Thai 27 tuần - thời kỳ não bộ em bé hình thành những liên kết thần kinh phức tạp

đăng bởi Minh Tâm

 

Thai 27 tuần là mấy tháng? 

Thai 27 tuần tuổi tương đương với 6 tháng 1 tuần (+/-2 ngày). Đây vẫn là tuần thai trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. 

Mang thai 27 tuần mẹ có những biểu hiện nào?

Thời điểm sắp chuyển sang tam cá nguyệt cuối của thai kỳ, mẹ sẽ “đón chào” những triệu chứng mới không mấy dễ chịu. 

Mang thai 27 tuần, mẹ sẽ để ý thấy ngực lớn lên rõ ràng và dễ gặp bệnh trĩ vì các hóc- môn trong thai kỳ tiếp tục ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trong cơ thể (trong đó có hệ tiêu hoá). Đồng thời, cân nặng của mẹ vẫn trên đà tăng ổn định. 

Ngực lớn hơn

Tăng cân lành mạnh là một phần quan trọng và cần thiết trong thời kỳ mang thai của mẹ. Việc tăng cân của mẹ còn có phần đóng góp của trọng lượng cơ thể thai nhi, nhau thai, túi ối và tử cung.

Việc cơ thể sản xuất nhiều máu hơn và trữ nước, đồng thời ngực lớn hơn cũng là các yếu tố khác ảnh hưởng đến cân nặng của mẹ. 

Thông thường, kích cỡ ngực mẹ được quyết định bởi lượng mô mỡ trong ngực. Khi mang thai, các mô tiết sữa đang phát triển để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này dẫn đến những thay đổi về kích thước và trọng lượng của ngực. 
 

 

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất phổ biến ở giai đoạn này của thai kỳ. Bằng chứng là khoảng 25% đến 35% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Căng thẳng khi đi đại tiện do táo bón, cộng với áp lực xuống vùng dưới của cơ thể do tử cung ngày càng lớn khiến các tĩnh mạch ở trực tràng của mẹ bị sưng lên. 

Triệu chứng của bệnh trĩ là nóng rát, ngứa ngáy và chảy máu. Ngoài ra, nó còn gây cảm giác đau đớn khi mẹ đi đại tiện. 

Lông mọc nhiều hơn

Mẹ mọc nhiều lông hơn trên mặt và các bộ phận khác trên cơ thể khi mang thai. Nguyên nhân có thể là do một loại hóc-môn tăng lên trong cơ thể - đó là nội tiết tố nam androgen. 

Hội chứng chân bồn chồn (restless legs)

Trong giai đoạn thai 27 tuần tuổi, một số mẹ bầu có cảm giác khó chịu, bồn chồn ở chân như có con gì đang bò hoặc là cảm giác đau nhói. Mẹ không thể kiểm soát được và buộc phải di chuyển chân để thấy dễ chịu hơn. Theo y khoa, đây được gọi là hội chứng chân bồn chồn. 

Nguyên nhân gây nên hội chứng này có thể là do di truyền, chế độ ăn uống và sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể có thể khiến tình trạng này thêm nặng ở phụ nữ mang thai. 

Thường thì vào ban đêm, lúc mẹ nằm yên nghỉ ngơi thì triệu chứng càng dễ cảm nhận hơn. Điều này khiến mẹ phải cử động chân rồi đứng lên ngồi xuống. Giấc ngủ cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. 

Hội chứng này thường sẽ biến mất khoảng 1 tháng sau sinh. Tuy nhiên, trước khi “tạm biệt” nó thì mẹ sẽ phải cố gắng trải qua những triệu chứng cực kỳ khó chịu và sự gián đoạn của giấc ngủ.

>> Thai 28 tuần phát triển như thế nào?

Hội chứng chân bồn chồn ở bà bầu 27 tuần 

Các triệu chứng khác mà mà bầu có thể gặp phải là thai 27 tuần bị ra dịch nâu, thai 27 tuần bị tụt bụng, hay thai 27 tuần đau bụng dưới

Thai 27 tuần phát triển như thế nào? 

Ở tuần thai 27, em bé đang “bận rộn” với hành trình kiến tạo những liên kết thần kinh mới trong não bộ và tập luyện các nhóm cơ hỗ trợ cho hoạt động thở sau khi chào đời. 

Chỉ số thai 27 tuần

  • Thai 27 tuần nặng bao nhiêu? Thai 27 tuần nặng khoảng 1039g. 
  • Thai 27 tuần dài bao nhiêu? Chiều dài đầu mông của bé khoảng 24,4cm. Chiều dài cả cơ thể là 34,7cm. 
  • Chiều dài xương mũi thai nhi 27 tuần: theo bảng đo chiều dài xương mũi, ước tính chiều dài xương mũi thai 20 tuần trở đi sẽ trên mức 4,5mm. Tuổi thai càng tăng thì chỉ số này càng tăng lên. Do vậy, thai 27 tuần phát triển bình thường sẽ có chiều dài xương mũi từ 4,5mm trở lên. 

Bộ phận nào có sự phát triển mạnh mẽ? 

Não bộ

Ở tuần thứ 27 của thai kỳ, não bộ của bé phát triển mạnh mẽ và tiếp nhận kích thích nhanh nhạy hơn bao giờ hết.

Các nơ-ron thần kinh và các synap (điểm tiếp hợp các nơ-ron thần kinh) đang trong quá trình hình thành và tạo nên một hệ thống những liên kết phức tạp ở các vùng của não bộ. 

Trong “giai đoạn vàng” này, ba mẹ nên làm như thế nào để hỗ trợ con phát triển não bộ một cách thuận lợi và tối ưu nhất? POH Thai giáo có thể giúp ba mẹ đánh thức và kích thích tiềm năng có sẵn của bé với các bài thực hành thai giáo âm nhạc, truyện thai giáo, thai giáo tri thức…

Nếu muốn nuôi dưỡng một em bé khỏe mạnh và thông minh ngày từ khi còn trong bụng mẹ, ba mẹ tham khảo chương trình thai giáo tại đây nhé!

Hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi 

Phổi

Phổi của bé đang tiếp tục hoàn thiện về cả cấu tạo và chức năng, chuẩn bị cho hoạt động hô hấp sau sinh. Các túi khí tí hon (còn gọi là phế nang) đang mở rộng không gian để bé hít thở và trao đổi không khí trong phổi. 

Trong khi đó, các tế bào ở phổi đang tạo ra một lượng nhỏ các chất bề mặt cần thiết để giữ cho các phế nang không bị xẹp. 

>> Để hiểu rõ hơn về sự lớn lên của bé yêu trong giai đoạn này thì bạn đừng bỏ qua bài viết thai nhi tuần thứ 27 của POH nhé.

Tư thế nằm của thai nhi 27 tuần

Có thể mẹ sẽ thắc mắc là thai 27 tuần đã quay đầu chưa. Thông thường thì vẫn chưa mẹ ạ. Tư thế chủ yếu của em bé ở tuần thai thứ 27 là đầu hướng lên trên ngực mẹ, mông hướng xuống xương chậu của mẹ. 

Trường hợp thai 27 tuần ngôi đầu - nghĩa là thai 27 tuần quay đầu hướng xuống đường sinh là khá sớm vì thông thường, thai nhi quay đầu trong khoảng tuần 32 đến 36. Tuy nhiên, thai quay đầu sớm (như ở tuần 27) hoặc muộn hơn (đến gần lúc sinh) cũng không phải hiếm gặp. 

Đây chưa hẳn là dấu hiệu gì nguy hiểm, nhưng để yên tâm hơn thì mẹ nên đi siêu âm nhé!

Thai nhi 27 tuần tuổi đạp như thế nào? 

Thai nhi 27 tuần đạp như thế nào? Thai 27 tuần đạp nhiều, đạp mạnh mẽ hơn và mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn nhiều đó. Em đạp vào thành bụng và thực hiện những cú cuộn người “điêu luyện”. 

Vị trí của em bé trong bụng mẹ thay đổi tuỳ từng lúc. Vì thế mà mẹ sẽ thấy các hiện tượng thai 27 tuần đạp bụng dưới, thai 27 tuần hay gò cứng bụng, lúc thì thấy em đá mạnh vào mạn xương sườn. 

Mẹ cảm nhận cú đạp mạnh mẽ của em

Trẻ sinh non ở tuần 27 sẽ thế nào?

Em bé ra đời ở tuần thai thứ 27 được cho là trẻ sinh non. Bé còn quá non nớt và cần được chăm sóc đặc biệt. 

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 90% các bé sinh non ở tuần 27 có cơ hội sống khi có sự hỗ trợ từ Khoa chăm sóc tích cực trẻ sơ sinh (NICU).

Thai 27 tuần khám những gì?

Siêu âm thai 27 tuần tuổi

Trong suốt thai kỳ, trung bình thai phụ trải qua 7 mốc khám thai định kỳ. Giai đoạn tuần 24-27 là mốc thứ 5. Mục đích của đợt khám này là theo dõi và tầm soát các vấn đề bất thường của thai nhi. 

Nếu tuần 24, 25, 26 mẹ chưa khám thai thì tuần 27 chính là thời điểm thích hợp để mẹ đến bệnh viện gặp bác sĩ. Trong lần khám thai này, bác sĩ có thể sẽ thực hiện những thủ tục như sau với mẹ: 

  • Khám thai và giải đáp những thắc mắc của mẹ về triệu chứng
  • Siêu âm 4D
  • Đo bề cao tử cung
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Đo tim thai 27 tuần 

Ngoài ra, nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ gợi ý thêm một số thủ tục nữa để kiểm tra sự phát triển thai nhi 27 tuần một cách chính xác nhất. 

Thai 27 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Theo khuyến nghị, từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, mẹ nên tăng đều 0,5kg mỗi tuần. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng khá nhiều đến sự tăng cân lành mạnh của mẹ. Do vậy, mẹ nên chú ý đến những dưỡng chất mình nạp vào cơ thể trong suốt cả thai kỳ, không chỉ riêng ở tuần 27 này. 

>> 9 bí quyết giúp mẹ bầu ăn vào con không vào mẹ

 

 

Dinh dưỡng tuần thai thứ 27

Thai 27 tuần nên ăn gì?

Mẹ biết rồi đó, thai nhi 27 tuần đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về não bộ và thể chất. Em bé cần nhiều chất dinh dưỡng để tiếp tục lớn lên khỏe mạnh và thông minh trong bụng mẹ. 

Vì thế, việc thai 27 tuần nên ăn gì, ăn bao nhiêu là rất quan trọng đó nha. 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết là bằng chức thiết thực cho thấy mẹ yêu em bé trong bụng và đầu tư mạnh mẽ cho sự phát triển của con.

Ngoài việc cân bằng 4 nhóm chất chính là bột đường, protein, chất béo, khoáng chất và vitamin, mẹ cần bổ sung tích cực các dưỡng chất quan trọng sau: 

  • Thực phẩm giàu sắt (khoảng 27g/ ngày): rau có lá màu xanh đậm, các loại hạt, thịt đỏ, các loại đậu…
  • Canxi (khoảng 1000g/ ngày): sữa, các chế phẩm từ sữa, rau chân vịt, viên uống bổ sung canxi…
  • Magie (khoảng 400g/ ngày): đỗ đen, yến mạch, hạnh nhân, chuối, quả bơ…
  • DHA (khoảng 200g/ ngày): lòng đỏ trứng gà, rau xanh, cá hồi, sữa tăng cường DHA…
  • Axit folic (khoảng 400mcg/ ngày): rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch…

Thai 27 tuần nên kiêng gì?

  • Thuốc lá, bia, rượu, thuốc có chất kích thích, caffeine
  • Thực phẩm chứa nhiều natri, nhất là thực phẩm đóng hộp
  • Thực phẩm nhiều đường, cay nóng, nhiều dầu mỡ

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti