19 Bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ mẹ bầu cần biết

đăng bởi

Giai đoạn thai kỳ đem đến biết bao niềm hạnh phúc cho ba mẹ khi sắp được đón một thành viên mới đến với gia đình nhỏ của mình. Thế nhưng, thai kỳ cũng đem đến không biết bao nhiêu điều phiền toái đối với sức khỏe của mẹ bầu.

Trong bài viết trước, POH đã liệt kê 26 vấn đề gây khó chịu cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai, ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết này để thu lượm cho mình những mẹo giúp hạn chế các tác dụng phụ thường gặp của thai kỳ nhé.

Đau bụng có thể là một trong những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu (1)

Đau bụng có thể là một trong những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Đây cũng có thể được coi là các bệnh nguy hiểm khi mang thai mẹ bầu nên chú ý để đảm bảo thai kỳ an toàn nhất cho cả mẹ và con yêu của bạn.

 

 

1. Tiền sản giật

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật khi mang thai được hiểu là tình trạng mẹ bầu có huyết áp tăng cao đến mức gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Đồng thời, mẹ bầu bị tiền sản giật có một lượng lớn protein trong nước tiểu. Thông thường bệnh lý này thường được bác sỹ chẩn đoán thông qua việc kiểm tra huyết áp của người mẹ.

Nguyên nhân tiên sản giật thai kỳ

Theo các chuyên gia, một số nguy cơ nhất định dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này bao gồm: mẹ bầu đa thai, mang bầu khi đã lớn tuổi, mẹ bầu thừa cân, béo phì, có tiền sử cao huyết áp, tiền sản giật ở lần mang thai trước, bị tiểu đường, …

Triệu chứng của bệnh tiền sản giật là gì?

Các triệu chứng tiền sản giật

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiền sản giật bao gồm nhức đầu, buồn nôn, lo lắng… Các dấu hiệu tiền sản giật này sẽ xuất hiện sớm nhất vào tam cá nguyệt thứ hai, thông thường từ tuần 20 trở đi, một số trường hợp khác, biểu hiện chỉ có thể nhận biết vào tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ.

Nếu không chữa trị kịp thời, một số mẹ bầu bị tiền sản giật nặng sẽ gặp phải những biến cố khôn lường như cô đặc máu, giảm tiểu cầu trong máu, thiểu niệu, co giật, rối loạn thi giác, rối loạn chức năng gan thận, làm tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Vậy nguyên nhân dẫn đến chứng tiền sản giật thai kỳ là gì, những biến chứng nguy hiểm cũng như cách điều trị tiền sản giật ra sao, ba mẹ đọc thêm bài viết Tiền sản giật thai kỳ của POH để biết thêm chi tiết nhé!

 

2. Hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay hay còn được gọi dưới một số tên gọi khác như hội chứng đường hầm, hội chứng chèn ép dây thần kinh giữa… Đây là hội chứng mà các mẹ thường gặp phải vào giai đoạn thứ 3 của thai kỳ.

Các biểu hiện rõ rệt của hội chứng này là cảm giác tê ngứa hoặc đau âm ỉ ở đầu ngón tay, cổ tay, bàn tay.

Thậm chí nhiều trường hợp nặng hơn, cảm giác đau còn lan rộng ra cả vùng cánh tay và bắp tay khiến cho mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu, nhất là khi về đêm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó ngủ trong thai kỳ.

Mẹ bầu bị đau xương cổ tay khi mang thai

Mẹ bầu bị đau xương cổ tay khi mang thai

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này là do sự tăng tiết dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay (đây là dây thần kinh chạy dọc từ bắp tay xuống cẳng tay và xuống bàn tay. Việc tăng tiết dịch khiến cho áp lực lên dây thần kinh tăng và gây ra các triệu chứng như ở trên.

Các cơn đau cổ tay, đau cánh tay hay đau bắp tay khi mang thai do hội chứng ống cổ tay gây ra sẽ biến mất ngay sau khi mẹ bầu hạ sinh bé bởi khi đó hormone và các chất dịch trong cơ thể mẹ sẽ quay trở lại trạng thái cân bằng như tại thời điểm trước thai kỳ.

Vậy phải làm gì để trị đau cổ tay cho bà bầu?

Để hạn chế những tác động của hội chứng ống cổ tay, các mẹ bầu nên áp dụng một số biện pháp như: Chỉnh tư thế ngồi máy tính phù hợp, tập thể dục nhẹ nhàng, bổ sung vitamin B6 nhưng mẹ cần hỏi bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ.

Ngoài ra, mẹ tìm tư thế ngủ thích hợp. Nếu những cơn đau làm phiền mẹ lúc nửa đêm, cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp tay. Tránh nằm đè lên tay lúc ngủ và thay đổi tư thế ngủ, kê tay trên gối nếu bạn cảm thấy bắt đầu tê, nhức.

Ba mẹ đọc thêm bài viết Hội chứng ống cổ tay trong thai kỳ của POH để tham khảo những kiến thức bổ ích cho thai kỳ của mình nhé!

3. Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng mẹ bầu có lượng đường trong máu cao, tuy nhiên mức độ đó là bình thường trước khi có thai. Bệnh chỉ xảy ra trong thai kỳ và sẽ biến mất sau khi mẹ sinh em bé.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ là do trong khi mang thai, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển, lại đồng thời khiến cho glucose bị tích tụ trong máu.

Tuy nhiên, nếu tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin, sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa glucose gặp khó khăn, đây chính là nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Những biểu hiện tiểu đường thai kỳ phổ biến bao gồm: cảm giác khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều với lượng nước nhiều, cảm thấy đói và ăn nhiều hơn, …

Mẹ bầu có khả năng bị bệnh cao hơn trong trường hợp: thừa cân, béo phì từ trước và trong thai kỳ, là người Mỹ gốc Phi, Châu Á, Tây Ban Nha hoặc người Mỹ bản xứ, bị huyết áp cao thai kỳ, có tiền sử bệnh ở lần mang thai trước đó, mang thai ngoài 30 tuổi.

Để điều trị tiểu đường thai kỳ cũng như biết cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống khoa học, biết cách kiểm soát bữa ăn và cân nặng lý tưởng trong thai kỳ.

Ba mẹ có thể đọc thêm bài viết Tiểu đường thai kỳ của POH để biết chỉ số tiểu đường thai kỳ, tiểu đường thai kỳ nên ăn gì cũng như tìm hiểu xem tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không nhé!

4. Hen suyễn

Khi mang thai, sự thay đổi hoormone chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề của mẹ bầu, trong đó có hen suyễn.

Thế nhưng theo thống kê, 1/3 phụ nữ thấy rằng bệnh hen suyễn của mình được cải thiện, 1/3 trường hợp không gặp phải bất kỳ sự thay đổi gì so với trước khi có thai, 1/3 lại thấy tình trạng hen trầm trọng hơn.

Đồng thời, khi mẹ bầu bị hen suyễn trong thai kỳ, mẹ có thể thấy rằng bệnh tình của mình sẽ lên đến đỉnh điểm nhất trong các tuần từ 29 đến 36 của thai kỳ.

Làm sao để điều trị hen suyễn khi mang thai

Làm sao để điều trị hen suyễn khi mang thai?

Vậy bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Các triệu chứng của bệnh nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến cho mẹ bầu trải qua các cơn ốm nghén nặng, gây chảy máu âm đạo, nhau thai gặp phải một số vấn đề nhất định, mẹ bị huyết áp cao, nguy cơ mẹ bầu bị hen suyễn sinh non cũng cao hơn bình thường.

Tình trạng bệnh cũng gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho con yêu, đồng thời gây khó khăn cho mẹ bầu trong quá trình chuyển dạ sinh con. Lúc này bác sỹ sẽ phải dùng dụng cụ để trợ giúp cho mẹ.

Ba mẹ tham khảo thêm bài viết Mẹ bầu bị hen suyễn trong thai kỳ để biết thêm thông tin về cách chữa hen suyễn cho bà bầu cũng như giải đáp thắc mắc có nên dùng thuốc xịt hen cho bà bầu không nhé!

5. Cảm cúm khi mang thai

Mặc dù mang thai không phải là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị cảm, thế nhưng vì những thay đổi trong cơ thể mà mẹ có thể dễ dàng bị cảm cúm hơn bình thường.

Mẹ bầu bị cảm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là vấn đề về hô hấp cho mẹ bầu. Nguy cơ mẹ bị viêm phổi cũng cao hơn.

Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu trả lời là có đó các mẹ. Theo nhiều nghiên cứu, một số chủng cúm nặng cũng làm tăng nguy cơ sinh non và em bé sinh ra nhẹ cân.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, em bé sinh ra có thể tử vong. Đây chính là nguyên nhân các chuyên gia vẫn khuyến khích mẹ bầu và cả phụ nữ có ý định chuẩn bị mang thai tiêm ngừa cúm vì nó sẽ bảo vệ bạn và con yêu của bạn.

Mẹ bầu bị cúm khi mang thai 

Mẹ bầu bị cúm khi mang thai 

Một số các triệu chứng cảm cúm khi mang thai mà mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy bao gồm: Sốt đột ngột, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, cảm giác ớn lạnh, đau cơ, đau chân tay, các khớp, ăn mất ngon.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể có các triệu chứng giống như khi bị cảm lạnh bao gồm: Ho khan, sổ mũi, hắt xì hơi. Một vài trường hợp khác cũng bị nôn mửa và tiêu chảy.

Để tham khảo kỹ hơn về các triệu chứng bị cúm khi mang thai tuần đầu, bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8, cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5, bà bầu bị cảm cúm có nên xông không cũng như tìm hiểu cách điều trị bệnh ra sao, ba mẹ hãy đọc thêm bài viết Cảm cúm khi mang thai của POH nhé!

6. Bà bầu bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh gây ra bởi virus Dengue truyền sang người do một số loài muỗi. Bệnh có tốc độ lây truyền vô cùng nhanh chóng, tuy không kéo dài lâu nhưng các triệu chứng đôi khi có thể nặng, thậm chí là gây tử vong.

Sốt xuất huyết là một trong số ít bệnh do muỗi gây ra cùng với Zika và chikungunya gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Bà bầu bị sốt xuất huyết có nguy cơ cao sinh non, sinh con nhẹ cân, thai nhi nhiễm virus từ người mẹ nếu nghiêm trọng còn có thể bị chết lưu.

Các triệu chứng sốt xuất huyết bao gồm: sốt cao, đau đầu dữ dội, đau các khớp và cơ xương, phát ban và chảy máu mũi hoặc chảy máu nướu răng nhẹ. Bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh bị buồn nôn, nôn mửa, đau bụng dữ dội và khó thở.

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu bị sốt xuất huyết có gây dị tật thai nhi không?

Theo các chuyên gia, bệnh có thể gây nguy hiểm khi bà bầu bị sốt xuất huyết khi mới mang thai. Lúc này, virus gây rối loạn đông máu, giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, có thể gây sảy thai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Trong giai đoạn cuối thai kỳ khi mẹ bầu sắp chuyển dạ và sinh con, sốt xuất huyết có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu, nguy cơ tử vong cho mẹ bầu và thai nhi sẽ cao hơn.

Mẹ bầu tham khảo thêm những thông tin như bà bầu bị sốt xuất huyết nên ăn gì, làm gì khi bà bầu bị sốt xuất huyết và tình trạng sốt xuất huyết khi mang thai 7 tháng như thế nào trong bài viết Bà bầu bị sốt xuất huyết trong thai kỳ của POH nhé!

7. Trầm cảm thai kỳ

Mặc dù là vấn đề nghiêm trọng đáng báo động, thế nhưng bệnh lý trầm cảm khi mang thai lại hiếm khi được đề cập tới.

Các nhà nghiên cứu cho thấy một kết quả rùng rợn rằng tự sát chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những cái chết thảm thương của mẹ bầu trong thai kỳ. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Bệnh lý trầm cảm hoàn toàn phải chịu trách nhiệm cho kết quả khảo sát của các nhà khoa học. Phụ nữ mang thai khi gặp các vấn đề khác như nhiễm trùng hay thiếu máu thì đều có thể được điều trị kịp thời. Thế nhưng khi bị trầm cảm dẫn đấn tự tử thì lại hiếm khi được phát hiện và giải quyết.

Hoocmone thai kỳ là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi chán nản khi mang thai. Tình trạng này kéo dài lâu dần sẽ dấn đến trầm cảm. Thế nhưng, các bác sỹ thông thường lại quan tâm đến tình trạng sức khỏe thể chất của bệnh nhân hơn là sức khỏe tinh thần.

Khi đó mẹ bầu phải tự xoay xở bằng cách uống thuốc trầm cảm khi mang thai hoặc thậm chí làm những việc điên rồ khác để giải tỏa tâm lý.

Mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai tháng cuối

Chữa trầm cảm như thế nào? Cần phải nói rằng, sự quan tâm, yêu thương từ những người xung quanh đặc biệt là người chồng là liều thuốc điều trị trầm cảm khi mang thai hiệu quả nhất dành cho mẹ bầu.

Người chồng à, hãy quan tâm và chăm sóc người phụ nữ của mình nhiều hơn nhé! Bạn không biết được đâu, bạn có sức mạnh có thể cứu mạng sống người phụ nữ và đứa con của mình đó.

