Cảm cúm trong thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

đăng bởi

Cảm cúm khi mang thai là nỗi lo chung của các mẹ bầu. Rất nhiều lo rằng bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không, thai nhi khi sinh ra có bị dị tật không, mẹ bầu có dễ sinh non không…

Để tránh khỏi những lo âu này, mẹ bầu hãy nắm vững những thông tin cần thiết sau đây.

 

 

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là thuật ngữ chung của bệnh lý thường gặp do nhiễm virus. Thông thường thì được chia là cúm và cảm lạnh. Cảm cúm là do virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng.

Mời mẹ tham khảo ngay: Hỏi đáp - Bị cảm cúm khi mang thai

Mẹ bầu bị cảm cúm là do đâu

Mẹ bầu bị cảm cúm là do đâu?

Cảm lạnh là loại bệnh lý nhiễm siêu vi khuẩn đường hô hấp với loại virus thường gặp nhất là rhinovirus. Còn cúm là bệnh truyền nhiễm do các nhóm cúm như A, B hay C tạo ra, phổ biến là cúm A và cúm B.

Cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không?

Có thể. Mang thai không có nghĩa là khiến mẹ dễ dàng bị cảm. Tuy vậy do sự thay đổi của cơ thể, nếu mẹ bị cúm, mẹ dễ dàng gặp phải các triệu chứng cúm nặng.

Khả năng cao cảm cúm khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng như các vấn đề hô hấp. Mẹ cũng có nguy cơ cao mắc viêm phổi và cần điều trị trong bệnh viện.

Một số chủng cúm nặng làm tăng nguy cơ sinh non và khiến con sinh ra thiếu cân. Trong một số trường hợp hiếm gặp, con có thể chết trong bụng mẹ.

Chính vì vậy, phụ nữ có thai được khuyến khích tiêm vaccine cảm cúm, bảo vệ cả con và mẹ. Tuy vậy, nếu mẹ chưa tiêm vaccine và bị cúm, điều trị nhanh bằng thuốc kháng virus có thể ngăn bệnh trầm trọng hơn.

Mời mẹ tham khảo thêm: Mụn rộp do virus Herpes simplex ảnh hưởng như thế nào đối với thai kỳ?

Triệu chứng cảm cúm là gì?

Ban đầu, mẹ có thể cảm thấy như thế mẹ đang bị cảm lạnh thông thường. Nhưng mẹ nhanh chóng cảm thấy tồi tệ hơn khi các triệu chứng cúm ngày một rõ ràng. Mẹ có thể bị:

  • Sốt đột ngột
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi ốm yếu
  • Ớn lạnh
  • Đau cơ
  • Đau chân tay hoặc khớp
  • Chán ăn

Mẹ có thể thấy những triệu chứng giống cảm lạnh như ho khan, đau họng, chảy nước mũi và hắt hơi. Một số người bị nôn mửa và tiêu chảy.

Cảm cúm có thể khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai, vậy nên hãy nhẹ nhàng xử lý.

 

 

Mang thai 3 tháng đầu bị cúm có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Có rất nhiều người lo lắng bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không thì câu trả lời là có, nhất là việc cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu. Khá nhiều nghiên cứu cho thấy virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi, tuy không phải là tất cả.

Nếu như người mẹ nhiễm cúm nặng có thể dẫn đến tình trạng sốt cao, có thể bị nhiễm khuẩn hay nhiễm độc khiến cho thai nhi bị chết lưu hoặc gây sảy thai.

Thế nhưng mẹ bầu cũng không nên quá hoang mang. Nếu như những thai kỳ bình thường và mẹ bầu không có bệnh tật gì khi mang bầu thì tỷ lệ thai dị tật có thể trên dưới 1%. Vậy nên dù mẹ bầu có tiền căn bị cảm cúm thì không hẳn là do bệnh cúm gây ra nếu thai nhi có dị tật khi ra đời.

Khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu bị cảm cúm thì mẹ cần bình tĩnh tham khảo lời khuyên của bác sĩ và có phương án điều trị thích hợp.

Nếu mẹ lo lắng thì việc này có thể ảnh hưởng đến thai nhi, điều cần thiết là phải theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng việc khám thai đều đặn. Với các máy khám thai hiện nay thì bác sĩ có thể phát hiện được các dị tật ở tay chân, đốt sống, sứt môi, dị tật ở tim…

Mẹ bầu bị cảm cúm trong tam cá nguyệt thứ nhất có tỷ lệ con bị dị tật bẩm sinh cao hơn

Mẹ bầu bị cảm cúm trong tam cá nguyệt thứ nhất có tỷ lệ con bị dị tật bẩm sinh cao hơn

Nhìn chung mẹ không nên sử dụng thuốc trị cảm cúm trong 3 tháng đầu vì tác dụng phụ cũng có thể gây dị tật. Bác sĩ có thể gợi ý cho mẹ bầu một số cách thức như dùng nước muối sinh lý để làm vệ sinh mũi, dùng khăn mềm lau sạch hỉ mũi, sử dụng tỏi để cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày như cam, quýt, ổi…. Nếu như tình trạng cảm cúm kéo dài phải đến thăm khám bác sĩ và điều trị ngay lập tức.

Nếu như mẹ bầu lỡ tự uống uống thuốc cảm cúm khi mang bầu nên giữ lại vỏ thuốc, ghi nhớ nhiều lượng. Sau đó mang tới bác sĩ để xin lời khuyên giải quyết tình huống. Mẹ bầu nên nhớ là không phải loại thuốc uống nào cũng gây nguy hiểm cho thai nhi.

Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

Cách thông thường để ngăn ngừa cảm cúm là tiêm phòng. Việc chủng ngừa bệnh cúm là điều cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ có thể chủng ngừa vào tháng 10 hay khi bắt đầu mùa cúm.

Virus cúm có thể lây lan qua không khí do người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bên cạnh đó là do sử dụng chung đồ của người có bệnh và mẹ bầu chạm mũi và miệng… vào vật dụng này. Vì cảm cúm rất dễ lây lan vậy nên mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc những người bị bệnh cảm cúm.

Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai tiếp theo đó là mẹ nên rửa tay thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Tránh để tay bẩn chạm vào mũi, mắt hay miệng.

Mẹ cũng đừng quên bổ sung nhiều vitamin C và có một chế độ ăn uống lành mạnh để có thể có sức kháng tốt nhất.

Mẹ có nên chích ngừa cúm khi mang thai?

Chích ngừa giúp mẹ phòng tránh bệnh cúm. Bộ Y tế khuyến cáo tất cả bà mẹ mang thai cần chích ngừa cúm mùa. Cảm cúm rất nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi và virus dễ dàng phát tán trong không khí nếu mẹ ho hoặc hắt hơi.

Tiêm vaccine cũng bảo vệ con khỏi virus bệnh cúm trong những tháng đầu đời của trẻ.

Vaccine bệnh cúm an toàn cho thai nhi trong bất kỳ giai đoạn nào. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, vaccine được sử dụng nhiều năm mà không có bất kỳ biến chứng nào.

Mẹ có thể tiêm vaccine ở bất cứ thời điểm trong mùa cúm, tức là trong mùa đông. Mẹ sẽ được bảo vệ tốt nhất nếu tiêm từ đầu mùa cúm, thường là khoảng tháng 9 tới đầu tháng 11. Sau khi chích ngừa, hệ miễn dịch mất 10-14 ngày để phản ứng và bảo vệ mẹ.

Tiêm vaccine làm giảm thiểu nguy cơ cảm cúm một cách đáng kể, tuy vậy vẫn có khả năng mẹ mắc bệnh. Đó là do virus cảm cúm có rất nhiều chủng loại, và mỗi năm các chủng loại khác nhau lại bùng phát.

Những nhà sản xuất vaccine dự đoán chủng nào bùng phát trong mỗi mùa đông, và thay đổi công thức theo đó, tuy vậy không phải lúc nào họ cũng đúng.

Vaccine cảm cúm được sản xuất từ trứng. Nếu mẹ dị ứng với trứng, hãy nói với bác sĩ hoặc y tá thực tập. HIện nay đã có một số loại vaccine mẹ vẫn có thể sử dụng.

 

 

Mẹ nên làm gì khi bị cúm? 

Nếu mẹ đang mang thai và cảm thấy mình bị cúm, hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu mẹ không chắc mình đang bị cảm lạnh hay bị cúm, cứ tới gặp bác sĩ. Nếu không trong giờ làm việc hoặc vào cuối tuần, hãy gọi tổng đài tư vấn sức khỏe.

Mẹ dễ nhiễm những chủng cúm nguy hiểm trong vòng 2 tuần sau sinh. Nếu mẹ vừa sinh con và bị cảm cúm, nhanh chóng tới gặp bác sĩ.

Tùy thuộc vào sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc cảm cúm phù hợp. Có 2 loại chính: Viêm nang Tamiflu (oseltamivir) và thuốc hít Relenza (thường được biết đến với tên gọi zanamivir). Những loại thuốc này giúp giảm cúm và hiệu quả nhất khi sử dụng trong vòng 48 giờ xuất hiện các triệu chứng.

Thuốc không dùng thay thế tiêm chủng. Tuy vậy thỉnh thoảng người ta sử dụng chúng ngăn ngừa bệnh cúm nếu mẹ từng tiếp xúc với những người mắc cúm mà chưa đi tiêm ngừa. Điều này có thể xảy ra do:

  • Mẹ chưa từng tiêm vaccine.
  • Mẹ đã từng tiêm vaccine nhưng không được bảo vệ khỏi chủng loại cúm đang hoành hành.
  • Mẹ đã từng tiêm vaccine nhưng dưới 14 ngày khi tiếp xúc với người bị cúm. Trong trường hợp này vaccine không có tác dụng.

Thuốc kháng virus được kê đơn trong vòng 48 giờ tiếp xúc với cúm.

Khi mẹ bị cúm, hãy nằm nghỉ ngơi trên giường.

  • Uống nhiều nước, đặc biệt khi mẹ bị cúm, đừng để mất nước.
  • Uống paracetamol hạ sốt.

Ibuprofen trị cảm cúm cho người lớn. Nhưng nếu mẹ đang trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc thứ hai, mẹ cần nói với bác sĩ trước khi uống ibuprofen bởi thuốc này không nên sử dụng với phụ nữ có thai. Mẹ cũng không nên uống ibuprofen ở quý 3 để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Mặc dù vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, mẹ cũng nên tuân thủ vệ sinh để ngừa cảm cúm như ngừa cảm lạnh.

Nguồn: Babycenter

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti