Bà bầu bị trầm cảm phải làm sao?

đăng bởi

 

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một loại rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và vô vọng. Đôi khi cảm giác xuống tinh thần là bình thường, nhưng khi bị trầm cảm, những cảm xúc tiêu cực này có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, từ cách suy nghĩ và hành động đến cách ăn và ngủ.

Mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai tháng cuối

Ngay cả khi cả tình trạng trầm cảm đã được kiểm soát, những biến chuyển về nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể khiến cho tình trạng này tái phát. Phụ nữ thường phát triển các dấu hiệu trầm cảm sau sinh (PPD) trong suốt thai kỳ.

Đối phó với cảm xúc tiêu cực chưa bao giờ là một việc dễ dàng, và việc này càng khó khăn hơn khi đang mang thai.

Nhưng trầm cảm là một căn bệnh, không phải là một sự lựa chọn. Tình trạng này phổ biến đến mức kinh ngạc:  Khoảng 1 trong 10 phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai, và con số thực tế có thể còn cao hơn vì rất nhiều người không muốn thừa nhận điều đó.

Trầm cảm lâm sàng khó có thể biến mất nếu không điều trị, và có nhiều lựa chọn cho việc điều trị chứng bệnh này. Nhiều người cảm thấy tốt hơn chỉ sau vài tháng, và hầu như tất cả đều cảm thấy bình thường trở lại trong vòng một năm.

Vì vậy, đừng ngần ngại yêu cầu giúp đỡ. Sức khỏe cảm xúc của mẹ bầu cũng quan trọng như sức khỏe thể chất vậy.

Các triệu chứng trầm cảm khi mang bầu

Một số triệu chứng trầm cảm nhẹ, chẳng hạn như mệt mỏi hoặc khó ngủ, là bình thường trong thai kỳ. Nhưng khi mẹ bầu có cảm giác buồn bã hoặc vô vọng, mất đi hứng thú với những thứ từng thích hoặc không thể hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày, có thể mẹ bầu đã bị trầm cảm.

Cô đơn khi mang thai chính là biểu hiện phổ biến của bệnh trầm cảm

Mẹ bầu có thể bị trầm cảm nếu đã trải qua năm hoặc nhiều triệu chứng sau đây gần như mỗi ngày liên tục trong (ít nhất) hai tuần:

  • Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, hoặc có cảm giác rằng không còn gì thú vị hay vui vẻ nữa
  • Cảm thấy buồn bã, hoặc "trống rỗng" trong hầu hết các ngày, mỗi ngày
  • Thường xuyên khóc khi mang thai
  • Cảm thấy vô cùng khó chịu hoặc kích động
  • Bà bầu hay suy nghĩ linh tinh, thường xuyên cảm thấy lo lắng
  • Thấy khó tập trung
  • Có năng lượng thấp hoặc mệt mỏi cực độ mà không cải thiện khi nghỉ ngơi
  • Trải nghiệm những thay đổi trong cách ăn hoặc ngủ, chẳng hạn như muốn ăn hoặc ngủ mọi lúc hoặc không thể ăn hoặc ngủ chút nào
  • Có cảm giác tội lỗi, vô dụng hoặc vô vọng
  • Cảm thấy cuộc đời mình không đáng sống,  muốn chết khi mang thai

Nếu nghĩ rằng có thể bị trầm cảm khi mang bầu, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ. Chỉ có một chuyên gia sức khỏe tâm thần mới có thể chẩn đoán được.

 

 

Nguyên nhân trầm cảm khi mang bầu

Bất cứ ai cũng có thể bị trầm cảm, nhưng bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp ba lần so với nam giới. Trầm cảm thường phát triển lần đầu tiên trong những năm tuổi 20 của phụ nữ - ngay trong giai đoạn nhiều phụ nữ sinh con đầu lòng.

Có khả năng trầm cảm là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm:

Lịch sử gia đình

Nếu từng có thành viên trong gia đình mắc chứng trầm cảm, mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và có nhiều khả năng mắc bệnh ở độ tuổi trẻ hơn. Trong trường hợp này, nguy cơ tự tử cũng tăng lên.

Mẹ bầu đã từng bị trầm cảm trước đây

Nếu đã từng phải vật lộn với chứng trầm cảm hoặc lo lắng trong quá khứ - như trong thời kỳ mang thai sớm hơn hoặc sau khi sinh con đầu lòng - mẹ bầu có nhiều khả năng bị trầm cảm khi đang mang thai.

Ngoài ra, những phụ nữ từng phải vật lộn với chứng trầm cảm trước đây có nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh cao hơn, một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng liên quan đến ảo giác.

Cuộc sống căng thẳng

Gặp phải những việc gây căng thẳng, chẳng hạn như các vấn đề tài chính, kết thúc mối quan hệ, mất người thân hoặc mất việc đều có thể gây ra trầm cảm.

Thiếu sự hỗ trợ

Nếu mẹ bầu tự sinh con hoặc nếu cảm thấy bị cô lập với bạn bè hoặc gia đình, mẹ bầu sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Có khúc mắc trong quan hệ vợ chồng cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm của mẹ bầu.

Mang thai ngoài kế hoạch

Phát hiện ra có thai khi không có kế hoạch khiến mẹ bầu trở nên cực kỳ căng thẳng và làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Bạo lực gia đình

Việc bạo lực gia đình và lạm dụng tình cảm trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Nếu điều này xảy ra, điều quan trọng là mẹ bầu phải nói chuyện với ai đó để đảm bảo sự an toàn cho hai mẹ con.

Trầm cảm khi mang thai phải làm sao?

Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ. Trầm cảm là một trong những biến chứng thai kỳ phổ biến nhất. Trong các lần khám thai, có khả năng bác sĩ sẽ hỏi về tâm trạng và cảm giác của mẹ bầu. Trong trường hợp bác sĩ không hỏi đến vấn đề này, hãy chủ động đề cập với bác sĩ.

Có thể mẹ bầu cảm thấy khó khăn để nói ra những vấn đề về sức khỏe tinh thần, nhưng đừng ngại, mẹ bầu không phải là người duy nhất gặp phải tình trạng này.

Hoặc mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm vượt qua trầm cảm khi mang bầu Tại đây.

Cách chữa bệnh trầm cảm khi mang thai

Bà bầu bị trầm cảm phải làm sao?

Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau để giúp mẹ bầu đối phó với tình trạng này, bao gồm tâm lý trị liệu, thuốc, hoặc cả hai.

Mẹ bầu có thể lo lắng về việc uống thuốc khi mang thai. Nhưng hãy yên tâm là bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu trong việc lựa chọn phương pháp cũng như các loại thuốc phù hợp.

Nếu mẹ bầu đang dùng thuốc điều trị trầm cảm hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào khác trước khi mang thai, đừng ngừng dùng thuốc mà không nói chuyện trước với bác sĩ. Dừng lại đột ngột có thể đem lại rủi ro cho cả mẹ bầu và em bé.

Mối quan tâm chính khi ngừng điều trị là tình trạng trầm cảm sẽ trở nên tồi tệ hơn. Trầm cảm không được điều trị có liên quan đến việc không tăng đủ cân khi mang thai và các vấn đề liên kết với em bé sau khi sinh.

Nếu cảm thấy tinh thần đi xuống, mẹ bầu có thể thấy khó khăn ngay cả trong việc đi khám thai. Nên nhớ điều này có thể sẽ để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc vì lúc này, cả hai mẹ con đều không được chăm sóc đầy đủ. Vì vậy, khi bị trầm cảm, việc tìm kiếm sự giúp đỡ là hết sức cần thiết.

Trầm cảm khi mang bầu có ảnh hưởng đến em bé?

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của trầm cảm đối với em bé vì rất khó để phân tách tác động của trầm cảm với tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.

Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm đối với con yêu?

Trầm cảm nhưng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị sinh non hoặc nhẹ cân khi sinh ra. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ bị trầm cảm có nhiều khả năng dễ cáu kỉnh và có thể khóc nhiều hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ không bị trầm cảm.

Rủi ro liên quan đến việc dùng thuốc chống trầm cảm thường nhỏ và tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian mẹ bầu dùng thuốc.

Tác dụng phụ có hại của thuốc chống trầm cảm bao gồm:

  • Sinh non
  • Tăng áp phổi

Nếu mẹ bầu dùng thuốc chống trầm cảm khi mang thai 3 tháng cuối, em bé có thể sẽ mắc phải các vấn đề về hô hấp, bồn chồn và khó chịu, lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) hoặc khó khăn khi cho ăn.

 

 

Làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Đối phó với những thay đổi về thể chất, nội tiết tố và cảm xúc của thai kỳ sẽ trở nên khó khăn khi mẹ bầu bị trầm cảm. Cách tiếp cận tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ và tìm một kế hoạch điều trị phù hợp, và nhớ hãy chăm sóc bản thân.

Đừng cố giải quyết quá nhiều việc vặt trong nhà trước khi sinh em bé. Thay vì cố gắng giải quyết những công việc đó, hãy dành ưu tiên cho việc chăm sóc bản thân mình. Chăm sóc bản thân là một phần thiết yếu trong việc chăm sóc em bé.

Mẹ bầu sẽ không thể dành nhiều thời gian cho bản thân một khi đã sinh con, vì vậy cho đến lúc đó hãy dành thời gian để đọc sách, ăn sáng trên giường hoặc đi dạo quanh khu phố. Cũng đừng quên giữ gìn và hâm nóng tình cảm hai vợ chồng.

Đừng cố gắng xử lý những thách thức của trầm cảm và mang thai một mình. Thực hiện theo một kế hoạch điều trị cá nhân là cách tốt nhất để giữ sức khỏe trong suốt thai kỳ và kể cả thời gian sau sinh.

Trầm cảm sau sinh (PPD) là gì?

Nếu mẹ bầu bị trầm cảm trong bốn đến sáu tuần đầu sau khi sinh, đó có thể là trầm cảm sau sinh PPD. (Một nửa số phụ nữ bị PPD nhận thấy các triệu chứng đầu tiên trong thai kỳ).

Ngoại trừ thời gian, các triệu chứng và phương pháp điều trị đều giống như trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai.

Áp lực với việc chăm sóc trẻ sơ sinh có thể  khiến mẹ mắc trầm cảm sau sinh

Đừng nhầm lẫn trầm cảm sau sinh với hội chứng “baby blues” (hội chứng này sẽ biến mất sau một hoặc hai tuần). Giống như trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai, PPD có thể là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố nội tiết, môi trường và di truyền.

Nếu bị trầm cảm hoặc lo lắng khi mang thai, nguy cơ cao là mẹ bầu sẽ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.

Khi nào nên liên lạc với bác sĩ?

Nếu cảm thấy không thể giải quyết được những công việc hằng ngày thêm nữa hoặc là có suy nghĩ tự làm đau bản thân, hãy gọi điện cho bác sĩ để xin giúp đỡ.

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti