Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần thứ 4

đăng bởi

Chẳng mấy chốc mà bé yêu đã bước sang tuần thứ 15 rồi mẹ nhỉ. Mẹ đã quen thuộc với tiếng khóc, tiếng cười của bé hay thói quen ăn ngủ của bé rồi. Trong hình hài bé nhỏ, bé yêu đang phát triển từng ngày, chắc hẳn mẹ rất háo hức với việc bé yêu lớn lên ra sao rồi, chúng ta cùng khám phá với POH nhé.

 

 

Em bé 15 tuần tuổi nặng bao nhiêu?

Mẹ biết không, đến thời điểm này, trẻ đã sẵn sàng để nắm bắt một vật gì đó. Bé có thể đưa tay ra để nắm lấy một vật gì đó mà mẹ đưa cho bé. Bé rất tập trung vào những đồ vật đang hiện hữu trước mắt.

Mẹ đừng để những đồ nhỏ bé vừa tầm tay của bé nhé, có thể trong một vài giây mẹ không để ý bé tùm lấy chúng và đưa vào miệng đó.

Em bé có thể với các đồ vật quanh mình

Bé đang cố nâng đầu và vai khi nằm sấp, việc này giúp con tăng cường sức mạnh cơ bắp đó mẹ ạ. Mẹ có thể thấy bé đang cố gắng nâng ngực lên khi nằm úp một cách vụng về bằng cách chống tay. Ở tư thế bế thẳng, bé đã được giữ đầu của mình một cách ổn định.

Đôi mắt nhanh nhạy của bé vẫn đang khám thế giới xung quanh, đôi tai của bé thật nhạy cảm với các tiếng động lớn.  

Bé lẫy là gì?

Trẻ mấy tháng biết lẫy?

Dân gian có câu trẻ 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi. Mỗi trẻ lại có một sự phát triển khác nhau, thế nhưng câu tục ngữ trên cũng khá đúng. Tới thời điểm này bé yêu của mẹ đã bắt đầu tập lật rồi. Sự phát triển của cơ bắp, xương khiến bé trở nên cứng rắn hơn giúp bé đạt tới một mốc đáng nhớ trong cuộc đời đó là biết lẫy.

 

 

Dấu hiệu về thời điểm bé có thể lẫy mà mẹ có thể nhận ra đó là:

  • Khi cơ ngực, cơ lưng của bé có khả năng chịu lực. Cụ thể là khi bé nằm sấp, bé có thể nhấc đầu, phần ngực từ đầu dậy một cách dễ dàng.
  • Hai chân bé hướng lên trước khi nằm ngửa. Bé hay nhấc chân lên để đưa qua đưa lại.
  • Bé yêu thích việc nằm nghiêng. Việc này là do não bé đã hình thành ý thức “phải lớn lên” bằng việc biết lẫy.

Nhiều mẹ băn khoăn không biết bé tập lật như thế nào. Khi bé nằm ngửa, bố mẹ thử nhấc một chân, đặt lên một chân của bé để bé có thể xoay tự nhiên.

Nếu như cổ và lưng trẻ có khả năng chịu lực mẹ có thể đỡ bé bằng việc đẩy nhẹ mông con yêu. Khi bé nằm nghiêng, mẹ hãy giúp bé tạo đài bằng việc hướng cơ thể về phía ngược lại giúp xoay bụng, mông dễ dàng.  

Mẹ có thể giúp con học lẫy bằng trò chơi. Mẹ hãy lắc lư đồ chơi sang một bên để bé lẫy theo.

Mẹ đừng quên mỉm cười động viên hay vỗ tay khi bé lẫy thành công. Mẹ cũng lưu ý không để bé cạnh mép giường nếu không muốn bé gặp tai nạn. Mẹ không nên để trẻ vừa ăn xong tập lẫy vì dễ ọc sữa, thời gian tập lẫy cũng chỉ nên 2-3 phút mà thôi.

Khi đặt nằm trên bụng, bé sẽ nâng đầu và vai lên cao, dùng hai tay để hỗ trợ. Động tác chống đẩy nhỏ này giúp tăng cường cơ bắp của con và giúp con nhìn rõ hơn những gì đang diễn ra. Con thậm chí có thể làm mẹ (và cả bản thân con) ngạc nhiên bằng cách lăn từ nằm ngửa sang nằm úp, hoặc ngược lại.

Mẹ có thể khuyến khích kỹ năng này thông qua việc chơi: Lắc lư một món đồ chơi sang bên con thường lăn đến trong trường hợp con đủ hứng thú để thử lại.

Hãy hoan hô và khen ngợi những nỗ lực và nụ cười của con. Con có thể cần sự trấn an của mẹ vì kỹ năng mới của con có thể khiến con sợ hãi.

Ba mẹ tham khảo bài viết Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ một đến sáu tháng tuổi để theo dõi sự phát triển và những kỹ năng con làm được trong từng giai đoạn nhé!

Những sai lầm mẹ thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Không phải bà mẹ nào cũng có thể chăm sóc con đúng cách 100%, nhất là với những bà mẹ có con lần đầu. Vậy những sai lầm thường gặp mà mẹ thường gặp phải khi chăm sóc bé là gì?

Nghe theo lời khuyên của người khác quá nhiều.

Mỗi bé lại có một tính cách khác nhau, cách lớn lên cũng có thể khác nhau. Nếu như mẹ nghe theo lời khuyên của người khác quá nhiều sẽ làm mất đi sự sáng tạo trong nuôi nấng, chăm sóc bé; thậm chí lời khuyên sẽ không phù hợp với bé. Mẹ hãy tiếp thu một cách chọn lọc nhé.

Cho bé bú không khoa học

Mẹ chỉ nên cho con bú đủ theo nhu cầu của con

Mẹ nên tập cho bé bú hiệu quả, giúp con ăn đủ no. Nếu bú quá ít, trẻ sẽ quấy khóc và khó ngủ ngon do đói, bú quá nhiều sẽ gây nôn trớ và khó chịu.

Khuyến khích cho con bú sữa mẹ hoàn toàn

Việc cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là điều luôn được khuyến khích. Thế nhưng không phải bà mẹ nào cũng đủ sữa, thậm chí là mất sữa trong một thời gian nhất định. Những lúc như thế này, mẹ nên có phương án kích sữa hoặc thay thế sữa mẹ bằng các loại sữa phù hợp với tuổi con. Mẹ luôn đảm bảo con được ăn no và không bị đói nhé.

Thế nhưng mẹ phải lưu ý rằng nếu mẹ cảm thấy bất kì vấn đề bất thường nào về sức khỏe của bé như cân nặng bé không đi theo kênh phát triển của bé như đi ngang một thời gian dài, hoặc tụt giảm. Mẹ nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.

Ủ ấm quá mức

Khó phủ nhận nhiều người lo lắng em bé của mình sẽ bị lạnh, nhất là những em bé được sinh ra trong mùa đông. Thế nhưng, mẹ chỉ cần mặc nhiều hơn cho bé một lớp áo so với người lớn. Nếu như quá nóng, thân nhiệt của bé tăng là không tốt hoàn toàn. Việc ủ ấm quá mức có thể tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh đó, ba mẹ cần lưu ý.

Bé lạ người rõ ràng hơn

Bây giờ, em bé có thể phản ứng với sự hiện diện của mẹ, giọng nói và thậm chí là biểu cảm trên khuôn mặt mẹ bằng cách đá và vẫy tay.

Con cho đến thời điểm này có lẽ đã mỉm cười với mọi người mà mình đã gặp, cũng sẽ bắt đầu kén chọn hơn với những người con muốn ở cạnh.

Trong các nhóm lớn hoặc khi ở cùng những người không quen, bé có thể cần thời gian để thoải mái hơn. Cho phép con có thời gian để dần quen với người lạ hoặc khi để con lại với một người trông trẻ.

Tuy nhiên, khi con an toàn trong vòng tay của mẹ, con có thể sẽ thích tương tác với người khác - đặc biệt là những đứa trẻ ồn ào, náo nhiệt vì trẻ năng động hơn, dễ gây cười hơn với em bé và ít đáng sợ hơn.

 

 

Em bé của mẹ là một cá nhân

Tất cả các em bé là duy nhất và đáp ứng các mốc phát triển quan trọng theo tốc độ riêng của mình. Hướng dẫn phát triển chỉ đơn giản cho thấy những gì em bé của mẹ có tiềm năng để thực hiện - nếu không phải ngay bây giờ, thì sẽ sớm thôi.

Nếu con sinh non, hãy nhớ rằng trẻ em sinh ra sớm thường cần thêm một chút thời gian để chạm tới các mốc phát triển quan trọng của mình. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào về sự phát triển của em bé, hãy hỏi bác sĩ của mẹ.

Ba mẹ giúp con yêu ăn no ngủ đủ như thế nào?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay bây giờ: http://easy.poh.vn/

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo