Trẻ khóc khi xa mẹ là biểu hiện thường gặp nhất của rối loạn lo sợ xa cách (hay khủng hoảng xa cách) - đây là giai đoạn khủng hoảng tâm lý mà trẻ nào cũng sẽ trải qua trong quá trình lớn lên.
Vậy khủng hoảng xa cách xảy ra khi nào? Làm gì khi trẻ bị hoảng sợ khi bước vào giai đoạn này? Mẹ hãy cùng đọc bài viết của POH để biết thêm thông tin nhé!
MỤC LỤC
Có phải tất cả các em bé đều trải qua sự lo sợ xa cách?
Lo sợ xa cách thường xảy ra khi nào?
Làm thế nào mẹ có thể giúp con vượt qua lo sợ xa cách?
Có phải tất cả các em bé đều trải qua sự lo sợ xa cách?
Lo sợ xa cách hay khủng hoảng xa cách, là một giai đoạn bình thường trong sự phát triển cảm xúc của trẻ.
Định nghĩa lo sợ xa cách trong các thuật ngữ tiến hóa: Một đứa bé không biết cách tự vệ thì theo bản năng sẽ buồn bã vì bị tách khỏi những người bảo vệ và chăm sóc.
Tất cả các em bé đều phải trải qua giai đoạn lo lắng về sự xa cách ở một mức độ nhất định. Lo sợ xa cách bắt đầu khi bé hiểu ra rằng mọi thứ và con người vẫn tồn tại ngay cả khi không hiện diện trước mắt con.
Ở một số giai đoạn nhất định, hầu hết trẻ sơ sinh hoặc trẻ chập chững biết đi sẽ thể hiện sự lo lắng và buồn bã khi cha mẹ rời khỏi con.
Nhiều trẻ có biểu hiện khủng hoảng xa cách rất sớm, từ khủng hoảng xa cách 4 tháng, hay khủng hoảng xa cách 5 tháng. Trẻ gặp khủng hoảng sớm như vậy thường là các bé gắn bó thân thiết với mẹ từ khi chào đời, sau đó mẹ buộc phải đi làm sớm trước khi con được 6 tháng tuổi.
Bé có lo sợ xa mẹ, khi mẹ phải đi làm?
Thái độ của trẻ sơ sinh và sự xa cách mang đặc điểm văn hóa. Các nước phương Tây trẻ có xu hướng độc lập từ rất sớm. Nhưng ở nhiều nền văn hóa khác, trẻ sơ sinh hiếm khi tách khỏi mẹ trong năm đầu đời.
Những biểu hiện của trẻ cũng cho thấy rằng với con mẹ là duy nhất. Nhưng giai đoạn phát triển này chắc chắn sẽ gây khó chịu cho cả em bé và cha mẹ.
May mắn là giai đoạn này sẽ qua đi khi bé lớn dần lên. Và mẹ cũng có thể tác động để giai đoạn này trở nên dễ dàng hơn.
Lo sợ xa cách thường xảy ra khi nào?
Em bé có dấu hiệu lo sợ xa cách sớm nhất là 6 hoặc 7 tháng. Đối với hầu hết các em bé, giai đoạn đỉnh điểm là từ 10 đến 18 tháng và giảm dần sau 2 tuổi.
Khủng hoảng xa cách 6 tháng hay khủng hoảng xa cách 7 tháng ở bé thường xảy ra khi mẹ tạm biệt bé và đi làm trở lại. Bình thường thì hai mẹ con ngày nào cũng gắn bó và đồng hành cùng nhau, đột nhiên bé thấy vắng bóng mẹ thì chắc chắn là con sẽ cảm thấy bất an và quấy khóc nhiều hơn, đó là khi khủng hoảng xa cách bắt đầu.
Ở trẻ 0-1 tuổi thì có một kỳ khủng hoảng cực kỳ ‘khốc liệt’ và tốn rất nhiều nước mắt. Đó chính là khủng hoảng tuổi lên 1, thường xuất hiện khi bé được khoảng 10-11 tháng tuổi.
Khủng hoảng tuổi lên 1 kéo dài bao lâu? Thật khó để có câu trả lời chính xác, để POH giải thích cho mẹ hiểu hơn về giai đoạn khủng hoảng này nhé! Khi được gần 1 tuổi thì con có rất nhiều thay đổi: Bé biết đứng, biết đi, bập bẹ nói từ đơn, phát hiện được rất nhiều quy luật khác nhau trong cuộc sống và cũng dần nhận thức rõ ràng về việc bản thân bé và mẹ là 2 cá thể độc lập.
Bình thường thì từng thay đổi đó đã mang tới những kỳ khủng hoảng nho nhỏ rồi. Vậy mà giai đoạn gần 1 tuổi con lại cùng lúc trải qua bằng ấy sự thay đổi, thì bảo sao mà khủng hoảng lại ‘khốc liệt’ đúng không bố mẹ?
Mẹ có thể xem thêm: Hội chứng lo sợ xa cách qua các giai đoạn của trẻ
Thông thường, lo sợ xa cách làm con sợ hãi khi mẹ rời khỏi con để đến công ty hay đơn giản là làm việc nhà.
Con cũng có thể phải trải qua nỗi lo sợ xa cách vào ban đêm, vậy nên mẹ phải đảm bảo cũi của con không có vật gì nguy hiểm. Mẹ cũng nên nằm ở phòng sát bên cạnh. Lo sợ xa cách sẽ giảm bớt khi con được 24 tháng tuổi.
Làm thế nào mẹ có thể giúp con vượt qua lo sợ xa cách?
Có bé kéo dài khủng hoảng xa cách mấy tháng trời mới đỡ khóc quấy, nhưng cũng có bé nhanh chóng hiểu và chấp nhận việc mẹ đi vắng rồi mẹ sẽ quay trở lại. Và khủng hoảng xa cách của bé diễn biến nhanh hay chậm tuỳ thuộc rất nhiều vào cách bố mẹ hỗ trợ con.
Mẹ có thể làm theo các gợi ý sau để giúp con vượt qua nỗi lo lắng khi phải xa mẹ:
Sắp xếp người thân chăm sóc con
Nếu mẹ không thể ở cùng con, ví dụ như khi mẹ phải đi làm trở lại, hãy nhờ những người thân thiết như ông, bà hoặc dì chăm sóc cho con. Trẻ vẫn sẽ phản ứng lại việc không thấy mẹ. Nhưng người thân trong gia đình sẽ cho con cảm giác quen thuộc và dễ bình tĩnh hơn.
Hãy để con làm quen với người sẽ chăm sóc con
Nếu mẹ cần để bé cho người khác chăm sóc mẹ phải sắp xếp để con có cơ hội làm quen với người đó. Tất nhiên là trong giai đoạn làm quen mẹ vẫn phải ở bên cạnh trẻ.
Tạo một thói quen nhất quán
Nếu mẹ để một người khác chăm sóc con thì mẹ hãy nói lời tạm biệt và đi trong khi con thấy. Nói với con rằng mẹ sẽ sớm trở lại dù có thể bé chưa hiểu được lời mẹ nói. Nhưng một thói quen sẽ giúp trẻ hiểu rằng mẹ chắc chắn sẽ về. Con sẽ giữ được bình tĩnh và vượt qua lo sợ xa cách tốt hơn.
Các kì khủng hoảng khác: Khủng hoảng ngủ 7-9 tháng
Chuẩn bị khi phải rời xa bé
Bất cứ thay đổi nào liên quan đến trẻ sơ sinh cũng cần có thời gian để con thích nghi dần dần. Dù mẹ có nhờ thân hay thuê người trông trẻ thì mẹ cũng nên lưu tâm những gợi ý sau:
Khi mẹ phải làm việc nhà
Nếu để em bé tự rời khỏi mẹ con sẽ dễ vượt qua lo sợ xa cách hơn.
Mẹo này được áp dụng khi mẹ cần rời xa bé trong một thời gian ngắn. Tập cho con bằng cách để con tự bò đến một phòng khác và không nhìn thấy mẹ, nhưng phải đảm bảo an toàn ở các khu vực mà bé có thể bò đến. Đợi một vài phút sau rồi mới đi theo bé.
Mẹ cũng có thể nói với con trước rằng mẹ chuẩn bị rời khỏi phòng, mẹ sẽ đi đâu và đảm bảo mẹ sẽ quay lại với con sớm. Sau đó mẹ hãy rời đi một chút và quay lại với trẻ.
Dù bằng cách nào đi nữa, con cũng sẽ quen với việc xa mẹ một thời gian mà không có cảm giác sợ hãi.
Cho con thời gian để thích nghi
Hãy để người trông trẻ tới nhà và chơi với con nhiều lần trước khi mẹ phải đi làm. Ngày đầu tiên để bé ở nhà, mẹ hãy dặn người trông trẻ đến sớm ít nhất là 30 phút để con có thời gian làm quen. Sau đó mẹ mới chào con và rời đi.
Nếu mẹ gửi con ở nhà người thân hay một người bạn của mẹ, mẹ cũng cần sắp xếp thời gian đưa con tới đó trước để trẻ làm quen với mọi người và môi trường mới.
Luôn luôn nói lời tạm biệt với con
Mẹ hãy ôm và thơm con trước khi đi nhé. Nhớ nói với con mẹ sẽ đi đâu và khi nào mẹ về. Nhưng đừng quá bịn rịn và kéo dài thời gian tạm biệt con. Mẹ cũng đừng trốn con đi. Làm như vậy khiến trẻ nghĩ rằng mẹ đã "biến mất" và con sẽ càng cảm thấy khủng hoảng hơn.
Bé có khóc nhiều khi không thấy mẹ không?
Chào tạm biệt con thật nhẹ nhàng
Con bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của mẹ. Vì thế mẹ nên thể hiện tôn trọng và thân thiết với người sẽ chăm sóc con.
Lúc chào tạm biệt con mẹ cố gắng đừng khóc hay có biểu hiện buồn bã. Nếu trẻ nhìn thấy mẹ như vậy con cũng sẽ buồn và khóc theo. Nếu lúc chào tạm biệt con có khóc thì trẻ cũng sẽ nín nhanh thôi nên mẹ đừng lo lắng nhé.
Không nên ngập ngừng khi rời đi
Mẹ đã chào con thì không nên ngập ngừng hay quay lại xem trẻ như thế nào. Do dự sẽ làm cả mẹ, bé và người chăm sóc bé khó vượt qua giai đoạn lo sợ xa cách.
Thử nghiệm trước
Mẹ hãy thử xa con một thời gian ngắn để trẻ quen với cảm giác không có mẹ ở bên cạnh. Sau khi trẻ đã quen với người chăm sóc hay nhà trẻ mẹ có thể yên tâm đi làm cả ngày.
Trẻ bám mẹ, mẹ phải làm sao?
Như đã nói lo sợ xa cách sẽ làm cả ba mẹ và con mệt mỏi. Đôi khi ngay cả bố cũng không thể giữ trẻ được nếu không có mẹ.
Thế là mỗi lần có việc phải xa con mẹ lại lo lắng cho bé và người chăm sóc trẻ. Con bám mẹ mọi lúc mọi nơi sẽ làm mẹ mệt mỏi thậm chí còn kiệt sức.
Mẹ phải tự điều chỉnh những cảm xúc này. Nhắc nhở mình rằng đây chỉ là giai đoạn phát triển bình thường và sẽ nhanh chóng qua đi. Đây cũng là giai đoạn con học cách tin tưởng mẹ và phát triển các kỹ năng quan trọng trên con đường tự lập.
Thỉnh thoảng mẹ sẽ cảm thấy quá tải với tình trạng lo sợ xa cách của con. Nhưng đừng quên đây cũng là một minh chứng cho sự gắn bó mạnh mẽ của hai mẹ con.
Làm thế nào mẹ xử lý lo sợ xa cách vào ban đêm?
Hầu hết các bé luôn sợ phải tách khỏi mẹ vào ban đêm. Để khắc phục mẹ hãy cố gắng để tạo không khí bình yên và vui vẻ nhất có thể vào giờ đi ngủ.
Dành thời gian âu yếm với con trước khi đi ngủ bằng cách đọc truyện hoặc hát ru nhẹ nhàng cho con nghe.
Nếu các phương pháp đều không hiệu quả?
Một số bé sẽ trải qua những cơn lo sợ xa cách nghiêm trọng hơn những bé khác vì các con có tính cách khác nhau. Nếu không thể an ủi con bằng các biện pháp đơn giản, đã đến lúc mẹ nên xem xét các yếu tố khác:
Xem xét người trông trẻ hoặc trung tâm giữ trẻ.
Nếu con tiếp tục lo lắng và khóc lóc khi mẹ rời đi thì có lẽ người trông trẻ hoặc nhà trẻ không phù hợp với bé.
Nhờ những người thân thiết trông trẻ
Để con ở với một người thân thiết với con trong khoảng thời gian 15 phút. Sau đó kéo dài khoảng thời gian này lên đến một giờ.
Con sẽ học được rằng mẹ có rời đi nhưng mẹ sẽ trở về. Em bé cũng đã quen với người chăm sóc mình nên sẽ không có cảm giác căng thẳng như khi ở với người lạ.
Đánh giá lại cách mẹ nói tạm biệt với con
Mẹ có lẻn ra ngoài khi con không nhìn thấy không? Mẹ có lo lắng và căng thẳng không? Mẹ có ngập ngừng bước xuống vẫy tay và khóc cho đến khi con không nhìn thấy?
Đó là những sai lầm khi tạm biệt trẻ. Mẹ phải bình tĩnh hơn. Nói một câu đơn giản "mẹ sẽ quay lại với con", sau đó là một cái ôm nhanh hoặc thơm bé. Hành động của mẹ cho con thấy rằng việc tạm thời xa nhau không phải là vấn đề lớn và mẹ sẽ sớm trở về nhà với con.
Nguồn: Babycenter
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo