Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 31

đăng bởi

 

Đến thời gian này mẹ chẳng lạ lẫm gì với những cú hích bụng, đạp chân của bé hàng ngày. Cảm nhận được việc bé yêu đang lớn dần lên thật hạnh phúc mẹ nhỉ. Bước sang tuần 31, cơ thể mẹ bầu tiếp tục thay đổi sự sinh ra của hormone, sự lớn lên của bé yêu.

Biểu hiện mang thai tuần thứ 31

Mẹ có thể sẽ cảm thấy hụt hơi khó thở trong suốt vài tuần trước khi sinh. Điều này bắt nguồn từ việc tử cung phát triển quá lớn, chèn ép lên vách ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng (còn gọi là cơ hoành) và khiến mẹ bầu khó hô hấp.

Hiện tượng khó thở sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi thai nhi di chuyển hoàn toàn xuống vùng chậu.

Nếu đây là lần đầu tiên mang thai thì hiện tượng khó thở này thường bắt đầu xuất hiện ở tuần thai thứ 36, nếu đã mang thai trên một lần thì hiện tượng này có thể sẽ không xảy ra cho đến mãi thời gian gần sinh.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng trong suốt thời gian mang thai có thể giúp mẹ cảm thấy dễ thở hơn.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu luyện tập vượt qua mức độ chịu đựng của cơ thể hoặc luyện tập bài tập không phù hợp thì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Do vậy điều đầu tiên mẹ bầu cần làm là lắng nghe và thấu hiểu cơ thể mình, điều này sẽ cho phép mẹ bầu làm mọi thứ dễ dàng hơn.

 

 

Bụng lớn thường khiến cho lưng của mẹ bầu đau nhức. Trong thời gian này tốt nhất mẹ bầu nên tránh không mang vác các nặng bởi điều này có thể làm dây chằng của cơ thể căng ra.

Tuy nhiên điều này là khá khó đối với những mẹ đã có con trước đó, đặc biệt là các mẹ đang phải chăm sóc các bé mới biết đi. Trong trường hợp này mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng dây thai sản để hỗ trợ nâng đỡ phần lưng của mình.

Nhìn chung hầu hết mẹ bầu đều có cảm giác đau hông trong quá trình mang thai. Trong khung chậu (hay vùng xương chậu) lúc này, dây chằng giữ vai trò liên kết các khớp và xương với nhau đã bị giãn ra đáng kể. Sự liên kết lỏng lẻo này có thể dẫn đến hội chứng rối loạn khung xương (SPD) và gây ra nhiều đau đớn cho mẹ bầu.

 Nếu xuất hiện tình trạng rối loạn khung xương nói trên thì mẹ nên thường xuyên luyện tập thư giãn với bóng tập yoga hoặc với tư thế tay và gối chạm đất.

Bài luyện tập đơn giản này giúp giảm bớt sức nặng của bé lên khung chậu và giữ thai nhi ở vị trí ổn định. Mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng bởi hội chứng rối loạn khung xương chậu này sẽ không gây ảnh hưởng gì đến quá trình sinh em bé.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 31

Đau lưng

Đến thời điểm này, lượng máu của mẹ bầu đã tăng lên 40 đến 50% rồi đấy mẹ ạ. Thai dần lớn lên sẽ khiến mẹ bị đau thắt lưng. Vì tử cung lớn dần khiến thay đổi trọng tâm cơ thể, từ đó cơ bụng yếu đi vì căng ra, nên kéo căng vùng lưng và đau tức.

Bên cạnh đó, việc đo kính mới trong lúc mang thai cũng có thể không chính xác đâu mẹ nhé. Khi mang thai thì kính có gọng vẫn tốt hơn những loại kính áp tròng. Về những tháng cuối thai kỳ thì sự ứ dịch và hình dáng mắt sẽ có sự thay đổi nên những chiếc kính áp tròng được sử dụng thường xuyên là không phù hợp cho mẹ bầu.

Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 32

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 33

Mẹ bầu tuần 31

Mẹ bầu tuần 31

Mẹ có thể mất cân bằng, đi lại chậm chạp và khó khăn hơn, nhất là thay đổi ở một tư thế đã giữ quá lâu. Điều này là do hormone khi mang thai những tháng cuối thai kỳ làm lỏng khớp dây và cả dây chằng nối khung xương chậu và xương sống.

Đi tiểu nhiều

Vì sự chèn ép của tử cung lên bàng quang mà phụ nữ đi tiểu nhiều, đái rắt nhiều hơn. Thậm chí là việc mẹ bầu nâng vật nặng, hắt xì, cười to cũng khiến mẹ bầu rò rỉ ra một chút. Vậy nên chiếc băng vệ sinh hàng ngày là trợ thủ đắc lực để mẹ thoát khỏi tình trạng dở khóc dở cười đó.

Ợ nóng, đầy bụng

Mẹ không thể tiêu hóa như bình thường vì bé yêu có thể đẩy dạ dày và ruột lên cao hơn. Một số thức ăn không phù hợp có thể khiến mẹ ợ nóng, khó tiêu… thậm chí khiến mẹ xấu hổ nơi đông người. Mẹ có thể nhờ bác sĩ cho một vài lời khuyên hoặc sử dụng sữa, bánh trứng sữa hay pho mát nhé.

Mẹ cũng phải làm quen với các cơ quặn thắt Braxton Hick nhiều hơn đấy. Chúng không gây cảm giác quá đau đớn, chỉ là sự sự tập dượt để mẹ bầu đưa bé yêu ra đời một cách dễ dàng hơn.

Thai càng lớn không đồng nghĩa với việc mẹ có thể ổn định cảm xúc, mẹ rất cần được sẻ chia cảm xúc với người thân, ít nhất là các công việc thường ngày. Mẹ hãy chia sẻ điều mình nghĩ cho mọi người xung quanh để được thoải mái hơn nhé. Những người bạn cùng mang thai trong thời điểm này cũng là những người rất đáng để tâm sự.

Mẹ có thể chuẩn bị cho sinh nở bằng việc liệt kê những thứ cần mua để đi mua, lập thời khóa biểu để điều tiết cuộc sống dễ dàng hơn. Một người giúp việc trong nhà là cần thiết từ thời điểm này cho đến lúc sau sinh mẹ bầu cũng nên xem xét nhé!

Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa?

Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa là câu hỏi không hiếm gặp hiện nay. Có thể nói rõ cho bà bầu biết rằng thai 31 tuần chưa quay đầu cũng là hiện tượng bình thường vì thời gian quay đầu của mỗi bé hoàn toàn khác nhau.

Có những bé quay đầu rất sớm ở tuần 29 (thường là các bé là con so của mẹ), nhiều bé đợi đến những tuần cuối của thai kỳ (tuần 35-36), có những bé là ngày cuối mới chịu quay. Điều mà bà mẹ nên làm đó là đi khám thai thường xuyên để xác định rằng bé yêu vẫn đang khỏe mạnh là tốt nhất đấy.

  Nhờ sự can thiệp của bác sỹ giúp thai quay đầu

Nhờ sự can thiệp của bác sỹ giúp thai quay đầu

Nếu như sau tuần 36 bé yêu không chịu quay đầu mẹ có thể nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Vị trí tốt nhất cho mẹ để sinh nở đó là ngôi thai đầu, khi này đầu bé chúc xuống dưới và gáy quay về phía bụng. Nếu như thai 31 tuần chưa quay đầu mẹ bầu có thể tập luyện một số bài tập hoặc thay đổi thói quen như sau:

  • Lưu ý để đầu gối thấp hơn hông, nên nhớ để mông cao hơn hông bằng việc lót một vài chiếc gối chẳng hạn.
  • Tập bò 4 chân khoảng 10 phút mỗi ngày.
  • Khi ngủ mẹ hãy nằm nghiêng để bé quay đầu ngôi thuận.
  • Những lớp học, yoga và bơi lội là rất hữu ích với thai nhi .

Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!

Thai 31 tuần nặng 2kg có được không?

Bước sang tuần 31, cân nặng lý tưởng của bé yêu là khoảng từ 1.6-1.8kg đó mẹ ạ, bé sẽ dài khoảng 41 cm. Lúc này phổi của bé đã hoàn thiện nhanh chóng, bé có móng chân, móng tay và lông tơ rồi…. Mẹ có thể theo dõi sự phát triển của bé yêu chi tiết qua bài viết Thai nhi tuần thứ 31 của POH nhé.

Thai nhi tuần 32 sẽ lớn lên nhanh chóng, mẹ cũng gặp thêm các sự thay đổi khác. Mẹ hãy giữ cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất để con yêu và mẹ khỏe mạnh nhé.

 

 

Những điều mẹ bầu cần biết trong tuần thai thứ 31

Tuần thai này rất nhiều mẹ bầu đã có thể thấy xuất hiện hiện tượng sữa non chảy ra hoặc rò rỉ ra từ ngực. Nếu rơi vào trường hợp này thì tốt nhất mẹ bầu nên lót một miếng bông gạc hoặc vải thấm để bảo vệ quần áo của mình.

(Nếu mẹ bầu chưa thấy hiện tượng sữa non chảy ra thì cũng đừng lo lắng bởi lúc này tuyến sữa và sữa non vẫn hình thành và phát triển bên trong cơ thể như bình thường). 

Nếu áo ngực hiện tại của mẹ bầu vẫn là loại nhỏ gọn, vừa vặn thì mẹ bầu cũng nên chuẩn bị đổi sang loại dành riêng cho mẹ bầu. Nên chọn loại áo ngực có kích cỡ lớn hơn loại trước đó một cỡ là phù hợp. Khi tuyến sữa bắt đầu hoạt động thì một chiếc áo ngực rộng và thoải mái sẽ giúp đỡ mẹ bầu rất nhiều sau này.

Nếu đang mang thai một em bé trai thì lúc này mẹ bầu có thể suy nghĩ đến việc liệu rằng có nên cho bé đi cắt bao quy đầu hay không. Hãy tìm hiểu những ưu khuyết điểm và các thủ tục liên quan của việc này qua bác sĩ của mình nhé. 

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo