Khi trẻ lớn hơn, mẹ cần tìm hiểu cách bỏ bỉm ban đêm cho bé và tập cho bé tiểu đêm thay vì để con phụ thuộc vào dụng cụ hỗ trợ là tã. Để thực hiện bỏ bỉm cho bé, ba mẹ cần quan sát xem bé đã sẵn sàng hay chưa, sau đó tìm hiểu cách bỏ bỉm ban đêm cho bé.
Quá trình này cần đến sự sẵn sàng của bé và sự kiên trì hỗ trợ của ba mẹ. Trong bài viết này, POH sẽ giúp ba mẹ biết khi nào bỏ tã đêm cho bé và hiểu nhiều hơn về cách bỏ bỉm cho bé. Mời ba mẹ đón đọc!
Khi nào bỏ tã đêm cho bé?
Bất cứ khi nào bé có dấu hiệu sẵn sàng thì mẹ có thể thôi mặc tã ban đêm cho bé. Trẻ nhỏ thích những gì lặp đi lặp lại, thích thói quen và cần thời gian để thích ứng với một sự thay đổi mới. Tập bỏ bỉm cho bé vào ban đêm sẽ là một quá trình khá gian nan. Tuy nhiên, khi bé đã học cách tự đi vệ sinh vào ban ngày thì mẹ nên bắt đầu càng sớm càng tốt để thói quen vệ sinh cá nhân của con được thống nhất.
Dấu hiệu bé đã sẵn sàng tập bỏ bỉm vào ban đêm là giữ bỉm khô thoáng hoặc chỉ hơi ướt sau một giấc ngủ dài vào ban đêm. Lúc này, mẹ có thể tìm hiểu cách cai bỉm cho bé ban đêm và tự tin luyện kỹ năng mới cho con rồi.
>> 3 bước dạy trẻ tự đi vệ sinh
Ba mẹ hãy bỏ bỉm cho bé khi bé sẵn sàng
Khi nào nên bỏ bỉm ban ngày cho be?
Dễ dàng hơn bỏ bỉm đêm. Mẹ đã có thể bỏ bỉm ban ngày cho bé khi con được 2 tuổi hoặc hơn một chút. Mẹ hãy nhắc đi nhắc lại thông điệp: “Nếu con muốn đi vệ sinh thì con gọi mẹ nhé!”.
Đồng thời tuyệt đối không trách mắng khi trẻ trót mải chơi và tè dầm. Mẹ chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng, vì chỉ là con quên không gọi mẹ hoặc đơn giản não bộ trẻ chưa sẵn sàng cho các tín hiệu kết nối giữa đi vệ sinh và gọi mẹ thôi mẹ. Vậy nên mẹ hãy kiên nhẫn và chờ đợi mẹ nhé!
Cách bỏ bỉm ban đêm cho bé
Chuẩn bị tinh thần cho bé
Trước khi quyết định tập bỏ bỉm cho bé ban đêm, ba mẹ nên thông báo trước với bé và giải thích rõ ràng để bé không bị bối rối. Song song với đó, hãy tập cho bé tiểu đêm mẹ nhé! Trước khi đi ngủ, mẹ nhớ nhắc bé không tiểu trên đệm mà phải dậy tiểu vào bô hoặc vào nhà vệ sinh.
Chuẩn bị phương án dự phòng
Trong quá trình tập bỏ bỉm cho bé ban đêm, mẹ vẫn nên đề phòng bằng cách lót ga chống thấm hoặc tấm thảm dùng một lần dưới đệm. Khi không còn mặc tã đêm nữa thì nguy cơ bé tè ra giường không kiểm soát là rất cao.
Chắc chắn là mẹ sẽ phải tốn thêm tiền để chuẩn bị những phương án đề phòng này, nhưng điều đó vẫn tốt hơn là chán ngán với tấm đệm ướt sũng mỗi sáng thức giấc đúng không mẹ!
Nếu chưa yên tâm về kỹ năng của con, mẹ nhớ lót ga chống thấm nhé!
Cho bé đi vệ sinh trước khi ngủ
Một cách bỏ tã đêm cho bé là hình thành cho bé thói quen đi vệ sinh trước giờ ngủ, tránh việc đái dầm hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm. Ngoài cách xi bé tiểu đêm, tốt hơn là mẹ nên rèn cho bé khả năng thức giấc và xuống khỏi giường để đi vệ sinh vào ban đêm hoặc sáng sớm mà không gọi mẹ.
Mẹ hãy thể đặt bô vệ sinh gần cũi ngủ để con không phải ra khỏi phòng và dùng bồn cầu khi còn đang ngái ngủ. Ngoài ra, mẹ nên bật bóng ngủ trong phòng hoặc dọc cầu thang để bé đi vệ sinh dễ dàng và an toàn hơn.
Luyện bé tự đi vệ sinh
Một số ba mẹ có thói quen dẫn con đi vệ sinh vào ban đêm và thấy cách này có thể giúp bé không tè dầm ra cũi trong khi ngủ.
Tuy nhiên, điều này sẽ không có tác dụng đối với nhận thức của trẻ nếu ba mẹ hướng dẫn đi vệ sinh khi trẻ còn trong trạng thái mơ màng. Hãy đảm bảo bé tỉnh táo và tiếp thu lời hướng dẫn của ba mẹ.
Sau khi thử nghiệm trong một vài đêm liên tiếp, ba mẹ hãy đón chờ xem điều gì sẽ diễn ra với trẻ nhé. Liệu rằng trẻ vẫn tiếp tục đái dầm như cũ hay tự giác bước xuống khỏi giường và ngồi bô?
Luyện cho bé đi vệ sinh giúp bé tập bỏ bỉm dễ dàng hơn
Khen ngợi và cảm thông
Mỗi buổi sáng thức dậy, điều bé cần làm đầu tiên là đi vệ sinh. Mẹ hãy khen ngợi và động viên nếu suốt đêm con không tè dầm ra cũi. Tuy nhiên, mẹ hãy chuẩn bị tinh thần trong trường hợp con nhớ được những điều mẹ đã hướng dẫn. Bé chưa thể làm quen trong một sớm một chiều vì không phải trẻ 3 tuổi nào cũng có thể nhận thức và ghi nhớ được những điều cần làm.
Nhiều bé 3-4 tuổi vẫn chưa quen tập bỏ bỉm vào ban đêm và vẫn có thể tè dầm ra giường cho đến khi được 5 tuổi. Theo thống kê, cứ năm bé 5 tuổi thì có một bé vẫn tè dầm ra giường. Vì vậy, nếu bé của mẹ ở trong độ tuổi này mà vẫn chưa tập bỏ bỉm và tè ra giường thì cũng là điều hết sức bình thường.
Bé cần thời gian để quen với việc luyện đi vệ sinh vào ban đêm; do đó, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng những dụng cụ dự phòng. Bỏ tã ban đêm cho bé đồng nghĩa với việc bé có thể tè dầm ra giường trong những đêm đầu. Giữ cơ thể khô thoáng sau một giấc ngủ dài vào ban đêm là sự nỗ lực lớn của bé yêu. Nếu bé tiếp tục tè dầm ra giường thì mẹ có thể cân nhắc đến việc ngừng tập bỏ bỉm cho bé ban đêm và thử lại khi bé sẵn sàng hơn.
Nguồn: Babycenter
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo