Nếu con yêu được sáu tháng tuổi hoặc nhỏ hơn, các chuyên gia khuyên ba mẹ nên để trẻ ngủ cùng phòng với mình. Ba mẹ có thể để đặt cũi của con ở ngay cạnh giường. Điều này được chứng minh là làm giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - trẻ sơ sinh tử vong khi ngủ.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thấy rằng cho con ngủ cùng giường sẽ thoải mái và thuận tiện hơn, kể cả trong lúc rảnh rỗi. Nhưng mẹ lại lo lắng mình ngủ gật trong lúc cho con bú trên giường vào ban đêm. Mẹ không biết việc cho bé ngủ chung cùng bố mẹ có tốt hơn hay không?
Có nên để con ngủ chung với bố mẹ?
Ngủ chung mang theo cả những điều lợi và hại, hãy tìm hiểu và xem liệu nó có phù hợp với ba mẹ hay không nhé.
Ưu điểm của việc ngủ chung là gì?
Lý do phổ biến nhất của việc ngủ chung có lẽ giúp các mẹ sẽ dễ dàng cho con bú hơn. Trẻ ngủ chung giường có thể rúc ti mẹ thường xuyên hơn so với trẻ ngủ một mình.
Đối với những người nuôi con bằng sữa mẹ thì việc ngủ chung sẽ giúp mẹ nhanh chóng cho bé ti khi quấy khóc vào ban đêm.
Thậm chí bé cũng có thể tự bú trong lúc lơ mơ ngủ. Sau khi bú con sẽ lại dễ dàng chìm vào giấc ngủ tiếp. Mẹ ngủ chung với con cũng có thể làm con rúc ti mẹ nhiều lần vào ban đêm.
Ngủ chung với trẻ sẽ giúp các mẹ có thể trông nom bé dễ dàng. Nhiều ông bố bà mẹ còn coi ngủ chung như một cách tạo ra một mối liên kết tuyệt vời đối với con trẻ đấy.
Nhiều người còn có quan điểm cho rằng con ngủ chung mới là mẹ khôn. Nhưng quan điểm này là chưa có nghiên cứu chứng minh. Thâm chí việc ngủ chung giường còn có rất nhiều ngu cơ xảy ra Hội chứng Đột tử sơ sinh SIDS.
Nhược điểm của việc ngủ chung là gì?
Thực tế rằng ngủ chung giường có thể giúp mẹ dễ dàng cho con bú hơn khi phải ngồi dậy bế con ra khỏi cũi. Nhưng điều này đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra hội đột tử sơ sinh SIDS rất cao.
SIDS vẫn có thể xảy ra ngay cả khi cả bố mẹ đều tuân thủ đúng nguyên tắc ngủ chung với con như: không được uống rượu, hút thuốc hay sử dụng các loại thuốc có thành phần gây buồn ngủ.
Nhiều người nghĩ rằng khi nằm cạnh, mẹ sẽ dễ dàng kiểm tra bất cứ lúc nào những dấu hiệu bất thường của bé, nhanh chóng và kịp thời hơn nhiều so với để con ngủ trong cũi. Tuy nhiên quan điểm này không chính xác.
Người mẹ chăm con nhỏ thường rất mệt mỏi nên hay ngủ thiếp đi. Hơn nữa cho con bú kiến não bộ sản xuất nhiều oxytoxin gây buồn ngủ. Mẹ ngủ gật và nguy cơ đè phải con bất cứ lúc nào.
Hội chứng SIDS sẽ tăng cao nếu bố hoặc mẹ làm những điều như:
- Uống rượu bia hoặc sử dụng đồ uống có cồn trước khi ngủ.
- Hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá điện tử, ngay cả khi ba mẹ không bao giờ hút thuốc trên giường hoặc ở nhà.
- Sử dụng các loại thuốc có tính chất gây ngủ.
Một số trường hợp sau cha mẹ càng không nên cho con ngủ chung:
- Trẻ dưới ba tháng tuổi.
- Trẻ bị sinh non (sinh sớm hơn 37 tuần).
- Trẻ bị nhẹ cân (dưới 2,5kg).
Một trong số những điều nguy hiểm nữa là ngủ chung với trẻ trên ghế hay ghế sofa. Trong trường hợp này, nguy cơ hội chứng SIDS có thể tăng rất cao.
Nên tốt nhất là ba mẹ không nên mạo hiểm ôm bé gật gù trên ghế trong phòng khách để tránh những tai nạn đáng tiếc. Vì thế, nếu cảm thấy buồn ngủ thì tốt hơn hết mẹ nên bế con vào cũi nhé.
Có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ khi có nhiều bất lợi có thể ảnh hưởng đến con yêu và chuyện vợ chồng?
Hơn thế nữa, ngủ chung với trẻ có thể gây ảnh hưởng tới chuyện chăn gối của ba mẹ. Nhiều cặp vợ chồng hoàn toàn mất hứng thú khi nghĩ đến em bé bên cạnh và cảm thấy khó chịu khi phải thỏa hiệp với nhau về chuyện tế nhị này. Nhưng hãy nhớ rằng vẫn có những cách khác (và cả những địa điểm khác nữa) để vợ chồng duy trì chuyện chăn gối đấy!
Mời ba mẹ tham khảo thêm:
An toàn ngủ - Ngủ chung giường thế nào cho đúng?
Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Lời khuyên từ chính phủ Anh, Úc
Tham khảo: Babycenter
Ở Việt Nam không có thống kê về số trẻ mất hàng năm do hội chứng đột tử SIDS. Nhưng chắc chắn con số này không ít. Vì rất nhiều bé ngủ trong môi trường không đảm bảo an toàn ngủ, ngủ chung giường với bố mẹ...
Vụ việc về mẹ do mệt quá đè tay lên mũi con trong lúc ngủ khiến con tử vong là một hồi chuông cảnh bảo cho các ba mẹ.
Con số thống kê hằng năm ở Mỹ là con số đáng báo động vì SIDS là một trong những rủi ro luôn luôn thường trực, xảy ra không hề báo trước.
Nên dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến tính mạng của con bạn.
Trong khóa học POH Easy One, đảm bảo an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh là yếu tố bắt buộc ba mẹ phải tuân theo trước khi hướng dẫn bé tự ngủ.
Các kiến thức về an toàn ngủ được chúng tôi trình bày rất chi tiết và luôn nằm ở đầu tiên trong phần “GIẤC NGỦ CỦA CON” của khóa học. Trong tất cả các phương pháp tự ngủ mà khóa học POH EASY giới thiệu, POH liên tục nhắc lại ba mẹ cần đảm bảo an toàn ngủ cho con.
Trong quá trình tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ giảng viên, các giảng viên luôn yêu cầu chụp môi trường ngủ của con. Đội ngũ tư vấn sẽ xem môi trường ngủ đã đảm bảo an toàn hay chưa. Và đưa ra các hướng dẫn phù hợp với điều kiện gia đình bạn.
ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT: Dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến tính mạng của con bạn.
Đảm bảo an toàn ngủ cao nhất và giúp con ăn no & ngủ đủ cùng POH Easy One
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo