17 việc cần làm trong thai kỳ

đăng bởi Tiên Tiên

Danh sách việc cần làm bao gồm mọi thứ mẹ cần để tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái. Từ việc nhắc nhở thực hiện các bài tập sàn chậu của mẹ cho đến gợi ý các món ăn nhiều dinh dưỡng.

Đừng nghĩ rằng mẹ phải đánh dấu hoàn thành vào tất cả các mục trong danh sách, chỉ cần làm những gì cảm thấy phù hợp với mẹ.

 thu-gian-va-tan-huong-thai-ky-hanh-phuc Mẹ bầu hãy thư giãn và tận hưởng thai kỳ tuyệt vời của mình

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm:

1. Nắm được lịch khám thai và siêu âm tiền sản định kỳ

Nếu đây là lần đầu tiên mẹ mang thai và không có biến chứng nào, mẹ nên có 10 cuộc hẹn khám thai. (Mẹ sẽ có bảy cuộc hẹn khám thai nếu mẹ đã từng sinh con).

Trong các lần khám thai của mẹ, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ kiểm tra xem mẹ và em bé có khỏe không, đưa ra lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống và sức khỏe khi mang thai đồng thời thảo luận về các phương án sinh sinh với mẹ.

Trong quá trình siêu âm, một chuyên viên siêu âm sẽ sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh em bé ở trong tử cung (dạ con) của mẹ.

Mẹ nên tìm hiểu thời điểm nào mẹ tiến hành siêu âm và thời gian tái khám trước khi sinh cũng như những gì diễn ra trong suốt những quá trình khám.

2. Cố gắng để ăn ngon

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ đảm bảo mẹ có được tất cả các chất dinh dưỡng mà mẹ và em bé cần. Tập trung vào việc ăn nhiều tinh bột, trái cây và rau quả, protein, sữa và thực phẩm từ sữa, giảm chất béo và đường.

Mẹ có thể ngạc nhiên khi biết rằng mẹ không cần thêm calo trong sáu tháng đầu của thai kỳ và chỉ cần thêm 200 calo mỗi ngày trong ba tháng cuối của thai kỳ.

3. Uống nhiều nước

Làm sao để cơ thể giữ nước trong thai kỳ là điều rất quan trọng. Mẹ hãy cố gắng uống tám ly nước mỗi ngày, tương đương ít nhất là 1.5 lít.

Mẹ nên mang theo một chai nước và uống thường xuyên. Nếu mẹ không thích uống nước thường, hãy thử thêm vài lát chanh hoặc một ít nước trái cây để tăng thêm hương vị.

Ngoài việc tránh mất nước, bổ sung nước còn giúp mang chất dinh dưỡng qua máu đến em bé của mẹ. Uống nhiều nước cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón và bệnh trĩ những vấn đề phổ biến khi mang thai.

4. Đừng bao giờ thờ ơ trước những triệu chứng trong thai kỳ

Ngay cả khi mẹ đã đọc rất nhiều về việc mang thai và nói chuyện với các mẹ khác nhưng vẫn sẽ có lúc mẹ tự hỏi những gì mẹ cảm nhận được có phải là bình thường.

Mẹ nên kiểm tra các triệu chứng lạ khi mang thai, rất có thể đó là dấu hiệu của vấn đề nào đó.

5. Thực hiện các bài tập sàn chậu 

Các bài tập sàn chậu hàng ngày có thể giúp bảo vệ mẹ khỏi bị rỉ nước ối trong khi mẹ mang thai và sau khi sinh em bé.

Có rất nhiều video hướng dẫn giúp mẹ tìm hiểu cách thực hiện các bài tập cơ sàn chậu, cũng như tần suất thực hiện những động tác đó.

6. Đồ ăn nhanh lành mạnh

Tích trữ cấp đồ ăn nhanh và lành mạnh trong ngăn kéo hoặc túi của mẹ sẽ giúp thỏa mãn cơn đói khi mẹ ở nơi làm việc hoặc ra ngoài.

 thoa-man-con-them-ăn-cua-ba-bauHãy thỏa mãn cơn thèm ăn của bà bầu bằng đồ ăn vặt lành mạnh

Trái cây tươi hoặc một số ít trái cây sấy khô hỗn hợp, như quả sung, mận và quả mơ, là lựa chọn tuyệt vời để tăng năng lượng nhanh chóng. Bánh quy giòn, bánh quy dễ tiêu và thanh ngũ cốc có thể giúp mẹ thoải mái hơn nếu mẹ cảm thấy buồn nôn.

7. Đã đến lúc bỏ thuốc lá nếu mẹ hút thuốc 

Hút thuốc trong khi mang thai khiến mẹ có nguy cơ sinh em bé nhẹ cân cao hơn bình thường.

Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ sảy thai và thai ngoài tử cung. Nếu mẹ cần thêm động lực để bỏ thuốc, mẹ hãy tìm hiểu về việc hút thuốc có ảnh hưởng đến em bé của mẹ như thế nào.

Nếu mẹ cần giúp đỡ để bỏ thuốc, hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của mẹ. 

8. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp mẹ đáp ứng các nhu cầu về thể chất và tinh thần của việc mang thai. Mẹ sẽ thấy dễ quản lý việc tăng cân của mình nếu mẹ tập thể dục.

Mẹ nên tìm hiểu thêm về lợi ích của việc duy trì hoạt động trong khi mang thai và xem các video bài tập có hướng dẫn.

9. Dành thời gian với chồng

Giữa tất cả những sự chuẩn bị cho em bé , hãy đảm bảo dành thời gian riêng với bố của bé. Có một buổi tối hẹn hò tại rạp chiếu phim, một nhà hàng yêu thích hoặc một nơi nào khác mà mẹ thích.

Nếu mẹ còn có em bé lớn, hãy cố gắng tìm một người trông trẻ trong khi mẹ đi ra ngoài và bố dành thời gian riêng tư với nhau. Nhu cầu chăm sóc em bé sau sinh có thể khiến mẹ không có thời gian cho một buổi tối đi chơi với chồng của mình.

10. Xem lại tài chính của mẹ

Điều này là chắc chắn vì việc có em bé sẽ làm nguồn tài chính của bố mẹ hao hụt rất nhiều.

Mẹ nên lập một danh sách các vật phẩm mà mẹ nghĩ rằng cần thiết cho em bé. Quyết định những gì mẹ có thể mượn từ bạn bè hoặc gia đình. Đừng quên rằng mẹ cũng có thể mua một số đồ trẻ em đã qua sử dụng nhưng vẫn mới hoặc trên các livestream.

Mẹ nên kiểm tra thời gian nghỉ và lương thai sản để mẹ chuẩn bị tài chính cho sự thay đổi thu nhập.

11. Dành thời gian với bạn bè

Mang thai bao gồm nhiều cảm xúc hỗn độn. Mẹ nên giảm bớt áp lực bằng cách chia sẻ nỗi sợ hãi, hy vọng và sự hứng thú của mẹ với một người bạn hoặc các bà bầu khác.

12. Quan hệ tình dục nếu mẹ muốn 

Nếu mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ hoàn toàn an tâm khi quan hệ tình dục cho đến khi vỡ nước ối. Nếu bụng to khiến việc quan hệ không thoải mái, mẹ có thể tìm hiểu một số tư thế trong từng tam cá nguyệt giúp mẹ vẫn thân mật mà không phải lo lắng về em bé.

Tuy nhiên, nếu mẹ có tiền sử cổ tử cung yếu, nhau thai thấp hoặc chảy máu, hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước.

13. Tự thưởng cho bản thân 

Mang thai là thời gian lý tưởng để tận hưởng thời gian nghỉ ngơi thư giãn, hoặc đơn giản là tận hưởng tất cả những phương pháp làm đẹp mà mẹ thường không để ý tới. 

Nếu bụng to khiến mẹ không thể tự cắt móng chân, hãy dùng dịch vụ chăm sóc móng chân. Nếu mẹ muốn tiết kiệm tiền, hãy tự tạo một spa nhỏ tại nhà. Hãy đối tốt với chính mình vì mẹ xứng đáng với điều đó!

14. Tắm nước ấm

Mẹ nên từ bỏ việc tắm nước nóng một thời gian để đảm bảo sức khỏe cho em bé.

Đơn giản chỉ cần nằm yên, hít thở sâu, thư giãn hoàn toàn và tưởng tượng về em bé của mẹ. Nếu sức khỏe của mẹ tốt trong tam cá nguyệt thứ hai, em bé của mẹ sẽ cho mẹ cảm nhận sự tồn tại của mình qua việc tạo ra một vài cú đạp khi mẹ ngừng di chuyển.

15. Nằm ngủ nghiêng

Từ khoảng giữa thai kỳ trở đi, nằm ngửa có thể hạn chế lượng máu đến em bé và nằm sấp có thể sẽ không thoải mái, sau đó là không thể!

 tu-the-nam-ngu-nghieng-tot-cho-me-bau Tư thế nằm nghiêng sẽ tốt hơn cho mẹ và bé

Đến tam cá nguyệt thứ ba, nằm nghiêng sẽ giảm nguy cơ thai chết lưu so với nằm ngửa. Vì vậy, mẹ nên làm quen với việc ngủ nghiêng càng sớm càng tốt. Một số mẹ chỉ thích nghiêng bên trái nhưng mẹ nên thay đổi tư thế nghiêng sang cả hai bên.

Nếu mẹ cảm thấy khó ngủ vào ban đêm, hãy thử đầu tư vào những cái gối chất lượng tốt để hỗ trợ cho mẹ. Để một vài chiếc gối ở phía dưới đầu gối của mẹ và một chiếc gối hình nêm dưới vùng bụng của mẹ sẽ giúp mẹ thoải mái hơn.

16. Theo dõi sự phát triển của bé

Đăng ký nhận thông báo miễn phí trên một số trang web để tìm hiểu em bé của mẹ đang phát triển như thế nào qua từng tuần. Hoặc tải một số ứng dụng miễn phí để được hướng dẫn từng ngày về việc mang thai và em bé của mẹ trong năm đầu tiên. 

17. Tham gia các hội nhóm của các mẹ bầu

Không ai hiểu những gì mẹ đã trải qua cũng như các mẹ tương lai khác ở cùng giai đoạn mang thai.

Trò chuyện với các mẹ tương lai khác trong cùng tháng với mẹ trong nhóm liên quan đến việc mang thai. Đó là một nơi tuyệt vời để kết bạn mới và chia sẻ kinh nghiệm.

Mẹ có thể tham khảo nhóm “ Thai giáo 280 ngày yêu thương” của POH để được chia sẻ và hỗ trợ.

Nguồn: Babycenter 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti