Bị người khác phán xét cách nuôi con: Mẹ hãy bình tĩnh đối mặt

đăng bởi Tiên Tiên

Câu chuyện về nuôi dạy con và những lời phán xét thực sự áp lực với các mẹ. Việc bị người thân, thậm chí là chồng hay cả người lạ cũng lên mặt “dạy cách làm mẹ” sẽ khó chịu. Nhưng mẹ nên bình tĩnh đối mặt để cư xử một cách khôn khéo. Hãy thử những mẹo dưới đây!

Cho dù mẹ chọn phương pháp nuôi con nào đi nữa mẹ vẫn sẽ nghe thấy những lời phán xét và ý kiến trái chiều. Việc bị những người thân trong gia đình phán xét cách mẹ nuôi con thực sự rất khó chịu.

Thậm chí nhiều mẹ cũng cảm thấy buồn phiền vì lời nhận xét từ những người không quen. Tất nhiên cũng có những ý kiến đóng góp mẹ nên ghi nhận. Nhưng thông thường mẹ nên gạt những lời nói đó qua một bên và quên luôn đi.

>> EASY hay không EASY? Và chuyện luyện ngủ của bà mẹ 2 con

 

Bị người khác phán xét cách nuôi con: Mẹ hãy bình tĩnh đối mặt

Bị người khác phán xét cách nuôi con khiến mẹ khó chịu

Bí quyết ở đây là mẹ tìm ra những gì cần điều chỉnh và lợi ích từ việc điều chỉnh cách nuôi con. Mẹ phải tự hỏi bản thân về lợi và hại để nhận ra được đâu là lời khuyên hữu ích và đâu là sự phê bình châm chọc. Thỉnh thoảng mẹ cũng nên học cách đáp trả.

Thứ nhất: Tự hỏi mẹ có cần lời khuyên đó không?

Trước khi mẹ đáp trả một lời nhận xét có vẻ như châm chọc mẹ, hãy xem xét mẹ có nhờ họ tư vấn không? Nếu đó là ý kiến người khác đưa ra khi mẹ nhờ tư vấn thì mẹ hãy chấp nhận vì đây ra ý kiến của riêng người đó. 

Mẹ hãy nói rõ mong muốn được giúp đỡ như thế nào

Thông thường nếu mẹ hỏi ý kiến ai đó nhưng nhận lại nhưng lời mẹ không thích, mẹ sẽ thấy khó chịu. Nhưng mẹ đừng nên đổ lỗi cho ai cả. Mẹ nên:

  • Làm rõ mong muốn của mẹ: Thay vì hỏi ý kiến bạn bè hoặc thành viên trong gia đình mẹ hãy nói ra những yêu cầu cụ thể. Mẹ có thể nói với ông bà:” Con đã quyết định nuôi con theo cách này. Con biết bố mẹ có thể không đồng ý nhưng mong bố mẹ không phán xét/ không can thiệp/ hỗ trợ con nuôi cháu”
  • Nếu mẹ là người xin ý kiến, chuẩn bị tinh thần để nghe lời khuyên. Trước khi hỏi ý kiến mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng để nghe những lời nói tiêu cực.
  • Tìm kiếm những chuyên gia có kinh nghiệm hoặc đã được đào tạo về lĩnh vực này. Mẹ sẽ nhận ra rằng ý kiến của người có kinh nghiệm, có chuyên môn sẽ khác hẳn với ý kiến của bạn bè hoặc người thân. Ví dụ mẹ đang đau đầu vì nguồn sữa ít, một chuyên gia nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp mẹ tốt hơn là người bạn thân chưa từng nuôi con.

 

 

Thứ hai: Tự hỏi mục tiêu của người nói là gì?

Nếu mẹ nhận được những lời khó nghe và cảm thấy rất buồn bực, xót xa mẹ hãy dành chút thời gian để bình tĩnh lại. Hãy suy nghĩ xem thực sự người đang chỉ trích mẹ nghĩ gì.

Có phải người đó nói mẹ như vậy vì lo cho mẹ và bé hay không? Người đó đã cố gắng thể hiện sự tôn trọng, yêu thương với mẹ và gia đình mẹ chưa?

Mẹ cần đặt ranh giới rõ ràng cho các mối quan hệ

Nếu vậy mẹ sẽ có thể kiềm chế những hành động “phòng thủ quá mức”. Mẹ hãy cân nhắc ý kiến của người đó xem họ có đang muốn tốt cho mẹ không?

Nếu có ý tốt mẹ hãy ghi nhận hoặc từ chối nhẹ nhàng, phù hợp. Mẹ hãy tập trung vào mong muốn cuối cùng chứ đừng tập trung vào lời nói.

Mẹ có thể tự quyết định rằng người nói đang rất lo lắng hoặc chưa thể thấy hiểu, lời khuyên có họ có ý nghĩa tốt nhưng đơn giản là mẹ không muốn thực hiện. Nếu không thể phớt lờ ý kiến đó đi mẹ hãy đặt ranh giới cho mối quan hệ đó.

Mẹ hãy nói với người đó rằng mẹ và bé cảm thấy thoải mái với phương pháp nuôi con của mình một cách tích cực nhất có thể. Và mẹ không cần thêm lời khuyên về vấn đề này nữa.

Thứ ba: Tự chủ khi đọc những bình luận tiêu cực

Đôi khi các mẹ rất dễ mắc sai lầm khi đọc những lời của người khác. Mẹ có thể hiểu những lời nói đó theo một cách khác hẳn ý định của người nói.

Điều này xảy ra khi sự tiêu cực xâm chiếm tâm trí của mẹ, và mẹ sa vào phân tích quá đà những gì mẹ đọc được.

Điều này còn đặc biệt thường xuyên xảy ra trong thế giới “trò chuyện điện tử” hiện nay. Và thế là mẹ nhanh chóng đáp trả lại bình luận kia thậm chí không kịp suy nghĩ thêm.

Để hạn chế tình trạng này mẹ hãy tích cực lắng nghe và đặt câu hỏi nếu cần.

Đặc biệt trong các cuộc thảo luận về phương pháp nuôi dạy con, hãy tích cực lắng nghe. Sử dụng lời nói và cử chỉ để thể hiện quan điểm của mình cũng như thấu hiểu những gì người nói truyền đạt.

Nếu mẹ không chắc lời nói đó có ý nghĩa gì mẹ hãy nói lại “Ý bạn nói là gì? Bạn có thể nói rõ hơn một chút không?” Giao tiếp tốt sẽ giúp xây dựng mối quan hệ.

Trong trường hợp nói chuyện qua các thiết bị điện tử, mẹ không thể nghe thấy giọng nói và giọng điệu của bạn bè và người thân.

Vì thế khi đọc một trạng thái, một dòng tin nhắn khiến mẹ sôi máu mẹ sẽ nghĩ ngay “Có phải mình đang bị chỉ trích không?”. Mẹ hãy bình tĩnh nhé, và nếu cần hãy hẹn gặp nhau trực tiếp. Mẹ sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều khi làm rõ câu chuyện.

Thứ tư: Nghe ý kiến chuyên gia

Trong quá trình nuôi dạy con chắc chắn mẹ sẽ được nghe những lời khuyên hoặc “kinh nghiệm” không tương thích với ý kiến chuyên gia.

Mẹ hãy bỏ qua ý kiến đó hoặc thông tin lại cho người nói.

Trong trường hợp này đó là lựa chọn tốt nhất cho mẹ. Mẹ có thể gật đầu mỉm cười hoặc hãy đưa ra những thông tin chính xác cho người đó. Thực tế phương pháp nào là tốt nhất sẽ phù thuộc vào tình huống cụ thể và con người.

Ông bà con sẽ nhiều lần nhắc đi nhắc lại “Khi tao nuôi chúng mày…”, mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích “Thế ạ? Nhưng bây giờ…” và đưa ra những thông tin đã được khoa học chứng minh.

Hoặc mẹ có thể đưa ra ý kiến chuyên gia, bác sĩ để thuyết phục ông bà “bác sĩ khuyên là… và con cũng thấy đúng”. Đơn giản nhất là mẹ giải thích “Con và bé vẫn đang rất thoải mái với phương pháp nuôi con này”.

 

 

Thứ năm: Mẹ có đang phòng thủ quá đáng không?

Cuối cùng, mẹ hãy thực sự chậm lại để xem xét liệu mẹ có cư xử sai không. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm. Hoặc thật sự là mẹ đã có định kiến với người đưa ra lời khuyên chứ không phải do lời khuyên đó. 

Đôi khi mẹ đang bật chế độ “phòng thủ quá đáng”. Đôi khi mẹ cảm thấy thất vọng khi con chưa đạt được những gì mẹ muốn khiến mẹ tự ái.

Hay đôi khi mẹ bị ám ảnh và cảm thấy như thể lúc nào gia đình cũng chỉ trích mẹ. Đột nhiên mọi bình luận, lời nói, lời khuyên đều khiến mẹ cực kỳ khó chịu.

Mẹ hãy nghe mà đừng nói gì

Điều này có vẻ hơi khó nhưng mẹ hãy thử cách này: Chỉ nghe mà không biện minh cho phương pháp mà mẹ lựa chọn. Đơn giản chỉ cần trung thực với cảm xúc của mình để xoa dịu tình hình.

Mẹ có thể nói với các thành viên trong gia đình rằng chủ đề này khiến mẹ không thoải mái. Hoặc đơn giản là mẹ cho mọi người biết rằng bây giờ mẹ cần những lời động viên chứ không phải lời chỉ trích.

Trước khi mẹ nổi nóng vì lắng nghe những lời phê bình, chỉ trích cách làm mẹ của mình mẹ hãy suy nghĩ kỹ về tình huống này. Bằng cách dành thời gian để suy nghĩ trước khi phản ứng lại mẹ sẽ tránh được những xung đột và cãi vã không cần thiết.

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo