Tổng hợp mẹo chữa trẻ hay quấy khóc theo dân gian và khoa học giúp bé ngoan ngoãn, dễ nuôi

đăng bởi Hoài Anh

Trẻ sơ sinh mỗi bé mỗi tính, có bé ngoan ngoãn ăn no ngủ kỹ, nhưng lại có bé nhạy cảm quấy khóc liên miên. Việc trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày, nhất là quấy trước giờ ngủ sẽ khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Khóc nhiều cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. 

Vậy khi con quấy khóc phải làm sao? Có cách nào để giúp giảm tình trạng quấy khóc ở trẻ hay không? Ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của POH nhé!

Tại sao trẻ hay quấy khóc?

Quấy khóc là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở hầu hết các em bé, tình trạng quấy khóc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Trẻ bị đói: Trẻ thường khóc để báo hiệu rằng con cảm thấy đói và cần được ăn
  • Cảm thấy không thoải mái: Tã ướt, bỉm bẩn, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, quần áo không thoải mái… cũng là những nguyên nhân khiến bé khó chịu
  • Khóc gắt ngủ: Trẻ sơ sinh không được nghỉ ngơi đầy đủ, hoặc đang ngủ mà bị tỉnh giấc con sẽ thấy rất mệt và khóc gắt ngủ dữ dội
  • Đau hoặc khó chịu: Cảm giác khó chịu hoặc ốm mệt cũng là nguyên nhiên khiến bé quấy.Trẻ có thể khóc do đầy hơi đau bụng, đau tai, hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác. Đó là lý do khi bé ốm mệt thường quấy hơn bình thường
  • Muốn được âu yếm: Trẻ cần sự gần gũi từ bố mẹ. Vậy nên đôi khi con khóc chỉ vì muốn được mẹ âu yếm và ôm bé mà thôi.

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, bé có thể quấy mẹ bởi rất nhiều lý do khác. Nếu em bé của mẹ quấy khóc nhiều hơn các trẻ khác thì có thể con thuộc nhóm tính cách nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc

Việc trẻ nhỏ khóc là rất bình thường, nhưng nếu để con khóc quá nhiều và kéo dài trong nhiều ngày thì cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Khóc quá nhiều khiến trẻ mất nước, mất năng lượng, và ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. 

Không những vậy, trẻ hay quấy khóc còn có tác động lớn đến tâm lý của cả gia đình. Đối với bố mẹ, việc chăm sóc một em bé quấy nhiều sẽ dẫn đến mệt mỏi. Cảm giác bối rối không biết mình đã làm gì sai và không dỗ dành được con càng khiến các bà mẹ căng thẳng, thậm chí là trầm cảm sau sinh.

Vậy thì với trẻ hay quấy khóc mẹ nên làm gì?

Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc theo dân gian

Theo tâm linh trẻ con khóc đêm là dấu hiệu trẻ bị ma trêu. Trong dân gian, có rất nhiều mẹo vặt được truyền lại qua nhiều thế hệ để giúp trẻ giảm quấy khóc và ngủ ngon hơn. Những phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và không gây ảnh hưởng phụ diện nào cho trẻ.

Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả của các mẹo này, nhưng nhiều người vẫn tin tưởng và áp dụng nhờ vào sự truyền miệng và kinh nghiệm thực tế. Dưới đây là một số mẹo chữa trẻ hay quấy khóc theo dân gian mà bố mẹ có thể tham khảo:

  • Đọc thần chú trị trẻ khóc đêm: Cách chữa trẻ khóc về đêm được nhiều mẹ truyền tai nhau là câu thần trú “đâm cối cội chày, ngủ ngày cày đêm, đâm thêm cối nữa, ngủ đêm ta cày ngày”
  • Dùng cành dâu tằm: Theo quan niệm dân gian, cành dâu tằm có tác dụng xua đuổi tà ma, giúp trẻ ngủ ngon và không quấy khóc. Nếu bé quấy nhiều mà không rõ vì sao, mẹ có thể đặt một cành dâu tằm nhỏ dưới gối hoặc trong phòng của bé.

Dùng cành dâu tằm là mẹo chữa trẻ quấy khóc được nhiều mẹ tin tưởng

  • Treo tỏi ở đầu giường: Tỏi được cho là có khả năng xua đuổi tà khí. Treo một củ tỏi ở đầu giường hoặc trong phòng bé có thể giúp bé ngủ ngon hơn và ít quấy khóc.
  • Đặt dao cùn đầu giường: Đặt một con dao cùn ở đầu giường của bé để xua vía ác, và giúp bé cảm thấy an toàn hơn, từ đó giảm bớt tình trạng quấy khóc.
  • Lấy cỏ ở bờ giếng, hoặc rơm hay cỏ lót ổ gà đẻ ngầm đặt dưới chiếu nằm mà không để cho người mẹ biết. Đây là mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh được nhiều gia đình làm theo.
  • Xoa huyệt: Xoa nhẹ nhàng các huyệt trên cơ thể bé, đặc biệt là huyệt ở lòng bàn chân và lòng bàn tay, có thể giúp bé thư giãn và giảm quấy khóc.
  • Sử dụng cành trúc đùi gà: Lấy một đoạn cây trúc đùi gà (trúc ống điếu, trúc quan âm) chặt lấy 3 đoạn ngắn đặt lén ở chỗ trẻ ngủ mà không cho ai biết.
  • Lấy búp chè non băng rốn: Dùng búp chè non băng quanh rốn của bé là một mẹo dân gian để bé cảm thấy ấm bụng, dễ chịu hơn.
  • Dùng lá trầu không: Tương tự cách trên, hơ lá trầu không nóng lên rồi đắp lên bụng bé có thể giúp giảm đau bụng và làm dịu bé.

Những mẹo dân gian giúp trẻ hết quấy khóc trên đây là kinh nghiệm dân gian và chưa được khoa học chứng minh. Bố mẹ có thể tham khảo và làm thử cho bé, nhất là khi em bé quấy khóc nhiều mà không rõ nguyên do. Tuy nhiên, nên cân nhắc kỹ lưỡng và có thể kết hợp với các phương pháp khoa học để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bé.

Biện pháp chữa trẻ hay quấy khóc theo khoa học

Không giống như các mẹo cho trẻ hết quấy đêm dân gian, những phương pháp dưới đây dựa trên các nghiên cứu và hiểu biết về tâm lý cũng như sinh lý của trẻ. Việc áp dụng các phương pháp khoa học không chỉ mang lại hiệu quả nhanh chóng mà còn đảm bảo an toàn cho bé. Dưới đây là những mẹo chữa trẻ hay quấy khóc theo khoa học mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng để giúp bé yêu của mình cảm thấy dễ chịu hơn.

Có nhiều cách dựa trên khoa học giúp giảm bớt tình trạng quấy khóc ở trẻ

1. Giữ bình tĩnh ngay cả khi bé quấy khóc

Khi bé quấy khóc, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần giữ bình tĩnh. Phản ứng nhẹ nhàng và ân cần sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và yên tâm hơn. Ôm bé vào lòng và nói những câu trấn an bằng giọng điệu bình tĩnh. Tuy bé chưa hiểu lời mẹ nói nhưng ngữ điệu bình tĩnh của mẹ có thể giúp bé được trấn an.

2. Đổi tư thế bế

Mẹ cũng nên kiểm tra xem bé có cảm thấy không thoải mái do tã ướt, quần áo chật hay nhiệt độ phòng không phù hợp và điều chỉnh kịp thời. Một số bé thích được bế với tư thế vác vai hơn là bế ngang. Vậy nên mẹ cũng có thể thử điều chỉnh lại tư thế bế em bé để ngăn cơn khóc.

3. Áp dụng phương pháp 5S của Dr. Harvey Karp

5S là phương pháp trấn an em bé dựa trên nghiên cứu của bác sĩ nhi khoa Harvey Karp. Phương pháp này được nhiều mẹ áp dụng để giúp con nín khóc trước giờ đi ngủ. Trong đó 5S bao gồm 5 yếu tố:

  • Swaddle (quấn chặt): Quấn bé trong một chiếc khăn mềm.
  • Side-Stomach Position (tư thế nằm nghiêng hoặc sấp): Đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp trên cánh tay mẹ đung đưa, hoặc nằm nghiêng trên giường.
  • Shush (tiếng "suỵt"): Phát ra âm thanh "suỵt" nhẹ nhàng để trấn an bé.
  • Swing (đung đưa): Đung đưa nhẹ nhàng bé (lưu ý mẹ không rung lắc bé)
  • Suck (nhu cầu bú mút): Cho bé ngậm núm vú giả hoặc bú mẹ.
  • Sử dụng white noise (tiếng ồn trắng): Tiếng ồn trắng có thể giúp bé cảm thấy an toàn và dễ ngủ hơn. Mẹ có thể sử dụng máy phát tiếng ồn trắng hoặc các ứng dụng trên điện thoại.

4. Vỗ ợ giảm đầy hơi

Trẻ bị đầy hơi chướng bụng thường không chơi ngoan được mà sẽ nhăn mặt, khóc quấy bứt rứt cả ngày. Với tình trạng này, vỗ ợ là mẹo giúp trẻ sơ sinh hết quấy khóc hiệu quả. Sau khi ăn mẹ hãy vỗ nhẹ lưng bé để giúp bé ợ, loại bỏ không khí dư thừa trong dạ dày, giảm cảm giác khó chịu.

Nên mẹ cũng có thể thử đặt bé nằm, nhẹ nhàng đẩy hai đầu gối bé lên đến dạ dày và giữ tư thế này vài phút, sau đó thả ra và duỗi thẳng chân bé, lặp lại vài lần để bụng con dễ chịu hơn.

Vỗ ợ giúp giảm tình trạng trẻ quấy khóc do đầy hơi

5. Sử dụng công cụ hỗ trợ

Sử dụng các công cụ hỗ trợ là cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm rất hiệu quả. Đầu tiên, mẹ có thể thử núm vú giả để cảm thấy dễ chịu hơn. Ngậm vú giả giúp thỏa mãn nhu cầu bú mút của trẻ nhỏ, tương tự như việc con mút tay để tự trấn an. 

Công cụ thứ hai giúp bé giảm quấy khóc là tiếng ồn trắng. Có rất nhiều loại tiếng ồn trắng như tiếng mưa, tiếng sóng, tiếng rè rè, tiếng shhhh… Âm thanh đều đều này sẽ gợi nhớ cho bé cảm giác khi còn nằm trong bụng mẹ - nơi bé cảm thấy vô cùng an toàn. Bé sẽ thả lỏng và không khóc nữa.

6. Đưa bé ra chỗ khác

Đôi khi bé khóc bởi con cảm thấy “chán”. Với các bé từ khoảng 2 tháng trở lên, thị giác của bé phát triển mạnh mẽ, con có nhu cầu nhìn ngắm thế giới xung quanh nhiều hơn. Khi bé đang nằm hoặc ngồi chơi một lát bỗng khóc mẹ có thể thử thay đổi môi trường xung quanh cho bé. Hãy đưa bé ra ngoài trời hoặc đến một phòng khác.

7. Hạn chế kích thích

Với các bé nhạy cảm, những yếu tố bên ngoài sẽ ảnh hưởng tới con rất nhiều. Nếu bé vốn dễ quấy khóc mẹ nên hạn chế người đến chơi và các yếu tố kích thích khác như âm thanh, ánh sáng mạnh, đặc biệt là vào buổi tối, giúp bé không bị kích động. Điều này cũng có tác dụng tích cực đến giấc ngủ của trẻ. 

8. Massage

Massage nhẹ nhàng là cách giúp bé thư giãn và giảm quấy khóc rất dễ thực hiện. Việc được tiếp xúc da kề da với mẹ qua hoạt động massage cũng phần nào làm dịu em bé. Mẹ nên đưa massage vào hoạt động thường ngày để thường xuyên thư giãn cho trẻ.

9. Chờ đợi cơn khóc của bé qua đi

Đôi khi bé cần khóc để giải tỏa căng thẳng hoặc đơn giản con cáu, dỗi mẹ vì điều gì đó. Mẹ hãy ở bên bé vỗ về và chờ đợi cơn khóc qua đi. Trong trường hợp bé quấy khóc không ngừng và không có dấu hiệu cải thiện,thì mẹ đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và nhận tư vấn.

Việc chăm sóc trẻ hay quấy khóc đòi hỏi sự kiên nhẫn và tình yêu thương từ các bậc cha mẹ. Những mẹo chữa trẻ hay quấy khóc mà POH chia sẻ ở trên không chỉ giúp bé giảm quấy khóc mà còn tăng cường sự gắn kết giữa bố mẹ và bé, giúp bé cảm thấy an toàn và phát triển tốt hơn. Lưu ý cho ba mẹ là mỗi em bé sẽ có phản ứng khác nhau với từng phương pháp, vì vậy hãy linh hoạt và kiên nhẫn khi dỗ con.

Với các em bé tham gia chương trình POH EASY từ sớm, các mẹ nhận thấy con giảm hẳn thời lượng quấy khóc, dù là trước hay sau giấc ngủ. Các bé được hướng dẫn ngủ trong cũi độc lập, khi thức dậy vẫn vui vẻ chào đón mẹ bằng một nụ cười chứ không có tình trạng khóc gắt ngủ.

Ngoài ra, tham gia chương trình POH EASY mẹ còn được hướng dẫn tạo nếp sinh hoạt khoa học cho bé. Con ăn - ngủ theo nếp, cười tươi mỗi ngày, dễ nuôi hơn với giấc ngủ kéo dài từ 11-12 tiếng. Với sự hỗ trợ từ POH EASY, bố mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để chăm sóc bé yêu một cách hiệu quả và nhẹ nhàng hơn. Ba mẹ ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

Tham khảo chương trình POH EASY tại đây mẹ nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo