Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít có đáng lo?

đăng bởi Hoài Anh

Mọi người thường bảo, trẻ trong 1 tháng đầu sẽ ngủ rất nhiều vì đây là ‘tuần trăng mật’. Giấc ngủ là cách để bé làm quen dần dần với thế giới rộng lớn bên ngoài bụng mẹ.

Thế nên tình trạng nhiều trẻ sơ sinh thức 6 tiếng liên tục, đến lúc đi ngủ thì lại ngủ không ngon khiến bố mẹ rất lo lắng, không biết trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít thì có đáng lo hay không?

Mẹ hãy tìm hiểu cùng POH trong bài viết này nhé!

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?

Thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi đều có sự khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển sinh lý và tinh thần của bé. Ngay cả giữa những em bé cùng một độ tuổi thì thời gian ngủ cũng có sự khác biệt.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên phải kể đến là chất lượng bữa ăn, con ăn tốt, ăn no và không bị đầy hơi thì sẽ thoải mái, ngủ ngon hơn. Tiếp theo là lịch sinh hoạt giúp con có thời gian thức - ngủ phù hợp để đảm bảo giấc ngủ tốt nhất.

Ngoài ra, môi trường ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Khi em bé được quấn chặt, ngủ trong môi trường mát với tiếng ồn trắng phù hợp và được đảm bảo an toàn ngủ thì chắc chắn chất lượng giấc ngủ của bé cũng sẽ được nâng cao.

Một khi đã được đảm bảo các yếu tố này thì bé sẽ có thể ngủ đủ để phát triển toàn diện. Cụ thể về thời gian ngủ lý tưởng của bé như sau:

Với bảng thời gian ngủ này thì mẹ sẽ không cần băn khoăn trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng hay trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ nữa. Tuy nhiên, nếu bé có vấn đề về sức khỏe hoặc đến giai đoạn khủng hoảng thì giấc ngủ của bé cũng sẽ bị ảnh hướng và con có thể không ngủ được nhiều như bình thường.

Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít có đáng lo?

Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít nghĩa là tổng thời gian ngủ trong ngày của bé ít hơn thời gian ngủ tối thiểu theo độ tuổi. Ví dụ theo như bảng trên thì bé ngủ dưới 15,5 tiếng/ngày thì nghĩa là bé ngủ đang ngủ ít hơn so với nhu cầu.

Nếu chỉ chênh lệch khoảng 1-2 tiếng thì có thể không đáng lo, tuy nhiên nếu bé ngủ quá ít thì bố mẹ cần chú ý vì thiếu hụt thời gian ngủ có thể khiến bé gặp một số vấn đề như:

  • Trẻ ngủ ít có khả năng suy giảm khả năng nhận thức vì giấc ngủ là thời gian để não bộ nghỉ ngơi và phát triển
  • Thiếu ngủ cũng khiến bé suy giảm trí nhớ, cản trở khả năng học hỏi của bé
  • Trẻ ngủ ít có thể bị trì hoãn tăng trưởng vì cơ thể không được nhận đủ hormone tăng trưởng GH chỉ tiết ra khi bé ngủ đủ, ngủ sâu giấc
  • Trẻ thiếu ngủ cũng khiến hệ miễn dịch suy yếu vì không thể giải phóng các protein chống lại bệnh tật khi ngủ
  • Ngoài ra, bé ngủ ít còn có thể mất tập trung hoặc kích thích quá mức do thần kinh và thể chất của bé quá mệt mỏi, căng thẳng

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình thường khiến bố mẹ lo lắng nhưng đây thực tế thì không đáng lo.

Vì khi con hoạt động trong khi ngủ như vậy, nghĩa là con đang ở trạng thái ngủ nông - đây là lúc não bộ được kích hoạt vì thế nó có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc sản sinh tế bào não, học kỹ năng vận động (lẫy – bò – ngồi…) ở trẻ sơ sinh.

Thiếu hụt thời lượng ngủ nông này có thể dẫn đến những hạn chế trong khả năng học và hoàn thiện các kỹ năng vận động phức tạp của phát triển thể chất lẫn phát triển tinh thần của bé.

Thế nên nếu thấy con ngủ mà ngọ nguậy thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng, đó là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ. Việc mà bố mẹ có thể làm là hỗ trợ con biết cách tự chuyển giấc để con có thể tiếp tục ngủ tròn giấc sau mỗi giai đoạn ngủ nông như vậy. 

Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

Cách cải thiện tình trạng trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít

Mẹ có thể tham khảo những cách sau để đảm bảo thời gian ngủ của bé 1 tháng tuổi, giúp con phát triển toàn diện & khỏe mạnh nhé!

Những cách này cũng có thể áp dụng với trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi khó ngủ, hay trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm. Vì thế mẹ chắc chắn không thể bỏ qua được rồi!

Cho bé ăn đủ no và vỗ ợ hơi thật kỹ

Đói bụng và đầy hơi chính là 2 nguyên nhân hàng đầu khiến bé sơ sinh khó ngủ, ngủ ít. Vì thế mẹ hãy kiểm tra lại xem cách mẹ cho con ăn và vỗ ợ cho bé đã đúng chưa.

Một số lưu ý mẹ nên thực hiện để cho bé ăn hiệu quả:

  • Cho bé bú đúng khớp ngậm đối với cả bé ti mẹ lẫn ti bình
  • Mời bình đúng cách, để con tự há miệng to đón bình chứ không nhét bình bạo lực cho bé
  • Không cho bé vừa ăn vừa ngủ hoặc ăn vặt, ngủ vặt. Hãy tách rời ăn ra ăn, ngủ ra ngủ để giúp bé ăn một cách chủ động
  • Chọn loại bình/núm bình với tốc độ chảy phù hợp và độ thoát hơi tốt cho bé
  • Nếu bé bú mẹ trực tiếp thì mẹ cần đảm bảo đủ sữa, tư thế cho bé bú đúng và thời gian con bú đủ no

Một số lưu ý khi mẹ vỗ ợ hơi giúp con thoát hơi tốt nhất

  • Bế bé đúng tư thế
  • Khum tay vỗ chuẩn, bàn tay ép sát vào nhau, không có khe hở
  • Vỗ cố định ở vị trí giữa hai xương bả vai của bé, không thay đổi vị trí vỗ liên tục
  • Lực vỗ vừa phải để giúp bé đẩy hơi nhưng không làm đau con
  • Kết hợp vỗ và xoa vuốt hợp lý
  • Thời gian vỗ ợ ít nhất 15-20 phút

Kiểm tra các nguyên nhân có thể khiến bé khó chịu

Những yếu tố như quần áo chưa phù hợp, bỉm bẩn, con bị ngứa ngáy hay bé đang có vấn đề về sức khỏe… đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Vì thế mẹ hãy kiểm tra thật kỹ các yếu tố này để giúp giấc ngủ của con trọn vẹn hơn.

Ngoài ra, nếu bé đang trong giai đoạn tuần khủng hoảng wonder week thì có thể bé cũng sẽ ngủ ít hơn bình thường. Đây là lúc con học hỏi kỹ năng và khám phá thế giới nên mẹ đừng lo lắng quá nhiều. Vì khi giai đoạn này qua đi thì bé sẽ trưởng thành hơn và con sẽ ngủ ngon trở lại thôi.

Đảm bảo môi trường ngủ lý tưởng và an toàn cho bé

Một nguyên nhân bố mẹ không ngờ đến có thể khiến bé ngủ ít, khó ngủ đó chính là: Môi trường ngủ của bé chưa lý tưởng. Ví dụ như nhiệt độ phòng quá nóng/quá lạnh chẳng hạn.

POH sẽ gợi ý cho mẹ môi trường ngủ an toàn và lý tưởng cho bé như sau:

  • Con ngủ trong cũi riêng, có thể chung phòng với bố mẹ hoặc ngủ riêng
  • Đệm bé nằm cứng và có ga chun vừa vặn
  • Không đặt gối/thú bông/quây cũi/chăn mền… trong cũi ngủ của bé
  • Nhiệt độ phòng đủ mát, đảm bảo con không quá nóng/quá lạnh
  • Môi trường ngủ của bé sạch sẽ, không có khói thuốc

Cho bé sinh hoạt theo lịch EASY 3 

Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít rất có thể là vì lịch sinh hoạt của bé chưa phù hợp, POH khuyên mẹ nên bắt đầu thiết lập lịch EASY 3 cho bé ngay tại thời điểm này.

EASY 3 là lịch sinh hoạt dành cho bé từ 0-6 tuần tuổi với 2 tiếng thức + 1 tiếng ngủ vào mỗi chu kỳ. Khi bé thức dậy vào buổi sáng thì con sẽ được mẹ cho ăn ngay, ăn no rồi bé sẽ được vỗ ợ thật kỹ, vệ sinh cá nhân và vận động một chút. Tổng thời gian bé thức kể từ lúc con dậy ăn là 1 tiếng.

Khi thức đủ 1 tiếng thì bé sẽ được mẹ cho đi ngủ, và thời gian ngủ ngày lý tưởng của bé là 1,5 - 2 tiếng/nap. Hết giờ ngủ thì mẹ sẽ đánh thức bé và tiếp tục chu kỳ sinh hoạt ăn - chơi - ngủ cho đến khi bé đi ngủ đêm.

Tập tự ngủ cho bé

Tự ngủ là khả năng bé có thể tự đưa mình từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ mà không cần mẹ bế ru, hoặc ti mẹ để ngủ. Khi bé biết tự ngủ thì mẹ sẽ đặt bé vào cũi khi bé đến ngưỡng buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, cung cấp cho con các công cụ hỗ trợ bé tự ngủ và mẹ sẽ đi ra khỏi phòng để con học được kỹ năng này.

Một số công cụ hỗ trợ bé tự ngủ mà mẹ nên sử dụng là: Quấn chuyên dụng, ti giả và tiếng ồn trắng.

Lưu ý: Để có thể tập tự ngủ cho bé thì bắt buộc con phải sinh hoạt theo nếp EASY bài bản.

Tuy nhiên, làm thế nào để có thể đảm bảo được tất cả những điều này để cải thiện tình trạng trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít? Nhất là khi việc thiết lập lịch EASY và tập tự ngủ cho con không hề đơn giản chút nào.

Mẹ hãy tham gia POH EASY (0-1 tuổi) của chúng mình để được giảng viên tư vấn trực tiếp 1-1, giúp con sớm vào nếp EASY, tự ngủ và ngủ xuyên đêm dễ dàng nhé

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo