Nhu cầu sinh lý cơ bản nhất của trẻ sơ sinh chính là ăn và ngủ. Đây cũng là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều khiến mẹ rất lo lắng. Mẹ hãy tham khảo ngay tại đây để có cách khắc phục an toàn và khoa học nhé.
MỤC LỤC
Trẻ sơ sinh ăn - ngủ như thế nào là bình thường?
Trẻ sơ sinh ăn - ngủ như thế nào là bình thường?
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều và bú ít, mẹ cần hiểu rõ về chế độ bú và giấc ngủ bình thường của trẻ, để mẹ có thể nhận biết và so sánh với những biểu hiện bất thường nếu có.
Xó nhiều thông tin cho rằng, trong những ngày đầu sau sinh, dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, có thể chỉ chứa được khoảng 5-7 ml sữa mỗi cữ bú. Đến ngày thứ 3, lượng sữa mỗi cữ bú tăng lên khoảng 22-27ml. Vào ngày thứ 7, dạ dày của trẻ mở rộng hơn và có thể chứa từ 45-60ml sữa mỗi cữ bú. Khi trẻ tròn 1 tháng tuổi, dạ dày của bé đã to bằng quả trứng và có thể chứa được từ 80-150ml sữa mỗi cữ bú.
Tuy nhiên đây chỉ là số liệu tham khảo, nhiều em bé bú nhiều hơn lượng sữa này như 5 ngày tuổi bú 80-90ml và vẫn phát triển bình thường. Nên mẹ không quá lo lắng mà giới hạn lượng ăn của con nhé. Lượng ăn của con nên để con tự quyết định là chính xác nhất. Con sẽ ngừng ăn khi cảm thấy no.
Hình ảnh mô tả thể tích dạ dày ở trẻ sơ sinh
Dựa trên sự phát triển của dạ dày, có thể xác định các cữ bú của trẻ sơ sinh thay đổi theo từng giai đoạn tuổi như sau:
- 7 ngày đầu sau sinh: 8-12 cữ bú mỗi ngày.
- Tuần thứ 2 đến 6 tháng tuổi: 5-7 cữ bú mỗi ngày.
- 7 đến 12 tháng tuổi: Tuỳ thuộc vào lịch ăn dặm.
Về giấc ngủ, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi. Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều nhưng thời gian mỗi giấc ngủ thường khá ngắn. Khi trẻ lớn hơn, tổng thời gian ngủ trong ngày sẽ giảm dần. Cụ thể:
- 0-2 tháng: Tổng thời gian ngủ của trẻ kéo dài 15-16 giờ.
- 3-5 tháng: Tổng thời gian ngủ dao động từ 14-16 giờ.
- 6-12 tháng: Tổng thời gian ngủ khoảng 14 giờ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều
Trẻ đột nhiên bú ít có thể khiến nhiều mẹ lo lắng, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Việc trẻ bú ít có thể do nhiều nguyên nhân, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân cụ thể thì mới có thể đưa ra được phương án xử lý phù hợp. Một vài nguyên nhân phổ biến là:
Trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển: Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ thường trải qua các đợt tăng trưởng nhanh chóng. Trong các giai đoạn này, cơ thể trẻ cần thời gian để phát triển và phục hồi năng lượng, dẫn đến việc ngủ nhiều hơn và bú ít hơn. Sự thay đổi này thường là tạm thời và trẻ sẽ trở lại thói quen bú bình thường sau khi kết thúc giai đoạn. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi chặt chẽ để đảm bảo rằng trẻ vẫn tăng cân và phát triển đúng chuẩn.
Trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều
Vấn đề về khớp ngậm: Trẻ có thể bú ít nếu gặp khó khăn trong việc ngậm vú hoặc bú mẹ. Điều này có thể do tư thế bú không đúng, trẻ bú không đúng khớp ngậm, núm vú của mẹ không phù hợp... Trẻ không bú đúng cách sẽ dễ mệt mỏi và chán nản trong việc bú, bú ít đi.
Trẻ bú ít do bệnh lý: Một số bệnh lý như nhiễm trùng, các vấn đề về tiêu hóa… có thể khiến trẻ mệt mỏi và ngủ nhiều hơn. Trẻ có thể cảm thấy khó chịu, không có năng lượng để bú, dẫn đến tình trạng bú ít.
Môi trường không phù hợp: Môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng bú của trẻ. Nếu môi trường quá quá lạnh hoặc quá nóng, hoặc lịch sinh hoạt không phù hợp khiến trẻ ngủ ít, dẫn đến căng thẳng thần kinh và lượng ăn cũng giảm theo
Thói quen sinh hoạt: Rối loạn nhịp sinh học ví dụ như ti vặt, ngủ vặt có thể làm trẻ bú kém. Bởi ti vặt là khi con chỉ ti được một ít sữa đầu loãng, trong nhiều oxytocin gây buồn ngủ khiến con ngủ gật, vì bú được ít nên con ngủ ngắn. Và vì quá mệt do giấc ngủ ngắn không đủ để phục hồi những căng thẳng của hệ thần kinh nên con lại chỉ bú được một chút rồi ngủ quên do quá mệt dẫn đến trẻ bú rất ít và ngủ luôn
Mẹ đang sử dụng thuốc: Một số loại thuốc mà mẹ đang dùng có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ và làm cho trẻ cảm thấy buồn ngủ hoặc không muốn bú. Các loại thuốc này có thể đi vào sữa mẹ và gây tác động đến trẻ.
Việc trẻ bú ít và ngủ nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ cần theo dõi sát sao và tìm hiểu kỹ càng để xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ bú ít ngủ nhiều
Khi trẻ bú ít, điều quan trọng đầu tiên là mẹ cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này để có biện pháp xử lý phù hợp. Với những nguyên nhân như đã nêu ở trên, mẹ có thể khắc phục trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều bằng những cách sau:
Điều chỉnh khớp ngậm: Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc ngậm vú hoặc bú mẹ, mẹ hãy kiểm tra và điều chỉnh tư thế bú, đảm bảo rằng trẻ bú đúng khớp ngậm. Mẹ có thể tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa hoặc y tá để được hướng dẫn cách bú đúng. Có tư thế bú đúng không chỉ giúp trẻ nhận đủ lượng sữa cần thiết mà còn giúp cho quá trình bú trở nên dễ dàng và thoải mái hơn rất nhiều.
Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều có sao không
Tạo môi trường ngủ thoải mái: Một môi trường ngủ lý tưởng tối, mát mẻ, có tiếng ồn trắng sẽ giúp trẻ có giấc ngủ sâu và chất lượng. Mẹ cũng dễ dàng gọi trẻ dậy bú hơn bằng cách thay đổi một chút môi trường ngủ quen thuộc của trẻ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Thiết lập một lịch sinh hoạt phù hợp với nhu cầu của trẻ. Cố gắng duy trì thời gian bú đều đặn, không để khoảng cách giữa các lần bú quá ngắn hoặc quá dài. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh và đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Để làm được điều đó, mẹ nên cho trẻ theo EASY. Các khóa học EASY sẽ cung cấp cho mẹ quy trình từng bước kèm tư vấn giúp mẹ thiết lập nếp sinh hoạt và hướng dẫn con tự ngủ, giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ ngủ 8 tiếng mỗi đêm.
>> Lịch sinh hoạt EASY cho trẻ 0-3 tháng tham khảo
* Lưu ý, mẹ điều chỉnh thời gian cho phù hợp với nhu cầu của con theo từng giai đoạn.
Khám sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đi khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh lý như sốt, vàng da, hoặc vấn đề về tiêu hóa.. mẹ có thể nhờ bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cho trẻ bú đủ no: Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ hãy kiểm tra xem trẻ có ngậm đúng khớp ngậm và bú đủ no không. Còn nếu trẻ bú sữa công thức, mẹ hãy đảm bảo rằng minh pha sữa đúng tỉ lệ và cung cấp đủ lượng sữa theo nhu cầu của trẻ. Cách dễ dàng nhất để nhận biết trẻ có bú đủ no không chính là theo dõi cân nặng của trẻ. Nếu con bú đủ no, đủ nhu cầu thì con sẽ tăng cân đều đặn và đúng chuẩn.
Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu mẹ đã thử nhiều cách mà tình trạng của trẻ vẫn không cải thiện thì mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được kiểm tra và đưa ra những lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của trẻ.
Đảo bảo đủ sữa và giúp bé ăn hiệu quả cũng là bước đầu tiên mẹ cần làm đúng khi bắt đầu EASY - Tự ngủ cho con. Trong POH EASY mẹ sẽ được hướng dẫn:
- Cách cho bé tập khớp ngậm đúng
- Cách xác định một bữa ăn no và hiệu quả
- Vỗ ợ hơi đúng
- Tách biệt hoàn toàn giữa ăn và ngủ, bé ngủ không phụ thuộc vào ti mẹ
- Tư vấn kích sữa cho mẹ cần.
Khi đã đảm bảo những điều này, mẹ sẽ được hướng dẫn thiết lập nếp sinh hoạt phù hợp với độ tuổi của con, sau đó là hướng dẫn bé tự ngủ để con có giấc ngủ đêm dài 11-12 tiếng, mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm.
Mời mẹ tham khảo ngay khóa học POH EASY.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo