Hơi thở của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

đăng bởi

 

Nên kiểm tra hơi thở của con bao nhiêu lần mỗi đêm?

Các mẹ có thể kiểm tra bé bất cứ khi nào thấy lo lắng nhé! Nếu đây là lần đầu làm cha làm mẹ, thật bình thường nếu ba mẹ cảm thấy cần phải kiểm tra hơi thở của con nhiều lần vào ban đêm để có thể yên tâm.

Tuy nhiên việc liên tục làm phiền bé và không cho bản thân một giấc ngủ ngon sẽ gây kiệt sức cho tất cả mọi người đấy.

Hãy yên tâm rằng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), còn được gọi là tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh khi ngủ, là rất hiếm. Đồng thời có nhiều cách có thể giúp các mẹ làm giảm nguy cơ SIDS ở trẻ sơ sinh.

Nhịp thở trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường?

Hãy chắc chắn rằng ba mẹ giữ an toàn ngủ đảm bảo cho con. Đặt con ngay ngắn trên giường hoặc trong nôi và có các thanh chắn đề phòng con có thể lật hay bò ra. Nếu như trẻ mới được 6 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn, con sẽ cần ngủ 16–18 tiếng mỗi ngày. Và tốt nhất là trẻ nằm cũi hoặc đệm riêng cạnh giường bố mẹ. (Theo khuyến cáo của Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ).

Mặc dù con đã ngủ sâu nhưng bé vẫn có thể sẽ gây ra vài tiếng động nho nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, bạn sẽ dần cảm thấy rằng không cần phải kiểm tra bé thường xuyên vào ban đêm như trước nữa.

Một số cha mẹ có thể sử dụng máy theo dõi nhịp thở. Việc máy báo động nếu con không thở sau 20s sẽ giúp bố mẹ yên tâm khi ngủ. Nhưng chú ý bố mẹ chú ý nên mua máy tốt, chính hãng để tránh báo động sai khiến ba mẹ lo lắng nhiều hơn là an tâm nhé.

 

 

Thế nào là tình trạng hô hấp bình thường ở trẻ vào ban đêm?

Trẻ sơ sinh hít vào và thở ra theo chu kỳ. Con có thể thở nhanh và sâu trước đó, nhưng hơi thở sau lại chậm và nông hơn, đây được gọi là thở ngắt quãng.

Bé có thể dừng thở đến 5 giây hoặc thậm chí lâu hơn, sau đó bắt đầu lại với hơi thở sâu. Hiện tượng này là bình thường và sẽ thay đổi khi trẻ lớn dần.

Tuy nhiên, nếu các mẹ muốn tự trấn an mình rằng hơi thở của con vẫn bình thường, dưới đây là ba cách để kiểm tra:

  • Nghe: Đặt tai bên cạnh miệng, mũi của con và lắng nghe âm thanh khi bé thở.
  • Nhìn: Để mắt của bố mẹ ngang bằng ngực của trẻ và theo dõi những chuyển động lên và xuống theo nhịp khi con hít thở.
  • Cảm giác: Áp má vào bên cạnh miệng và mũi con để cảm nhận hơi thở của bé.

Có nên lo lắng nếu con thở khò khè?

Thỉnh thoảng con sẽ phát ra những tiếng khịt mũi và khó chịu. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không phải lo lắng gì cả nhé.

Bác sĩ kiểm tra nhịp tim và hơi thở cho bé sơ sinh

Khi trẻ nên được đi kiểm tra sức khỏe tổng quát lần đầu vào khoảng từ 6-8 tuần tuổi, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim và nhịp thở. Nếu các mẹ vẫn quan tâm đến vấn đề hô hấp của con, đây là thời điểm tốt để đề cập đến việc đó.

Hoặc bạn có thể nói chuyện với chuyên gia sức khỏe, người sẽ có thể theo dõi hơi thở của bé và cho bạn những lời khuyên hữu ích.

 

 

Tuy nhiên, hãy đưa bé đến bệnh viện trong trường hợp:

  • Con thở hơn 60 lần mỗi phút.
  • Gằn mình khi thở.
  • Lỗ mũi bè ra cho thấy bé đang cố gắng hết sức để hít thở.
  • Thở rít và ho khan.
  • Các cơ bụng khi hít thở co thắt lâu hơn bình thường.
  • Hít thở lâu hơn 10 giây.
  • Da có màu xanh hoặc xanh tím xung quanh trán, mũi và môi, điều này có nghĩa là máu không nhận đủ oxy từ phổi.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo