Mang thai có dấu hiệu gì? 5 dấu hiệu mang thai quan trọng mẹ không thể bỏ qua

đăng bởi Minh Tâm

Em bé như một món quà bất ngờ từ thượng đế, vì vậy đôi khi mẹ không để ý rằng mình đã mang thai. Tuy nhiên, thông thường khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu để báo hiệu cho việc một sinh linh mới đã được hình thành. Dưới đây là 5 dấu hiệu mang thai quan trọng và phổ biến nhất mẹ cần biết

 

1, Mang thai có dấu hiệu gì?

  • Ra máu báo thai và chuột rút
  • Sau khi thụ thai , trứng đã thụ tinh sẽ tự bám vào thành tử cung. Điều này có thể gây ra một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh - ra máu và đôi khi là chuột rút. Triệu chứng này xảy ra trong khoảng thời gian từ 6 - 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh.
  • Chuột rút sẽ có cảm giác giống như đau bụng kinh , vì vậy một số người nhầm lẫn 2 hiện tượng này là kinh nguyệt. Tuy nhiên, chảy máu và chuột rút là những triệu chứng nhẹ.
  • Ngoài hiện tượng chảy máu, mẹ bầu có thể thấy dịch tiết màu trắng sữa từ âm đạo do sự dày lên của thành âm đạo - điều bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi thụ thai. Việc tăng lượng tế bào âm đạo gây ra tiết dịch. Điều này diễn ra trong suốt thai kỳ, thường vô hại và không cần điều trị. Nhưng nếu dịch có mùi hôi hoặc âm đạo có cảm giác nóng, ngứa, mẹ cần đến gặp bác sĩ kiểm tra xem có bị nhiễm trùng nấm men hay vi khuẩn hay không. 

  • Những thay đổi ở vú
  • Những thay đổi ở vú là một dấu hiệu rất sớm khác của việc mang thai. Mẹ sẽ thay đổi nội tiết sau khi thụ thai. Vì vậy, vú có thể bị sưng, đau hoặc ngứa ran trong 1 - 2 tuần sau khi thụ thai. Mẹ có thể dựa vào dấu hiệu có thai sau 1 tuần này để phán đoán về việc mang thai. Mẹ cũng có thể cảm thấy vú nặng hơn, to hơn hoặc thấy mềm khi chạm vào. Quầng vú có thể sẫm màu hơn.
  • Mệt mỏi
  • Cảm thấy rất mệt mỏi là hiện tượng phổ biến khi mang thai, thường sẽ bắt đầu sớm, là một trong những biểu hiện có thai sau 5 ngày quan hệ. Mẹ có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi bất thường 1 tuần sau khi thụ thai. Vì lúc này trong cơ thể, lượng hormone progesterone tăng cao, lượng đường trong máu ở mức thấp, huyết áp giảm và tăng cường sản xuất máu. Điều mẹ cần làm là phải nghỉ ngơi nhiều, ăn thực phẩm giàu protein và sắt .
  • Buồn nôn (Ốm nghén)

  • Ốm nghén là một triệu chứng nổi tiếng khi mang thai. Nhưng không phải bà bầu nào cũng có. Nguyên nhân chính xác của ốm nghén vẫn chưa được tìm ra. Ốm nghén xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày nhưng phổ biến nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra, một số người bỗng nhiên rất thích hoặc ghét một số loại thực phẩm do thay đổi nội tiết tố. Cảm giác buồn nôn, thèm ăn hoặc chán ăn có thể kéo dài trong cả thai kì nhưng sẽ giảm bớt ở tuần thứ 13 - 14. Cần đảm bảo một chế độ ăn uống khỏe mạnh cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Chậm kinh 
  • Triệu chứng sớm rõ ràng nhất của thai kỳ - và là hiện tượng khiến hầu hết phụ nữ đi thử thai - là trễ kinh . Nhưng không phải tất cả các trường hợp chậm kinh đều do mang thai mà có thể do tăng giảm cân quá nhiều trong thời gian ngắn, nội tiết tố có vấn đề, mệt mỏi hoặc căng thẳng quá mức.

Sau bao lâu thì có dấu hiệu mang thai?

Thông thường sau lần quan hệ dẫn đến có thai khoảng 7 - 10 ngày mẹ sẽ có dấu hiệu mang thai sớm. Nhưng để chắc chắn mẹ hãy đợi thêm 1 tuần và dùng que thử thai để có kết quả chính xác hơn.

2, Dấu hiệu thụ thai không thành công

  • Không ra máu báo thai: Khi thai làm tổ trong tử cung thì gần như mọi mẹ bầu sẽ ra máu báo thai, lượng máu ra không nhiều và chỉ chảy trong thời gian ngắn, nhiều người sẽ nhầm với máu ra trong thời kỳ kinh nguyệt. Vậy nên nếu không ra máu báo thai thì nghĩa là việc thụ thai đã không thành công.
  • Vùng kín ra dịch bất thường: Nếu thấy âm đạo ra dịch nhiều và đặc biệt là chất lỏng màu trắng thì đó là một trong những dấu hiệu thụ thai không thành công. Bởi đây là dấu hiệu chuẩn bị có kinh nguyệt - điều có nghĩa rằng trứng hoàn toàn chưa được thụ tinh.

3, Mẹo vặt biết có thai

  • Một trong số những mẹo dân gian để biết một người phụ nữ có thai hay không là sờ bụng của người đó. Vậy sờ bụng thế nào biết có thai và bụng như thế nào là có thai?

  • Bụng bầu khác bụng béo ở chỗ nó sẽ tròn và cứng hơn. Bụng béo thường sẽ mềm và chảy xệ xuống dưới do sự tích tụ mỡ ở dưới lớp da. Còn bụng của phụ nữ mang thai sẽ tròn và hơi cứng do việc bụng phồng lên là vì tử cung có em bé đang lớn lên từng ngày. Ngoài ra một đặc điểm khác biệt của bụng bầu là sẽ có một đường thẳng màu nâu xuất hiện giữa bụng.

Ngoài những lưu ý để có một thai kì khỏe mạnh giúp em bé sinh ra thuận lợi, thì mẹ bầu cũng đừng quên rằng giúp con phát triển về mặt tinh thần trong thai giáo cũng cực kì quan trọng nữa nha. Vì tinh thần và thể chất là luôn song hành, và sức khỏe tinh thần tốt thì sẽ có tác động vô cùng tích cực lên thể chất. Giúp em bé khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ.

Chương trình POH Thai giáo là chương trình đầu tiên và duy nhất có các bài thực hành bài bản theo ngày, cá nhân hóa cho mẹ và bé. Với POH Thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app lên, chơi và hoạt động với con là đã giúp thai giáo đạt hiệu quả tối ưu.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti