Lưu ý cho bà bầu đi du lịch bằng ô tô

đăng bởi Tiên Tiên

Nhiều mẹ bầu lo lắng việc tự lái xe sẽ không còn an toàn khi mang thai. Hơn nữa những sự cố xảy ra hoặc tai nạn giao thông cũng mang lại rắc rối lớn cho mẹ và em bé trong bụng. Vậy làm sao để xử lý những rắc rối đó, mời ba mẹ cùng tìm hiểu bài viết sau đây!

Lái xe khi mang thai có an toàn không?

Miễn là khỏe mạnh, mẹ bầu có thể tự lái xe cho đến cuối thai kỳ. Mặc dù vậy, trong ba tháng đầu mang thai, sự mệt mỏi và buồn nôn có thể làm mẹ khó tập trung khi lái xe. 

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi thường xuyên và chỉ nên lái xe khi cảm thấy tỉnh táo và đã được nghỉ ngơi đầy đủ.

me bau lai o toMiễn là  thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu vẫn có thể tự lái ô tô

Nếu bị đau lưng hoặc đau vùng chậu, việc tự lái xe có thể khiến mẹ không thoải mái và mất tập trung khi lái xe. Vì vậy mẹ nên hạn chế số lần tự lái. 

Mẹ cũng nên thăm khám bác sĩ vật lý trị liệu để kiểm soát hiện tượng đau lưng và đau hông khi mang thai.

Trong vài tháng cuối của thai kỳ, bụng bầu lớn làm mẹ ra vào xe khó khăn hơn.

Mẹ hãy cố gắng tránh lái xe đường trường một mình. Hoặc mẹ sắp xếp đi cùng một người bạn và luân phiên đổi lái sẽ an toàn hơn. Hãy nhớ mang theo bản ghi chú theo dõi thai sản của mình trong những chuyến đi dài để đề phòng sự cố xảy ra.

Lời khuyên hữu ích cho bà bầu đi du lịch bằng ô tô 

Những bài tập duỗi người đơn giản khi ngồi trong xe sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Việc ngồi trong thời gian dài khá khó khăn đối với mẹ bầu. Ngồi lâu làm cho bàn chân và mắt cá chân sưng lên, chuột rút chân và khiến mẹ ợ nóng.

Mẹ có thể giảm đau và sưng bằng những cử động nhỏ. Dù mẹ đang ngồi trong xe hơi hay đứng chờ tại các điểm dừng, trước tiên hãy duỗi gót chân và nhẹ nhàng uốn cong bàn chân để kéo căng cơ bắp chân. Nếu đang ngồi trong xe và không cầm lái, mẹ hãy thử xoay mắt cá chân và ngọ nguậy các ngón chân.

Nếu ngồi trong xe khiến mẹ bị đau lưng, hãy thử đặt một chiếc đệm, nệm bọt biển hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng.

Trong giai đoạn sau của thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận được khuỷu tay hoặc bàn chân nhỏ của con đạp vào bụng và xương sườn. Nếu mẹ đang lái xe thì phải cố gắng để tập trung. Cứ 90 phút mẹ nên nghỉ ngơi và đi vệ sinh một lần.

Mẹ nên trữ sẵn một số đồ ăn vặt lành mạnh và nước trong tầm với để duy trì mức năng lượng. Đảm bảo mẹ uống đủ nước.

Khi bụng đã lớn hơn, mẹ có thể cần phải đẩy lùi ghế lái ra sau một chút và điều chỉnh tay lái cho phù hợp. Hãy nhớ kiểm tra gương nếu mẹ thay đổi và điều chỉnh vị trí. 

Tùy thuộc vào loại xe, mẹ phải đảm bảo mình vẫn có thể tiếp cận chân côn, phanh và chân ga một cách thoải mái. Như vậy, mẹ vẫn sẽ phản ứng nhanh trong trường hợp phải phanh hoặc đổi chân đột ngột.

Cách thắt dây an toàn khi mang thai

Mẹ chỉ nên sử dụng dây an toàn ba điểm có dây đeo chéo và dây ngang đùi. Nếu chỉ thắt dây ngang đùi sẽ không đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.

cach-that-day-an-toan-cho-ba-bauCách thắt dây an toàn trên xe ô tô cho bà bầu

Đây là cách sử dụng dây đai ba điểm:

  • Đặt dây an toàn chéo trên xương đòn và giữa ngực của mẹ. Nhẹ nhàng kéo dây sang phía bên cạnh bụng mẹ. Nếu dây an toàn thắt vào phần cổ, hãy thử chỉnh vị trí ngồi của mình để nó phù hợp hơn, hoặc mua một miếng đệm đặt bên trong dây an toàn.
  • Đặt dây đai ngang đùi dưới bụng, sao cho vừa với đùi và hông của mẹ. Không bao giờ đặt dây trên bụng của mẹ, vì như vậy có thể gây áp lực lên em bé. Nếu dây đeo che rốn của mẹ thì dây đang được thắt ở vị trí quá cao.

Thắt dây an toàn chặt là tốt, nhưng không nên quá chặt làm mẹ cảm thấy khó chịu.

Túi khí trong xe có an toàn hơn cho bà bầu không?

Xe hơi có túi khí sẽ an toàn hơn cho bà bầu. Túi khí sẽ bảo vệ mẹ và thai nhi nếu xảy ra tai nạn. Nếu xe có bảng điều khiển bật hoặc tắt thì mẹ phải đảm bảo túi khí luôn ở chế độ bật, cho dù mẹ có đang tự lái xe hay không.

Túi khí được thiết kế kết hợp với dây an toàn. Nếu thắt dây an toàn đúng cách mẹ sẽ không xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng.

Khi có tai nạn, dây đai an toàn sẽ giúp giữ ngực của mẹ ở đúng vị trí và không va đập vào vô lăng. Túi khí sẽ giúp tản lực va chạm, nó hoạt động như một tấm đệm tức thì cho mẹ và phần bụng.

Khi bụng của mẹ lớn hơn khoảng trống giữa cơ thể mẹ và tay lái sẽ nhỏ lại. Nếu mẹ đang lái xe và tay lái có thể điều chỉnh được, hãy điều chỉnh tay lái cách xa phần bụng.

Mẹ bầu nên làm gì nếu gặp tai nạn xe hơi?

Ngay cả khi sau tai nạn mẹ cảm thấy không sao, mẹ vẫn nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Một cú giật mạnh có thể gây ra các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như nhau thai bị tách ra một phần. Nếu mẹ bị co thắt, đau hoặc chảy máu sau tai nạn hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu mẹ thuộc nhóm máu Rh âm, cần báo với bác sĩ vì mẹ có thể cần phải tiêm thuốc Anti-D. Mời mẹ tham khảo thêm thông tin về yếu tố Rh trong máu với bài viết Xét nghiệm máu phát hiện yếu tố Rh và sàng lọc kháng thể.

Mẹ bầu nên làm gì nếu xe bị hỏng?

Nếu chưa có bảo hiểm xe ô tô, mẹ nên sắp xếp mua. Xem xét các gói bảo hiểm khác nhau để mua gói có chính sách phù hợp nhất.

Nếu mẹ đang có một chuyến đi đặc biệt dài đến một vùng khá hẻo lánh, hãy mang thêm quần áo ấm, đèn pin, tiền mặt, đồ ăn nhẹ và nước trong xe.

Nếu xe bị hỏng trên đường cao tốc, việc đầu tiên mẹ cần làm là chuyển sang làn đường có ít phương tiện và có tốc độ chậm hơn. Hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Xuống đường cao tốc nếu mẹ có thể. Nếu không xuống được, hãy dừng xe ở làn dừng khẩn cấp. Nếu không có làn khẩn cấp, hãy dừng ở đường bên tay phải của mẹ. Bật đèn pha và đèn báo nguy hiểm.
  • Ra khỏi xe: Nếu bụng mẹ không có vấn đề gì, hãy ra khỏi xe từ phía bên phải. Bước ra phía sau rào cản nếu mẹ có thể.
  • Gọi đội cứu trợ khẩn cấp
  • Trở lại gần xe và chờ người tới giúp: Nhớ là đợi ở khu vực được nâng cao phía sau rào chắn, tránh xa giao thông.

Trong trường hợp hiếm hơn là mẹ bị hỏng xe khi đang trong làn giao thông và không thể rời khỏi xe, hãy thắt dây an toàn, bật đèn báo nguy hiểm và gọi giúp đỡ khẩn cấp.

Nguồn: Babycenter

 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti