Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào?

đăng bởi

 

Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào?

Sẽ có một số điều thay đổi qua các lần mang thai và một số điều vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên mẹ cần nhớ rằng mỗi lần mang thai là một trải nghiệm độc đáo khác nhau. Khi điều này thực sự xảy tới, mẹ sẽ không thể dự đoán chắc chắn xem điều gì sắp xảy ra trong tương lai.

Mang thai lần 2 có biểu hiện gì?

Bút thử thai cho biết ba mẹ đã có tin vui

Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào?

Thai nhi sẽ không phát triển nhanh hơn, nhưng có thể mẹ sẽ nhận ra việc mang thai của mình sớm hơn một chút so với lần đầu tiên. Điều này là do cơ bụng của mẹ, khi mang thai lần đầu cơ bụng chặt hơn, tuy nhiên những lần sau đó chúng nới lỏng một cách tự nhiên.

Mẹ nên chuẩn bị trước những bộ quần áo rộng và thoải mái hoặc tận dụng những bộ quần áo đã sử dụng trong những lần mang thai trước đó.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Mang thai lần nữa và những điều cần chú ý

Mang thai lần 2 mệt mỏi hơn không?

Có lẽ sẽ có. Thậm chí thực tế, nhiều phụ nữ còn cho biết họ cảm thấy mệt mỏi hơn nhiều so với lần mang thai đầu tiên của mình.

Điều này hoàn toàn bình thường, bởi lúc này mẹ phải chăm sóc những đứa con khác nên có ít thời gian nghỉ ngơi thư giãn hơn. Và có thể mẹ sẽ nhận được ít sự quan tâm của người chồng bởi anh ấy nghĩ bạn đã quen với việc mang thai rồi.

Do vậy, điều mẹ cần làm lúc này là suy nghĩ đến việc cắt giảm bớt các hoạt động thể chất không cần thiết để tăng thời gian nghỉ ngơi của mình.

Luôn khuyến khích chồng tham gia giúp đỡ, và nhắc nhở anh ấy rằng mẹ luôn cần sự hỗ trợ. Đừng ngần ngại gọi cho các thành viên khác trong gia đình và bạn bè nếu cần sự giúp đỡ.

 

 

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?

Thông thường quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra ngắn hơn so với những lần mang thai trước đó. Lần đầu chuyển dạ thường kéo dài khoảng 10 đến 20 giờ, trong khi đó chúng thường diễn ra nhanh hơn đối với những phụ nữ từng sinh con.

Lúc này giai đoạn đẩy thường trở nên dễ dàng hơn. Trong lần chuyển dạ đầu tiền đầu tiên, giai đoạn này thường kéo dài khoảng một tiếng (nếu không sử dụng gây tê ngoài màng cứng). Trung bình sẽ kéo dài gần 20 phút nếu mẹ từng sinh con bằng phương pháp thường trước đó. Mẹ cũng ít nguy cơ bị khâu hơn so với lần sinh đầu.

Bạn có bị đau nhức nhiều hơn không?

Rất có thể. Ví dụ, hiện tượng đau lưng có xu hướng phổ biến hơn sau mỗi lần mang thai, đặc biệt là nếu tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng vào cuối thai kỳ. Nếu cơ bụng không thể trở lại trạng thái bình thường sau khi sinh thì nguy cơ đau lưng của mẹ lúc này là khá cao.

Luyện tập cơ bụng có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm đau lưng vùng dưới khi thai kỳ của mẹ tiến triển. Hãy tìm một khoảng thời gian thích hợp để tập luyện nhé.

Nếu mẹ đang nuôi con nhỏ, có thể mẹ sẽ phải làm nhiều việc như chạy, nâng và cúi, và điều này có thể gây hại cho lưng. Hãy lưu ý sử dụng đúng tư thế, luôn cong đầu gối khi cúi và nâng người để giảm áp lực lên lưng bạn.

Theo một số nghiên cứu, hiện tượng giãn tĩnh mạch cũng có xu hướng tồi tệ hơn sau mỗi lần mang thai. Nếu đã bị giãn tĩnh mạch trong lần mang thai trước đó, hãy cân nhắc sử dụng thiết bị hỗ trợ đặc biệt ngay đầu thai kỳ, luôn nâng cao bàn chân và cẳng chân khi có thể. Tập thể dục cũng giúp ích rất nhiều.

Bạn sẽ cảm nhận những cú đá và cơn co thắt sớm hơn?

Em bé đạp trong bụng mẹ như thế nào?

Rất có thể. Điều này khá phổ biến cho các bà mẹ từng mang thai trước đó, thông thường họ có thể cảm nhận chúng sớm hơn khoảng một vài tuần so với lần mang thai đầu tiên của mình, bởi họ đã quen thuộc với cảm giác này.

Bạn cũng có thể nhận thấy sự co thắt sớm hơn một chút vào lần mang thai tiếp theo, cũng vì lý do tương tự.

Các triệu chứng khác khi mang thai lần 2

Mỗi lần mang thai là một trải nghiệm khác nhau, tuy nhiên mẹ có thể cảm thấy dễ chịu hơn so với những lần mang thai trước. Điều này còn giúp mẹ biết cách ứng phó và giảm bớt các hiện tượng khó chịu trong thời gian này.

Ví dụ, nếu lần mang thai trước mẹ bị táo bón hoặc trĩ, hãy thử các biện pháp ngăn ngừa từ sớm, chẳng hạn như ăn nhiều chất xơ hoặc uống chất bổ sung chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục đều đặn.

Nếu cơ thể có vết rạn trên da trong lần mang thai trước đó, mẹ cũng có nguy cơ xuất hiện thêm các dấu hiệu rạn trong lần mang thai này.

Tuổi càng cao nguy cơ rạn da càng tăng. Hầu như không có biện pháp tránh chúng, do vậy bạn chỉ có thể hạn chế chúng bằng việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.

Mang thai lần 2 cần chú ý những gì?

Nếu là một người phụ nữ khỏe mạnh và không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra trong thai kỳ trước đó, nguy cơ biến chứng của mẹ lúc này là thấp. 

Một số nguy cơ biến chứng nhất định sẽ tăng lên theo số lần sinh con, chẳng hạn như bong thai nhau hay xuất huyết hậu sản (PPH) . Những biến chứng này chủ yếu tập trung vào những phụ nữ đã sinh nhiều con.

Nếu trước đây bạn từng gặp các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như sinh non, tiền sản giật, bong nhau thai, hoặc xuất huyết hậu sản, thì mẹ cũng có nguy cơ cao gặp các biến chứng trong thai kỳ này.

Ngoài ra các biến chứng còn có thể xuất hiện nếu đã mắc một số bệnh mãn tính như cao huyết áp, béo phì hoặc tiểu đường trong lần mang thai gần nhất.

Mặt khác, nếu chưa từng bị tiền sản giật trước đó (cha đứa trẻ là cùng một người và không bị tăng huyết áp), nguy cơ mắc bệnh của mẹ trong thời kỳ mang thai này thấp hơn nhiều so với lần đầu tiên.

Mẹ phải biết rằng bệnh án và các vấn đề sản khoa trước đó là yếu tố quan trọng, có thể ảnh hưởng đến nguy cơ hình thành bệnh trong thai kỳ tiếp theo.

Do vậy, hãy chắc chắn rằng bác sĩ nắm được hết các biến chứng cả trong quá trình mang thai và sau đó, các vấn đề nào khác mà con yêu gặp, hoặc bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào mà mẹ mắc phải. Từ đó bác sĩ có thể tìm ra cách bảo vệ tốt nhất cho thai kỳ của mẹ đó.

Lịch khám thai sản của bạn có khác trước không?

Nếu không có biến chứng trong lần mang thai gần nhất và không mắc phải bất kỳ vấn đề y tế nào trong thời gian gần, mẹ sẽ có lịch khám tương tự với lần mang thai trước đó.

Khám thai để đảm bảo thai nhi an toàn

Mẹ đến phòng khám thai để kiểm tra sức khỏe mẹ và thai nhi

Tùy thuộc vào khoảng thời gian tính từ lần mang thai cuối cùng, mẹ sẽ được lựa chọn các phương pháp sàng lọc khác nhau cho hội chứng Down. (Lựa chọn kiểm tra chẩn đoán, bao gồm sinh thiết gai nhau (CVS) và chọc ối vẫn như trước.)

Một số xét nghiệm máu sẽ được thực hiện lại giống như lần mang thai đầu, tuy nhiên không phải tất cả. Ví dụ, nếu mẹ hoặc cha đứa trẻ từng xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền (như tế bào hình liềm, xơ nang, hoặc bệnh Tay Sachs) trước đó thì lần mang thai tiếp theo này không cần lặp lại.

Khi nào nên thông báo có thai với con đầu?

Đây là một quyết định cá nhân. Khi đó mẹ sẽ căn cứ vào độ tuổi và dự đoán cách phản ứng của những đứa con mình mà biết cách thông báo có thai phù hợp. Mẹ nên cân nhắc việc đợi đến khi thai kỳ ổn định, đặc biệt là sau ba tháng thai kỳ đầu, khi nguy cơ sảy thai đã giảm đáng kể.

Có nên cho bé bú khi mang thai không?

Mẹ có thể tiếp tục cho con bú trong thời gian này nếu muốn. Một số lời khuyên cho rằng nên dừng việc cho con bú trong thời gian mang thai nếu có nguy cơ sinh non cao. Hoặc mẹ cũng có thể quyết định cai sữa cho con trong khi mang thai nếu ngực quá mềm, mẹ cảm thấy kiệt sức hoặc không có hứng thú cho bé bú lúc này.

Mời mẹ tham khảo thêm: Có thể cho con bú khi mang thai không?

Cuối cùng, đứa trẻ mẹ đang chăm sóc mới là yếu tố đưa ra quyết đinh cuối cùng: Số lượng cung cấp sữa của mẹ giảm đi và hương vị sữa cũng thay đổi khi bạn mang thai. Một nghiên cứu cho thấy hơn 2/3 trẻ tự cai sữa khi người mẹ đang mang thai.

 

 

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo để mẹ bầu tận hưởng thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Từ đó đưa ra bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti