Tăng cân an toàn trong thai kỳ

đăng bởi Nguyễn Khải

Tất cả các mẹ khi mang thai đều sẽ phải tăng cân trong thai kỳ, thế nhưng tăng cân thế nào để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cả hai mẹ con, vừa giúp mẹ an toàn tránh khỏi những biến chứng do thừa cân, béo phì gây ra khi mang thai là điều không phải mẹ nào cũng làm được.

Bảng tăng cân của bà bầu trong thai kỳ thường được xây dựng dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI của mẹ trước khi mang thai. Chỉ số này được tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao bình phương (m).

 

Mẹ tăng cân vừa phải và đều đặn là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.

Vậy cân nặng mà mẹ bầu tăng lên trong thai kỳ đến từ đâu? 

Số cân nặng đó bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, sự gia tăng thể tích máu, mỡ của cơ thể mẹ và một số yếu tố khác. Và chế độ dinh dưỡng của mẹ chính là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng cân này.

Vì thế nếu muốn có một chế độ tăng cân cho bà bầu an toàn, hợp lý thì mẹ nên bắt đầu từ việc chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu việc luyện tập thể dục và sinh hoạt hợp lý để duy trì sức khỏe cũng như cân nặng của mẹ khi mang thai.

Trong bài viết hôm nay, POH sẽ gửi đến mẹ các thông tin về việc làm sao để tăng cân an toàn, quản lý cân nặng hiệu quả cũng như các vấn đề về ăn kiêng trong thai kỳ, mời mẹ tìm hiểu nhé!

Tăng cân trong thai kỳ

Quá trình tăng cân của thai nhi thường tỉ lệ thuận với số cân nặng mẹ tăng lên trong thai kỳ. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp mẹ tăng cân nhiều nhưng con lại nhỏ, mẹ tăng cân vừa phải nhưng con sinh ra vẫn có mức cân nặng bình thường.

Bà bầu tăng cân ít hay nhiều phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện. 

Vì thế nếu mẹ đang bị thừa cân thì mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn, không phải lúc bầu bí mẹ ăn nhiều thì con sẽ hấp thu được hết mà điều quan trọng là mẹ phải bổ sung đúng những dưỡng chất mà thai nhi cần để phát triển.

 

Tập thể dục nhẹ nhàng là cách kiểm soát cân nặng và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.

Với các mẹ gầy hoặc có thân hình bình thường, ngoài việc ăn uống đa dạng, đủ chất thì mẹ còn nên để ý đến việc bổ sung thêm năng lượng để duy trì sức khỏe trong suốt giai đoạn mang thai.

Tuy nhiên mẹ bầu tăng cân nhanh quá cũng không tốt vì việc này sẽ gây áp lực lớn lên hệ xương và da, có thể khiến mẹ bị rạn da hay nhức mỏi người thường xuyên.

Vậy bà bầu nên tăng bao nhiêu kg trong thai kỳ? Với các mẹ có thân hình cân đối thì mẹ chỉ nên tăng từ 0,5 đến 2kg trong tam cá nguyệt đầu tiên và thời gian sau đó thì tăng dần dần 0,5kg/tuần cho đến khi sinh con.

Còn những mẹ bầu gầy, mẹ bầu thừa cân, béo phì thì số cân nặng nên tăng là bao nhiêu, mời mẹ tìm hiểu tại bài viết Tăng cân trong thai kỳ.

Lời khuyên giúp bà bầu quản lý cân nặng khi mang thai hiệu quả

Các mẹ bầu có chỉ số BMI dưới 25 cần tăng cân khi mang thai khá nhiều, khoảng từ 11 đến 18kg tùy thuộc vào thể trạng của mẹ. 

Đối với những mẹ bầu có BMI trên 25 và được coi là thừa cân, béo phì thì cân nặng nên tăng thêm khi mang thai chỉ hạn chế trong khoảng 5 đến 11kg mà thôi, nhiều mẹ bầu thừa cân thậm chí còn nghĩ đến việc tìm cách giảm bớt cân nặng trong thai kỳ bằng cách ăn kiêng.

Thế nhưng ăn kiêng không phải là cách giảm cân khi mang thai được coi là an toàn đối với các mẹ bầu có chỉ số BMI cao vì việc ăn kiêng có thể khiến mẹ không cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của con yêu cũng như không đủ năng lượng để duy trì sức khỏe của bản thân.

 

Số cân nặng mẹ nên tăng thêm khi mang thai phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể (BMI) của mẹ.

Tuy nhiên những bà bầu hãm cân cũng có thể thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh hơn bằng cách hạn chế ăn thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống và thực phẩm ngọt chứa nhiều đường. Đây đều là những thứ mà mẹ bầu nào cũng nên hạn chế nạp vào cơ thể khi mang bầu.

Thay vì ăn kiêng, tập thể dục sẽ giúp kiểm soát cân nặng bà bầu tốt hơn. Tuy nhiên mẹ không nên tập thể dục quá sức mà chỉ nên chọn các bài tập thể dục, môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức, phù hợp với thể trạng của mình.

Việc kiểm soát cân nặng 3 tháng cuối thai kỳ sẽ khó khăn hơn so với 2 giai đoạn trước đó, vì vậy nếu mẹ muốn quản lý cân nặng khi mang thai hiệu quả thì mẹ nên bắt đầu càng sớm càng tốt ngay từ đầu thai kỳ bằng cách ăn uống lành mạnh, đủ chất, tập thể dụng thường xuyên và sinh hoạt một cách khoa học.

Để mẹ bầu thừa cân, béo phì có thể kiểm soát cân nặng tốt hơn, POH mời mẹ tham khảo thêm thông tin tại bài viết Lời khuyên giúp bà bầu quản lý cân nặng khi mang thai hiệu quả.

Có nên giảm cân khi đang mang thai?

Nhiều mẹ bầu lo lắng vì bị giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu do sự thay đổi hormone khiến mẹ ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi nên mẹ thường xuyên chán ăn, không có cảm hứng với việc ăn uống. 

Tuy nhiên việc giảm cân này có thể không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của con nếu mẹ vẫn bổ sung đủ lượng dưỡng chất cần thiết hàng ngày bằng các viên uống vitamin tổng hợp và các loại thực phẩm bổ dưỡng.

 

Các cách giảm mỡ bụng cho bà bầu có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Ngược lại, việc giảm cân khi mang thai 3 tháng cuối lại là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng không tốt của thai nhi. Nếu phát hiện cân nặng của mình không tăng lên mà lại giảm đi liên tục trong giai đoạn 3 tháng cuối thì mẹ nên đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.

Một số mẹ bầu thừa cân còn tìm kiếm các thực đơn giảm cân cho bà bầu nhưng việc giảm cân dù với bất kì lí do nào cũng không được các chuyên gia khuyến cáo trong thai kỳ. 

Nếu chỉ số BMI của mẹ quá cao, mẹ có thể kiểm soát cân nặng bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh thay vì ăn theo các thực đơn giảm cân, ăn kiêng thông thường.

Ngay sau khi sinh con thì mẹ cũng không nên vội vàng áp dụng các cách giảm cân cho bà bầu sau sinh mà nên chờ đến khi sức khỏe hồi phục trở lại, vết mổ lành, sản dịch sạch hết thì mới nên thực hiện giảm cân bằng các cách khoa học, an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mời mẹ đọc tiếp bài viết Có nên giảm cân khi đang mang thai? để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bà bầu cần bao nhiêu calo mỗi ngày?

Hàm lượng calo trong các loại thực phẩm mẹ ăn hàng ngày có tác động rất lớn đến sức khỏe và cân nặng của mẹ, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. 

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên nạp vào 2.000 calo/ngày trong 6 tháng đầu và khoảng 2.200 calo/ngày trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ.

Tuy nhiên đây chỉ là con số tham khảo chứ không phải là mức năng lượng có thể áp dụng với tất cả các mẹ bầu mà lượng calo mẹ cần nên được tính toán dựa trên chiều cao, cân nặng, mức độ hoạt động và một số yếu tố sức khỏe khác của mẹ.

Nếu mẹ ăn ít hơn lượng calo cần thiết thì cơ thể dễ bị thiếu hụt năng lượng và chất dinh dưỡng, còn nếu mẹ ăn nhiều hơn lượng calo này nhưng không hoạt động để đốt cháy hết calo dư thừa thì mẹ sẽ rất dễ bị tăng cân quá nhiều khi mang bầu.

 

Mẹ bầu nên ăn đủ lượng calo cần thiết mỗi ngày.

Lượng calo trong thức ăn nhanh rất cao nhưng khẩu phần ăn lại không lớn, vì thế nếu mẹ ăn thức ăn nhanh thì mẹ vẫn sẽ bị đói và cần ăn thêm những món ăn khác, điều này lại khiến cơ thể nhận thêm một lượng calo dư thừa. 

Thêm vào đó, thức ăn nhanh chứa rất nhiều cholesterol, muối, chất phụ gia, chất bảo quản và nghèo nàn vitamin, chất xơ nên đây không phải là món ăn thích hợp cho bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu.

Việc tìm cách tính calo trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể sẽ hơi khó khăn vì mỗi bữa, mỗi ngày mẹ lại ăn những món ăn khác nhau. Thế nên mẹ có thể áp dụng một số mẹo ăn uống lành mạnh để mẹ vừa có thể ăn no lại vừa đảm bảo số lượng calo cần thiết trong thai kỳ.

Thế những mẹo ăn uống đó là gì? Mời mẹ tìm hiểu tại bài viết Bà bầu cần bao nhiêu calo mỗi ngày nhé!

Ăn kiêng khi mang thai có an toàn không?

Bất kỳ chế độ ăn kiêng cho bà bầu nào cũng có thể khiến mẹ thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng quan trọng. Đây chính là lí do mà mẹ bầu thường nhận được lời khuyên là không nên ăn kiêng trong thai kỳ dù với mục đích là gì đi chăng nữa.

Tuy nhiên trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu và con vẫn có một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu nào cũng nên “kiêng”, đó là đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn, đồ ngọt và các loại đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích. 

 

Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Loại bỏ những loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn không chỉ giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn mà còn có thể giúp mẹ kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn trong thời gian mang thai.

Nếu mẹ có chỉ số BMI quá cao, mẹ có thể tham khảo về chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể tại các phòng khám, trung tâm dinh dưỡng uy tín.

Mời mẹ đọc thêm về vấn đề ăn kiêng trong thai kỳ trong bài viết Ăn kiêng khi mang thai có an toàn không?

Lời khuyên cho mẹ bầu có ý định ăn kiêng low-carb

Low-carb là gì? 

Low-carb được viết tắt cho cụm từ low carbohydrate, có nghĩa là ít đường, tinh bột. Đúng như tên gọi của nó, chế độ ăn kiêng low-carb là một chế độ ăn hạn chế tối đa thực phẩm chứa tinh bột, đường và có thể ăn thoải mái các loại thực phẩm nhiều đạm, chất béo.

Lượng calo trong một suất ăn low-carb có thể bằng với calo trong bữa ăn có chứa tinh bột nhưng chế độ ăn low-carb lại thường rất giàu chất đạm, chất béo nên tạo cảm giác no bụng rất lâu khiến cảm giác thèm ăn của chúng ta giảm đi nên chúng ta sẽ ăn ít hơn lượng ăn bình thường.

Mặc dù điều này có thể giúp cải thiện cân nặng nhưng mẹ bầu không nên ăn kiêng low-carb vì sự cắt giảm tinh bột có thể giúp mẹ giảm cân thì cũng có thể khiến cân nặng của con bị ảnh hưởng. 

Bên cạnh đó, một chế độ ăn quá nhiều chất đạm, chất béo cũng khiến hệ tiêu hóa của mẹ phải chịu áp lực rất lớn.

 

Mẹ không nên cắt bỏ các thực phẩm chứa carbohydrate khỏi chế độ ăn của mình.

Thay vì ăn kiêng, mẹ nên ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu khoa học, hợp lý với một vài nguyên tắc có thể giúp mẹ quản lý cân nặng như chia nhỏ các bữa ăn, uống đủ nước, ăn vừa phải tinh bột, chất đạm, chất béo và ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất.

Ngoài việc tuân thủ theo thực đơn cho bà bầu nói trên, mẹ cũng đừng quên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để đốt cháy bớt năng lượng dư thừa và tăng cường sức khỏe cho hai mẹ con nhé!

Để hiểu hơn về lý do mẹ không nên ăn theo chế độ low-carb khi mang thai, POH mời mẹ tham khảo thêm thông tin tại bài viết Lời khuyên cho mẹ bầu có ý định ăn kiêng low-carb.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!