ hoang mang đi tìm giải pháp

Sai lầm thường gặp của ba mẹ là ép bé ăn

Giải pháp khi các bé sơ sinh biếng ăn

Biếng ăn là một vấn đề nan giải mà ba mẹ chắc chắn sẽ phải đối mặt trong suốt năm đầu đời của bé. Ba mẹ hãy “nằm lòng” các giải pháp sau đây để áp dụng cho bé yêu thật hợp lý nhé:

  • Điều chỉnh lịch sinh hoạt, cho bé ăn đúng cữ: Đối với các bé sơ sinh không sinh non, không bị nhẹ cân và không có vấn đề về sức khỏe thì khoảng cách giữa các cữ bú nên tối thiểu là 3h để bé cảm nhận được cảm giác đói. Từ đó bé hứng thú với việc ăn và ăn hiệu quả hơn. Ba mẹ cũng nên điều chỉnh lịch sinh hoạt cho bé hợp lý để việc ăn, ngủ, chơi của bé không bị chồng chéo nhau. 
    Các ba mẹ nên tham khảo lịch sinh hoạt EASY cho con vì lịch EASY thiết kế theo khoảng cách giữa các bữa ăn là 3 hay 4 tiếng.
  • Cho bé ăn đêm theo nhu cầu: Khoảng cách giữa các cữ bú đêm của bé có thể dài hơn 4 tiếng, linh hoạt theo nhu cầu ăn đêm của từng bé. Với các bé không sinh non, đến khoảng 4 tháng hoặc khi cân nặng của bé gấp đôi cân nặng lúc mới sinh, ba mẹ có thể cân nhắc cai ti đêm cho bé. Việc này không chỉ giúp bé có một giấc ngủ đêm trọn vẹn liền mạch mà còn giúp tăng lượng ăn vào ban ngày của bé.
  • Phòng chống, phát hiện và chữa trị cho bé kịp thời: Ba mẹ nên lưu ý giữ sức khỏe cho bé đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Phát hiện sớm và chữa trị dứt điểm khi bé bị ốm, sốt hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi bé khỏi ốm, bé sẽ ăn bù lại khoảng thời gian biếng ăn lúc ốm.
  • Kiên nhẫn chờ “bão” qua: Nếu bé biếng ăn trong tuần khủng hoảng thì việc duy nhất ba mẹ có thể làm là hãy bình tĩnh, kiên nhẫn chờ bão qua. Ba mẹ hãy quan tâm, ôm ấp bé nhiều hơn để giúp bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng một cách nhẹ nhàng hơn.
  • Với các bé khó khăn trong việc ti mẹ: Ba mẹ hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân đằng sau việc bé không muốn ti từ đó tìm cách khắc phục. Trước tiên ba mẹ nên dạy bé cách ti đúng, chọn tư thế bú bé cảm thấy thoải mái nhất. Dùng các dụng cụ trợ ti nếu đầu ti mẹ to hay bị tụt sâu. Đồng thời mẹ nên ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để duy trì lượng sữa đủ cho bé.
  • Với các bé không chịu ti bình: Ba mẹ nên chọn bình sữa có khả năng thoát hơi tốt, núm ti mềm và lựa chọn kích cỡ núm ti phù hợp với khả năng kiểm soát dòng chảy của bé.
  • Ba mẹ tuyệt đối không ép hay dụ dỗ bé ăn. Một bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút. Mặc dù là rất khó khăn để bình tĩnh khi thấy bé yêu của mình bỏ ăn nhưng ba mẹ hãy cố gắng vì lợi ích lâu dài của bé. Ba mẹ hãy hít thật sâu và tự nhủ rồi giai đoạn này sẽ qua, bé yêu sẽ trở lại say mê bú sữa như trước nhanh thôi.

Rất nhiều ba mẹ tham gia khóa học POH EASY ONE: Giúp con Ăn no, Ngủ đủ đã luyện thành công câu thần chú bình tĩnh này do đã được tư vấn kỹ càng về trường hợp biếng ăn của bé yêu nhà mình. POH luôn đồng hành cùng ba mẹ vượt qua giai đoạn biếng ăn một cách ít căng thẳng và nhẹ nhàng nhất. 

POH EASY ONE sẽ giúp ba mẹ giải quyết vấn đề ăn ngủ của con một cách toàn diện nhất, giúp con:

  • Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau. Con có thể ăn đêm 2 lần sau đó ngủ lại luôn.
  • Con tự ngủ mà không phải ti để ngủ hoặc bế ru.
  • Con ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt.
  • Con ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo