Mẹ bầu đang cảm thấy căng thẳng vì chuyến du lịch sắp tới di chuyển bằng máy bay? Hàng loạt thắc mắc như: Liệu đi máy bay có ảnh hưởng tới thai nhi không? Mình cần lưu ý gì khi đi máy bay với bụng bầu nặng nề? Đừng lo lắng! Hãy thử làm theo lời khuyên dưới đây để có một chuyến bay thư giãn và an toàn nhé.
Nếu mẹ mang thai lần đầu thì đây cũng là khoảng thời gian cuối để mẹ vui vẻ bên chồng và bạn bè trước khi chính thức có vai trò mới.
Đây cũng là cơ hội cuối cùng để mẹ đi du lịch mà không cần tay xách nách mang. Trong vài năm tới, mẹ sẽ phải mang theo rất nhiều đồ dùng cho em bé đó!
Mời ba mẹ tìm hiểu thêm:
- Mẹ bầu dùng thuốc chống côn trùng có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Dấu hiệu cơ thể mất nước bà bầu cần chú ý
- Phụ nữ mang thai đi máy bay có an toàn không?
Những lời khuyên hữu ích cho bà bầu khi đi máy bay
Đi máy bay trong tam cá nguyệt đầu (thai nhi dưới 13 tuần tuổi)
Miễn là việc mang thai không có gì đáng ngại và bác sĩ đồng ý, mẹ sẽ an toàn khi bay trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Tuy nhiên, mẹ có thể cảm thấy việc đi máy bay khá khó khăn trong giai đoạn này của thai kỳ. Mẹ có khả năng bị kiệt sức và dễ bị say khi đi du lịch bằng máy bay, đặc biệt là trong thời gian mẹ ốm nghén.
Bà bầu dưới 3 tháng vẫn có thể đi máy bay nhưng cần hết sức cẩn thận
Khi mẹ đặt vé, hãy cố gắng đặt ghế cạnh lối đi để có thêm không gian duỗi chân và dễ dàng dùng nhà vệ sinh.
Đây là một mẹo rất hiệu quả cho bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Đi vệ sinh thường xuyên sẽ bất tiện nhưng mẹ phải chấp nhận vì đây là “một tác dụng phụ” thường gặp khi mang thai.
Đi máy bay trong tam cá nguyệt thứ hai (thai từ 14 tuần đến 27 tuần tuổi)
Tam cá nguyệt thứ hai của mẹ là thời gian an toàn nhất để đi máy bay. Xin nhắc lại một lần nữa, mẹ cần có sự cho phép của nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi mẹ đặt chuyến bay để đề phòng.
Đây là thời điểm an toàn để bay vì sức khỏe của mẹ tốt hơn. Gia tăng hormone cũng sẽ giúp mẹ có nhiều năng lượng, vì vậy cả cơ thể và tâm trí mẹ đều sẽ thấy thư giãn tuyệt vời.
Đi máy bay trong tam cá nguyệt thứ ba (thai từ 28 tuần đến 40 tuần tuổi)
Mẹ có thể đi máy bay một cách an toàn trong hầu hết tam cá nguyệt thứ ba, nhưng phụ thuộc vào việc liệu mẹ có gặp vấn đề y tế nào trong thai kỳ không. Hãy tham khảo ý kiến nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi quyết định mẹ nhé.
Khi thai nhi được 28 tuần tuổi trở đi, mẹ sẽ cần giấy bảo đảm có chữ ký của nữ hộ sinh hoặc bác sĩ, xác nhận ngày hạ sinh dự kiến của mẹ. Các phòng khám hoặc bệnh viện có thể sẽ tính phí cho dịch vụ này.
Giấy đảm bảo xác định rằng mẹ an toàn khi đi máy bay và không có khả năng lâm bồn trong chuyến bay. Một số hãng hàng không có mẫu viết sẵn để mẹ in ra và đưa đến cho bác sĩ ký tên.
Hầu hết các hãng hàng không sẽ không cho phép mẹ bay sau thời điểm như sau:
- Sau 37 tuần, nếu mẹ mang thai đơn.
- Sau 32 tuần, nếu mẹ mang thai đôi hoặc nhiều hơn.
Hãy lên kế hoạch cẩn thận, vì thời hạn này cũng áp dụng trên chuyến bay trở về của mẹ.
Đi máy bay có gây hại gì cho thai nhi không?
Không có bằng chứng nào cho thấy máy quét an ninh hoặc ở trong cabin máy bay điều áp có hại cho thai nhi của mẹ.
Tuy nhiên, tốt nhất mẹ không nên di chuyển bằng một chiếc máy bay nhỏ không có bộ phần điều áp. Không khí loãng hơn ở độ cao lớn. Trong một chiếc máy bay không có hệ thống điều áp, cơ thể mẹ phải làm việc nhiều hơn để cung cấp cho mẹ và em bé đủ oxy.
Khi nào thì việc đi máy bay trở nên nguy hiểm?
Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mẹ có thể khuyên mẹ không nên bay trong khi mang thai nếu:
- Mẹ có khả năng sinh non.
- Mẹ bị thiếu máu nặng hoặc mắc bệnh hồng cầu hình liềm. Những hội chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng lưu thông oxy trong máu của cơ thể mẹ.
- Mẹ bị chảy máu âm đạo gần đây.
Nếu mẹ bị sảy thai trong lần mang thai trước,mẹ vẫn đi máy bay an toàn. Tuy nhiên, mẹ có thể yêu cầu bác sĩ siêu âm trước khi đi du lịch để an tâm.
Bất cứ bà bầu nào đi máy bay đều có nguy cơ phát triển tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS), nghĩa là có những cục máu đông hình thành ở chân hoặc vùng chậu của mẹ. Lý do là vì thời gian phải ngồi yên trên một chuyến bay khá dài.
Mang thai làm tăng nguy cơ HKTMS của mẹ vì lưu thông máu từ chân của mẹ trở nên chậm hơn và máu của mẹ có nhiều khả năng vón cục hơn.
Nếu mẹ có một chuyến bay dài hơn bốn giờ, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên mang tất nén đặc biệt. Đôi tất này giúp ngăn ngừa máu đông hoặc vón cục trong chân của mẹ.
Loại tất này khác với tất khi đi máy bay thông thường và mẹ sẽ cần phải có kích cỡ chính xác để có hiệu quả. Mẹ cũng cần nhớ uống nước thường xuyên khi đang bay, vì uống đủ nước có thể giúp ngăn ngừa HKTMS.
Nếu có các yếu tố khác làm tăng khả năng mắc HKTMS của mẹ, chẳng hạn như mẹ bị thừa cân, hoặc mẹ đã bị HKTMS trước đó, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của mẹ có thể đề nghị mẹ tiêm heparin trước và sau khi đi du lịch. Heparin giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.
Cần mang theo những gì trên chuyến bay?
Những vật dụng cần thiết bao gồm:
- Bản ghi chú theo dõi thai sản của mẹ.
- Bất kỳ loại thuốc nào mẹ đã được kê toa.
- Bất kỳ giấy xác nhận hoặc tài liệu nào hãng hàng không đã yêu cầu để chứng minh rằng mẹ đủ sức khỏe để bay. Một số hãng hàng không có quy tắc riêng về việc này, vì vậy hãy kiểm tra cẩn thận trước khi mẹ đi du lịch.
- Tài liệu bảo hiểm du lịch của mẹ.
Mẹ cần mang thêm một số thứ khác, chẳng hạn như tất nén (loại thường dùng cho bà bầu) nếu nữ hộ sinh hoặc bác sĩ đã khuyên mẹ mang theo.
Mẹo giúp mẹ bầu thoải mái trong khi bay
- Hãy sẵn sàng nhờ giúp đỡ, như việc nâng hành lý vào khoang hành lý trên cao.
- Điều chỉnh dây an toàn của mẹ đặt dưới bụng và trên xương chậu. Nếu đai an toàn quá nhỏ, hãy nói với phi hành đoàn. Dây nối đai an toàn thường có sẵn trên máy bay.
- Khi mẹ có thể tháo dây an toàn, hãy di chuyển xung quanh nhiều nhất có thể. Ngồi yên trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS). Ngồi yên cũng có thể làm cho bàn chân và mắt cá chân sưng lên và chân mẹ bị chuột rút. Hãy đi dọc lối đi trong khoảng ba phút mỗi giờ.
- Ở chỗ ngồi mẹ nhớ duỗi chân, gót chân duỗi trước, và nhẹ nhàng uốn cong bàn chân để kéo căng cơ bắp chân, xoay mắt cá chân của mẹ và ngọ nguậy ngón chân. Hãy thử viết từng chữ cái của bảng chữ cái bằng chân và xoay vai theo cả hai hướng. Duỗi cổ bằng cách nghiêng tai xuống vai và từ từ quay đầu từ bên này sang bên kia.
- Không khí trong cabin có độ ẩm thấp nên rất dễ bị mất nước. Do đó mẹ hãy chú ý uống nhiều nước. Nước khoáng có thể khiến mẹ thấy sảng khoái hơn.
- Mặc nhiều lớp áo mỏng để mẹ có thể cởi ra nếu mẹ quá nóng. Đi giày dễ tháo khi mẹ ngồi vào chỗ.
- Ăn thêm đồ ăn nhẹ lành mạnh, đặc biệt là nếu đói bụng khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, mẹ có thể sẽ không thích những món ăn trên máy bay.
- Chuẩn bị sẵn vài túi nôn. Ngay cả khi mẹ chưa bao giờ bị say máy bay, thai kỳ có thể khiến mẹ bị ảnh hưởng đáng ngạc nhiên, đặc biệt là nếu mẹ bị ốm nghén.
- Khoang máy bay có thể hơi ngột ngạt, vì vậy hãy mang theo khăn ướt hoặc bình phun sương để giúp mẹ thấy mát mẻ và sảng khoái hơn.
- Hãy cố gắng thư giãn và tận hưởng chuyến đi, dù sao thì mẹ cũng đang trong kỳ nghỉ mà!
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----