Để biết thêm thông tin bổ ích về bệnh lý này như trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu và điều trị trầm cảm khi mang thai bao lâu, ba mẹ hãy tham khảo bài viết Trầm cảm khi mang thai của POH nhé!

8. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo trong thai kỳ, đặc biệt là viêm âm đạo do vi khuẩn chính là hiện tượng nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nó gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn sống trong âm đạo của người bệnh.

Theo thống kê, cứ có 5 phụ nữ thì có 1 người bị viêm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Lactobacilli chính là chiến binh bởi đây là loại vi khuẩn tốt giúp kiểm soát các vi khuẩn khác sinh sống trong âm đạo của người phụ nữ.

Tuy nhiên, khi có quá ít Lactobacilli sẽ dẫn đến sự mất cân bằng, khiến cho các loại vi khuẩn xấu phát triển ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến tình trạng viêm âm đạo.

Viêm âm đạo khi mang thai có nên đặt thuốc?

Viêm âm đạo đã được chứng minh có mối liên quan đến tăng nguy cơ sinh non và con sinh ra nhẹ cân, nhiễm trùng tử cung sau sinh.

Mang thai bị ngứa vùng kín là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh. Hiện tượng bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu cũng tương đối gặp nhiều ở các mẹ bầu. Mẹ hãy đọc thêm bài viết Viêm âm đạo – căn bệnh mà phụ nữ nào cũng cần phải biết của POH để tham khảo cách điều trị bệnh nhé!

9. Mụn rộp do virus Herpes simplex (bị Herpes khi mang thai)

Virus herpes simplex là gì?

Virus herpes simplex viết tắt là HSV là một loại virus gây nhiễm khuẩn đa cấp tính, biểu hiện chính là những nốt mụn nước trên da mà phổ biến là mụn nước ở miệng và mụn nước ở môi còn có tên gọi chung là bệnh mụn rộp do virus Herpes simplex.

Virus herpes simplex loại 1 gây ra mụn rộp ở môi, khi nhiễm virus này bà bầu mọc mụn nước ở môi là điều hiển nhiên, lúc này bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các vết loét, thường là do hôn.

Trong khi đó, mụn rộp sinh dục lại bị gây ra bởi Virus herpes simplex loại 2, là nguyên nhân của hiện tượng mụn rộp sinh dục ở phụ nữ mang thai. Biểu hiện là những nốt mụn nước hoặc vết loét trên bộ phận sinh dục. Bệnh lây truyền khi quan hệ tình dục với đối tác nhiễm bệnh.

Bệnh mụn rộp ở môi chữa như thế nào

Bệnh mụn rộp ở môi chữa như thế nào?

Những vị trí trên cơ thể thường nhiễm virus này bao gồm: quanh môi, vùng quy đầu, bao quy đầu, môi lớn, môi bé và vùng da xung quanh sinh dục.

Bị herpes khi mang thai tuy gây ảnh hưởng đến đời sống của mẹ bầu nhưng bệnh hiếm khi hoặc có khả năng thấp gây ảnh hưởng đến thai nhi. Theo thống kế, ít hơn 1 trong 10.000 trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh từ người mẹ.

Thế nhưng mẹ bầu vẫn thật cẩn thận để không mắc bệnh cũng như gây ảnh hưởng đến con yêu. Vì trong một số ít trường hợp bệnh có thể gây các biến chứng không đáng có cho bé sau sinh như: nhiễm trùng da, mắt, miệng, ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương, trẻ bị sốt, hôn mê, kém ăn hay co giật...

Để tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng bà bầu bị mụn rộp sinh dục, bà bầu bị rộp môi cũng như biết cách phòng tránh và điều trị bệnh, ba mẹ tham khảo bài viết Mụn rộp do virus Herpes simplex ở phụ nữ mang thai của POH nhé!

10. Viêm gan siêu vi B

Khi khám thai lần đầu, bác sỹ sẽ thực hiện xét nghiệm máu, trong đó bao gồm cả xét nghiệm virus gây bệnh viêm gan B.

Virus này có thể gây bệnh nặng, làm tổn thương gan và thậm chí gây tử vong. Một số các triệu chứng viêm gan B phổ biến bao gồm đau bụng, buồn nôn, ói mửa, chán ăn, đau nhức các khớp, vàng da, mắt cũng có thể có màu vàng.

Mẹ bị viêm gan b có ảnh hưởng đến thai nhi?

Viêm gan siêu vi B là loại virus có khả năng lây nhiễm cao, truyền bệnh qua đường máu, tinh dịch và các chất dịch khác trong cơ thể. Khả năng mẹ có thể truyền bệnh sang thai nhi qua nhau thai là từ 10% cho đến 20%.

Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?

Trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ sinh con, em bé cũng nuốt một lượng lớn máu, nước ối và dịch âm đạo nên khả năng thai nhi bị lây bệnh là rất cao trừ khi em bé được điều trị ngay trong vòng 12 giờ sau sinh.

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một con đường lây lan bệnh viêm gan B sang trẻ sơ sinh. Trẻ mới sinh bị bệnh không có những biểu hiện của bệnh thế nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ phát triển ung thư và tử vong vì bệnh gan cao hơn.

Việc điều trị viêm gan B khi mang thai cho mẹ bầu cần có một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt. Để biết mẹ bầu bị viêm gan B nên ăn gì, chăm sóc bà bầu bị viêm gan b như thế nào và loại thuốc điều trị viêm gan b cho bà bầu, ba mẹ tham khảo bài viết Viêm gan siêu vi B trong thai kỳ của POH nhé!

11. Rubella thai kỳ

“Rubella là tên xuất phát từ Latinh, nghĩa là “nốt đỏ nhỏ”, còn gọi là “sởi Đức”, “sởi 3 ngày”, do virus RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra. Là một bệnh sốt phát ban lành tính, lây nhiễm không NGUY CẤP, nhưng bệnh rubella đối với thai phụ lại khá NGHIÊM TRỌNG vì có khả năng gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.”

CN. Nguyễn Ngọc Trang Đài K. Xét nghiệm – BV Từ Dũ

Dấu hiệu bị rubella khi mang thai

Rubella là bệnh do virus cấp tính gây ra, có những triệu chứng tương đối khó phát hiện, khiến cho nhiều mẹ dễ hiểu lầm với các bệnh lý khác.

Những biểu hiện bất thường bắt đầu xuất hiện khoảng từ 12 đến 23 ngày sau khi mẹ bị nhiễm bệnh. Bao gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau sưng các khớp, mắt đỏ, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi trong vòng từ 1 đến 5 ngày trước khi phát ban.

Cách phòng bệnh rubella khi mang thai phổ biến mà chị em phụ nữ vẫn mách nhau đó chính là tiến hành trích ngừa mũi 3 trong một ngay từ trước khi có thai để phòng tránh 3 bệnh nguy hiểm đối với thai kỳ là Rubella, sởi và quai bị.

Chị em lưu ý, trước khi tiêm phòng cần tìm hiểu thật kỹ thời gian quy định để có thai sau khi trích ngừa, đồng thời có biện pháp tránh thai an toàn.

Mẹ bầu tham khảo bài viết Rubella thai kỳ của POH để biết thêm thông tin về tái nhiễm rubella khi mang thai hay nhiễm rubella trước khi mang thai nhé!

12. Bệnh lậu

Lậu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn, đồng thời truyền từ người mẹ sang thai nhi qua nhau thai.

Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới cũng như nam giới là từ 2 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh tùy vào thể trạng của người bệnh. Cũng có trường hợp sau 1 tháng mới phát hiện bệnh.

Đây là một bệnh lây nhiễm vô cùng dễ dàng, do đó an toàn khi quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh bệnh cần thiết nếu không muốn mắc bệnh. Vào năm 2015, có đến hơn 395.000 người bị mắc bệnh lậu theo báo cáo tại Hoa Kỳ.

Đây mới chỉ là con số đã được thống kê lại, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ước tính 820.000 người bị nhiễm bệnh lậu mỗi năm tại Hoa Kỳ.

Xét nghiệm bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Xét nghiệm bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Lậu làm tăng nguy cơ sảy thai, nhiễm trùng ối, và sinh non ở phụ nữ có thai.

Đồng thời, khi không được điều trị kịp thời, người bệnh lậu dễ bị nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hơn.

Lậu lây truyền sang thai nhi gây ảnh hưởng rất lớn. Con sinh ra nhiễm bệnh giống như người mẹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe về mắt, nghiêm trọng là loét, thủng giác mạc và dẫn đến mù. Không chỉ có vậy, nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ cũng cao hơn đó.

Vậy biểu hiện bệnh lậu ở phụ nữ mang thai là thế nào, điều trị bệnh lậu bao lâu thì khỏi, và nên dùng thuốc chữa bệnh lậu cho phụ nữ mang thai nào? Ba mẹ hãy đọc thêm bài viết Bệnh lậu trong thai kỳ của POH để có những kiến thức bổ ích nhé!

13. Thủy đậu khi mang thai

Thủy đậu là một căn bệnh nguy hiểm vì gây ra những biến chứng không thể lường trước được đối với cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên vì đã được miễn dịch trước đó nên rất ít phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này trong thai kỳ. Ước tính chỉ có từ 1 đến 5 trường hợp mắc bệnh trong số 10.000 phụ nữ mang thai.

Trong trường hợp không được miễn dịch, mẹ có thể mắc bệnh nặng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bị thủy đậu khi mới mang thai, trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc tam cá nguyệt thứ 2 thì mức rủi do sẽ là khoảng dưới 2% thai nhi sẽ bị mắc hội chứng varicella bẩm sinh.

Nguy cơ cao nhất nếu mẹ bị thủy đậu từ tuần 13 cho đến tuần 20. Sau tuần 20, hầu như không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Biểu hiện thủy đậu ở mẹ bầu

Hội chứng varicella bẩm sinh chính là những dị tật bẩm sinh, phổ biến nhất là sẹo dưới da, chân tay dị dàng, đầu nhỏ bất thường, thai nhi mắc các vấn đề về thần kinh và cả thị lực như bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể. Nghiêm trọng, bệnh còn có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu.

Nhận biết được những biến chứng của bệnh thủy đậu đối với mẹ vầ và thai nhi mà các chuyên gia khuyến khích chị em nên đi tiêm ngừa bệnh trước khi có thai nhất nhất là 3 tháng.

Đồng thời tránh tiếp xúc với người bệnh vì bà bầu tiếp xúc với người bị thủy đậu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh do thủy đậu thường lây lan nhanh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

Ba mẹ hãy đọc thêm bài viết Cách chữa thủy đậu cho bà bầu trong thai kỳ của POH để tìm hiểu xem mẹ bầu bị thủy đậu có nên bỏ thai, bà bầu bị thủy đậu nên ăn gì và cách chữa thuỷ đậu nhanh cho bà bầu nhé!

14. Giang mai

Giang mai là bệnh lây lan qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nếu không chữa trị, giang mai để lại hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và thai nhi.

Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét trên người bệnh, quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc quan hệ bằng miệng. Một số trường hợp mắc bệnh do hôn người bị bệnh.

Người mẹ có thể lây truyền bệnh sang thai nhi qua nhau thai hoặc trong lúc chuyển dạ sinh con. Phụ nữ bị giang mai khi có thai nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ lây bệnh cho thai nhi lên đến 80%.

Bệnh cũng làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc nghiêm trọng hơn là gây sảy thai, thai chết lưu hoặc tử vong ngay sau sinh.

Giang mai khiến mẹ có nguy cơ sinh non

Giang mai khiến mẹ có nguy cơ sinh non

Em bé sinh ra cũng gặp phải những vấn đề về thần kinh nghiêm trọng như phát ban, tổn thương xung quanh miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn, tiết dịch mũi bất thường, viêm phổi và thiếu máu.

Những triệu chứng này thường không xuất hiện ngay sau khi sinh mà sẽ biểu hiện trong vòng một đến hai tháng sau sinh.

Trong thai kỳ, siêu âm có thể phát hiện tình trạng mang thai bị bệnh giang mai. Những vấn đề này bao gồm: nhau thai quá lớn, gan hoặc lá lách to.

Hiện nay, phương pháp điều trị giang mai ở phụ nữ có thai chính là bằng thuốc kháng sinh Penicillin, loại thuốc kháng sinh duy nhất an toàn trong thai kỳ điều trị giang mai thành công cho cả mẹ và thai nhi.

Để tìm hiểu kỹ hơn về mối liên hệ giữa giang mai và thai kỳ, giang mai dương tính giả, bị giang mai có con được không hay bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không, ba mẹ đọc thêm bài viết Giang mai trong thai kỳ của POH nhé!

15. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi nghe đến cụm từ nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ có thể nghĩ ngay đến một số tên gọi khác như bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay nhiễm trùng bàng quan với các triệu chứng kèm theo như đi tiểu thường xuyên và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Bệnh thường do vi khuẩn từ da, âm đạo hoặc trực tràng xâm nhập vào niệu đạo gây ra. Một số loại nhiễm trùng tiểu thường gặp bao gồm: Viêm hoặc nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận thậm chí là nhiễm trùng tiểu không triệu chứng.

Biểu hiện viêm đường tiết niệu khi mang thai

Thông thường chị em vẫn biết hiện tượng đi tiểu nhiều và thường xuyên chính là một trong những dấu hiệu có thai và là biểu hiện phổ biến trong suốt thai kỳ do bụng bầu ngày càng lớn gây áp lực lên bàng quang.

Thế nhưng mẹ cần phân biệt giữa đi tiểu nhiều do mang thai và đi tiểu nhiều do nhiễm trùng thông qua những triệu chứng nhiễm trùng tiểu khi mang thai dưới đây: Đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu và có thể thấy trong khi quan hệ tình dục, khó chịu vùng chậu hoặc đau bụng dưới (vùng ngay phía trên xương mu), cảm giác thôi thúc muốn đi tiểu trong khi tiểu rất ít.

Một số trường hợp mẹ có thể nhận thấy nước tiểu có mùi khó chịu, thậm chí là có lẫn ít máu trong nước tiểu. Mẹ cũng bị sốt nhẹ mặc dù nhiệt độ cơ thể vẫn duy trì ở mức bình thường.

Mẹ bầu hãy đọc thêm bài viết Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai của POH để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu, viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối cùng như cách điều trị nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai nhé!

16. Huyết áp cao thai kỳ

Bệnh huyết áp cao có hai loại mà mẹ bầu nên chú ý phân biệt để không nhầm lẫn đó là: huyết áp ao thai kỳ và huyết áp cao mãn tính. Nếu mẹ bị huyết áp cao ngay trước khi mang thai hoặc sớm hơn tuần 20 của thai kỳ thì đây chính là bệnh huyết áp cao mãn tính, ảnh hưởng đến 5% phụ nữ mang thai.

Huyết áp cao thai kỳ còn được gọi là tăng huyết áp do thai kỳ, thường chỉ xảy ra lần đầu tiên sau tuần 20 hoặc muộn hơn.

Cao huyết áp thai kỳ là tạm thời và hầu như sẽ biến mất sau khi mẹ sinh em bé. Những triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh bao gồm: nhức đầu, lo lắng, khó thở và chảy máu cam.

Mẹ bầu bị huyết áp cao khi mang thai tuần 38

Huyết áp cao trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Đây cũng chính là nguyên nhân của nhiều vấn đề khác trong thai kỳ như tiền sản giật, giảm lưu lượng máu nuôi thai nhi, sinh con nhẹ cân, mẹ bầu có nguy cơ phải sinh mổ lấy con, nguy cơ sinh non, bong nhau thai, mẹ cũng dễ mắc các bệnh tim mạch.

Làm gì khi bà bầu bị huyết áp cao?

Người bệnh cần có chế độ tập luyệndinh dưỡng với những nguồn thực phẩm giúp bà bầu hạ huyết áp. Một trong số những cách giảm huyết áp cao khi mang thai là mẹ bầu sử dụng thuốc chống tăng huyết áp, đồng thời duy trì cân nặng lý tưởng.

Mẹ bầu tham khảo thêm bài viết Huyết áp cao khi mang thai của POH để tìm hiểu những thông tin bổ ích như huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường, dùng thuốc hạ huyết áp cho phụ nữ mang thai loại nào nhé!

17. Trĩ thai kỳ

Mẹ bầu dễ dàng bị trĩ khi mang thai do nhiều nguyên nhân: tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch gây cản trở tuần hoàn máu, chứng táo bón phổ biến trong thai kỳ cũng như sự gia tăng hormone progesterone gây ra tình trạng trĩ ở bà bầu.

Hiện tượng các mạch máu bị sưng ở vùng trực tràng, có kích thước từ nhỏ như hạt đậu đến lớn như một quả nho phát triển trong trực tràng hoặc thậm chí nhô ra vùng hậu môn. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu đôi khi khiến người bệnh hết sức đau đớn, chảy máu trực tràng đặc biệt là khi đi tiêu.

Mẹ bầu bị bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Trong trường hợp bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nặng, mẹ bầu có thể chuẩn bị trước tinh thần cho việc sinh mổ, vì nếu đẻ thường việc phải rặn nhiều sẽ khiến cho tình trạng bà bầu bị sa búi trĩ một cách trầm trọng, búi trĩ thò ra ngoài, gây chảy máu và ảnh hưởng đến sinh hoạt sau sinh.

Chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ giúp mẹ bầu phòng tránh táo bón

Ngoài ra, do táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ, thế nên nếu không thể đi tiêu được trong thời gian dài, cơ thể sẽ tích lũy nhiều chất độc hại cho thai nhi.

Do đó, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên phòng tránh táo bón và chữa trị ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh.

Một số cách giúp mẹ bầu tránh bệnh trĩ trong thai kỳ bao gồm: phòng tránh táo bón, không nhịn đi tiêu, cũng không đi tiêu ngồi xổm để đi vệ sinh quá lâu gây áp lực lên trực tràng, tập các bài tập Kegel hàng ngày, hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, uống nhiều nước và có một chế độ ăn uống giàu chất xơ.

Ngoài ra, để biết mang thai bị trĩ dùng thuốc gì, thuốc bôi trĩ cho bà bầu có tốt không và chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá như thế nào? Ba mẹ đọc thêm bài viết Bệnh trĩ trong thai kỳ của POH nhé!

 

18. Viêm nha chu

Nha chu là toàn bộ tổ chức xung quanh răng giúp chống đỡ răng một cách vững chắc. Bệnh viêm nha chu chính là tình trạng nhiễm trùng vùng nha chu, là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sưng chân răng, viêm lợi, chảy máu chân răng.

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh do thay đổi hoocmon thai kỳ, răng miệng trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm vi khuẩn hơn bình thường.

Bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai là một tình trạng rất phổ biến, gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho thai kỳ bao gồm: sinh non, tiền sản giật và thai nhi bị nhẹ cân.

Một khảo sát về mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và tình trạng sinh non, thai nhi nhẹ cân cho thấy có đến 98,7% mẹ bầu vị viêm lợi, 30,3% mẹ bầu bị viêm nha chu trong thai kỳ.

Không chỉ có vậy, bà bầu vị viêm nha chu còn dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch đột quỵ hơn, con yêu sinh ra không chỉ nhẹ cân mà còn kém phát triển cả về thể chất, trí tuệ, khả năng học tập sau này.

Chữa viêm nha chu cho bà bầu

Chữa viêm nha chu cho bà bầu

Nhận thức được những nguy cơ mà bệnh viêm nha chu gây ra cho các mẹ bầu và thai nhi, chuyên gia khuyến khích chị em giữ gìn và vệ sinh răng miệng cẩn thận bằng những cách sau: chải răng đúng cách, ngày 2 lần, sử dụng bàn chải chất lượng tránh làm tổn thương vùng nướu răng vì vi khuẩn rất dễ xâm nhập, có một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe răng miệng, đồng thời khám nha khoa định kỳ mỗi năm 2 lần.

Ba mẹ đọc thêm bài viết Viêm nha chu trong thai kỳ của POH để tìm hiểu thêm về những biểu hiện bệnh viêm nha chu, bà bầu bị sưng nướu răng, bà bầu bị viêm lợi như thế nào cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả nhất đảm bảo sức khỏe mẹ và con nhé!

19. Ứ mật thai kỳ

Cũng giống như tên gọi của bệnh, ứ mật thai kỳ là tình trạng mật bị ứ đọng lại trong gan, giống với viêm gan B ở chỗ bệnh sẽ gây nên biểu hiện vàng da tuy nhiên chỉ xảy ra ở khoảng từ 10 đến 20% số người mắc bện.

Ngoài ra bệnh còn gây ngứa ngáy da đặc biệt nhất là ở vùng da lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Triệu chứng ứ mật trong gan không chỉ khiến cho mẹ bầu bị ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân mà một số trường hợp khác còn có thể bị ngứa toàn thân, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, giấc ngủ và sức khỏe của người mẹ.

Theo các nghiên cứu, di truyền là yếu tố hàng đầu gây nên bệnh, có đến khoảng 50% bệnh nhân có tiền căn từ gia đình. Đối với phụ nữ mang thai, sự thay đổi hoocmon thai kỳ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh.

Mẹ bầu 37 tuần bị ngứa

Mẹ bầu 37 tuần bị ngứa

Mặc dù sẽ biến mất sau sinh, ứ mật thai kỳ gây ngủy hiểm cho thai nhi. Có đến 60% số mẹ bầu mắc bệnh có nguy cơ sinh non. Ứ mật thai kỳ cũng là nguyên nhân khiến thai chết lưu.

Một số biểu hiện phổ biến của bệnh bao gồm: ngứa ngáy nhiều đến dữ dội, nước tiểu có màu vàng sậm, phân có màu sáng, da và mắt có màu vàng.

Trong trường hợp mẹ thấy những biểu hiện bất thường này bao gồm ngứa dị ứng thai kỳ, bệnh da trong thai kỳ thì nên tiến hành khám để được xét nghiệm gan ứ mật và điều trị kịp thời.

Ba mẹ tham khảo bài viết Chữa ứ mật thai kỳ như thế nào của POH để tìm hiểu về những triệu chứng và cách điều trị bệnh nhé!

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti