Một trong những công đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh một ngày tuổi khiến mẹ bối rối nhất là cho con bú, nhất là những mẹ mới sinh lần đầu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin cần thiết về cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ sao cho đảm bảo an toàn và phù hợp với nhiều mẹ nhất.
Thời gian cho trẻ sơ sinh bú mẹ
Vì dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, kích thước chỉ bằng một viên bi nên bé có thể không bú được quá nhiều trong ngày đầu sau khi sinh. Mẹ có thể kiên nhẫn cho con bú đợi sữa về hoặc cho trẻ dùng sữa công thức theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc y tá.
Ngày đầu hai mẹ con gặp nhau, bạn sẽ được bác sỹ hoặc y tá hướng dẫn cho con bú đúng cách. Nhưng cũng nên thử các tư thế khác nhau để tìm ra tư thế cho con bú thoải mái, phù hợp với hai mẹ con mình nhất.
Mẹ cho bé bú sữa mẹ ngay từ khi chào đời
Nếu lúc đầu việc cho con bú có vẻ khó khăn thì mẹ cũng đừng nản. Nhiều bà mẹ khác cũng phải mất một thời gian sau khi sinh mới học được cách cho con bú.
Dần dần, hai mẹ con sẽ tìm ra được những tư thế thoải mái hơn. Mẹ chỉ cần đơn giản là chờ con đói, há miệng to và đưa vú đến miệng bé. Tìm và ngậm vú mẹ đã là bản năng tự nhiên của trẻ sơ sinh. Bé sẽ cần há rộng miệng để ngậm chặt bầu vú mẹ và mút sữa.
24h đầu mẹ có thể cho trẻ sơ sinh ăn theo nhu cầu. Có thể bé sẽ ăn liên tục hoặc bé ngủ liên tục để phục hồi cú sốc sau sinh. Khi cho bé ăn, mẹ bế bé gần sát người, và cố gắng tiếp xúc da với con càng nhiều càng tốt. Da kề da sẽ giúp hai mẹ con trở nên thân thiết hơn nhiều.
Cho bé ăn khi con đói. Em bé sẽ phản xạ há miệng khi mẹ đưa tay lại gần miệng, hoặc cữ bú trước khoảng 2-3 tiếng.
Mẹ hãy chú ý đến cảm xúc của con. Dỗ dành em bé trước khi cố gắng cho con bú trong những ngày đầu tiên. Mẹ lưu ý không bao giờ cố gắng ép con ngậm vú mẹ. Nếu xảy ra nhũng trường hợp ngoài ý muốn mẹ phải cố gắng giữ bình tĩnh.
Những ngày đầu tiên sau sinh là khoảng thời gian hai mẹ con làm quen với nhau. Mẹ sẽ dần học được những tín hiệu của con. Nhờ đó mà mẹ sẽ biết được khi nào con đói.
Trong vài ngày đầu tiên, trẻ sơ sinh có thể bị giảm cân. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bé không bú đủ sữa. Trẻ sơ sinh có thể giảm tới 10% trọng lượng sau khi sinh nhưng con sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại vào khoảng 5 ngày tuổi.
Thường thì các em bé sẽ dần buồn ngủ sau khi bú mẹ. Khi đã bú đủ bé sẽ rất thoải mái và tự đẩy miệng ra khỏi vú mẹ.
Để biết khi nào con đã bú đủ mời các mẹ tham khảo bài viết: Nhận biết em bé mới sinh bú đủ sữa mẹ.
Nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ như thế nào?
Địa điểm cho con bú là điều mẹ cần lưu tâm đầu tiên. Hãy chọn một nơi mà mẹ và bé cảm thấy thoải mái. Chú ý tạo bầu không khí thư giãn là điều rất quan trọng, đặc biệt là trong những ngày đầu chị em còn đang loay hoay để tìm tư thế phù hợp.
Nhiều mẹ thích bồng con trên ngực hoặc đặt bé lên trên đệm và gối. Tuy nhiên không có tư thế nào là phù hợp với tất cả mọi người. Vì thế nên mẹ hãy dành thời gian thư giãn, tìm ra tư thế phù hợp nhất và tận hưỡng sự gần gũi với con.
Lần đầu cho con bú có thể sẽ mất 40 phút trở lên. Ngực mẹ lúc này sẽ tiết ra sữa non, loại sữa này cực kỳ giàu dinh dưỡng. Sau một vài ngày, ngực mẹ sẽ tiết ra nhiều sữa hơn và bé sẽ bú trong khoảng 5 đến 30 phút.
Nếu mẹ cảm thấy con bú không được lâu thì cũng đừng quá lo lắng. Một số em bé có thể chỉ bú trong vài phút trong khi các em bé khác lại bú lâu hơn. Miễn là mẹ cho con bú đúng tư thế, trẻ sẽ nhận được đủ lượng sữa mà con cần.
Sau đây là một vài hướng dẫn chung về quá trình cho con bú:
Đầu tiên mẹ hãy đỡ trẻ để trẻ hướng vào mặt mẹ. Nâng cằm trẻ nhẹ nhàng chạm vào ngực, tránh để mũi trẻ bị chặn, đầu hơi ngả. Khuyến khích trẻ há miệng bằng cách chà môi trên và mũi trẻ bằng núm vú.
Tư thế thoải mái cho cả mẹ và em bé sơ sinh
Mẹ hãy hướng núm vú về phía vòm miệng khi trẻ mở rộng miệng. Bé sẽ ngậm núm và phần đa diện tích nhũ hoa. Mẹ thấy phần nhũ hoa lộ ra ngoài ở phía trên miệng nhiều hơn ở phía dưới.
Mẹ có thể lấy hai ngón tay kẹp ở đầu ti để kiểm soát dòng sữa giúp bé không bị sặc khi bú. Nếu mẹ thấy đau có thể bế con gần hơn một chút hoặc cho bé ngậm vú lại.
Mẹ sẽ cảm nhận được dòng chảy của sữa nhịp nhàng tới miệng trẻ. Trẻ sẽ bú rất nhanh và chậm dần. Rất nhiều trẻ ngủ quên trước khi bú no, mẹ có thể làm những động tác nhỏ để nhắc nhở bé bú tiếp.
Nếu muốn trẻ ngưng bú, mẹ có thể gãi nhẹ vào cằm hoặc khóe miệng bé, bé sẽ phản ứng lại và mẹ biết được con có còn đói không.
Có khá nhiều tư thế cho trẻ bú ví dụ như kiểu bế ngang, kiểu ru ngủ hay cho bé bú nằm. Về tư thế cho con bú nằm, mẹ có thể nằm nghiêng về một bên, sau đó hướng mặt trẻ vào bầu ngực. Sau khi bé ngậm ti đúng cách thì có thể kê gối lên đầu giúp trẻ thoải mái hơn khi bú.
Nên cho trẻ sơ sinh bú bình như thế nào?
Nếu cho trẻ bú bình mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát lượng sữa mà trẻ sẽ tiếp nhận.
Khi cho bé bú bình, tránh chú ý giao tiếp bằng mắt với con. Mẹ cần đảm bảo rằng khi cho bé bú cả hai mẹ con đều đang ở tư thế thoải mái nhất. Một tư thế phổ biến là mẹ đặt con vào lòng, một tay ôm con, một tay nâng bình sữa cho bé bú.
Cho trẻ mới sinh bú bình
Khi đút sữa bình cho trẻ sơ sinh, cố gắng giữ bình sữa nằm ngang để bé không bị mút vào quá nhiều dẫn đến sặc sữa. Đưa núm vú vào vòm miệng của bé để kích thích phản xạ mút.
Mẹ hãy để ý các dấu hiệu cho thấy em bé đã ăn đủ, chẳng hạn như bú chậm lại hoặc nghỉ ngơi. Những lần nghỉ ngơi sẽ giúp bé cảm nhận được mình đã bú đủ hay chưa. Cho dù là bú mẹ hay bú bình thì bé cũng chỉ cần một lượng sữa nhất định trong mỗi lần bú.
Cuối cùng, mẹ đừng quên vỗ ợ hơi sau mỗi cữ bú giúp con giảm đau đớn do đầy hơi nhé.
Tham khảo: Babycenter, app POH
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo