Mang thai 33 tuần bụng tụt và những điều mẹ bầu cần biết

đăng bởi Minh Tâm

Tuần thứ 33 là lúc cơ thể mẹ bầu sẽ ít nhiều có những dấu hiệu khác lạ. Một trong số đó là bụng của mẹ sẽ bị tụt xuống. Mang thai 33 tuần bụng tụt không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đây là dấu hiệu báo rằng ngày sinh đã cận kề, em bé trong tử cung đã quay đầu xuống dưới phía xương chậu và đã chuẩn bị để ra đời. Dưới đây là một số điều khác mẹ bầu cần biết và chuẩn bị ở tuần thứ 33 của thai kỳ.

 

 

1, Một số điều mẹ bầu cần biết khi mang thai ở tuần thứ 33

  • Thai 33 tuần đạp nhiều: Thông thường, việc thai nhi chuyển động nhiều trong bụng mẹ không phải là một điều đáng lo, ngược lại, đây còn là dấu hiệu của một thai kì khỏe mạnh. Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị phụ nữ mang thai nên tính thời gian có thể cảm nhận được 10 chuyển động của em như  đá, rùng mình, xoay người hoặc lăn. Lý tưởng nhất là ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 giờ. 

  • Thai 33 tuần đạp ít gò nhiều: Nếu em bé trước đó vẫn còn rất “năng động” trong bụng mẹ nhưng bỗng dưng lại đạp ít đi và cơ thể mẹ xuất hiện nhiều cơn gò hơn thì mẹ nên đi khám. Tuy nhiên không loại trừ khả năng chỉ là do mẹ lo lắng quá mà thôi

Mẹ tham khảo thêm Thai 33 tuần đạp ít gò nhiều tại bài viết: Thai nhi tuần thứ 33

  • Thai 33 tuần đạp bụng dưới: Vị trí của em bé trong bụng ảnh hưởng đến cách thức và vị trí người mẹ sẽ cảm nhận được những cú đá. Nếu thai nhi cúi đầu xuống thì mẹ bầu sẽ cảm thấy vị trí đạp ở bụng trên hoặc gần xương sườn. Nếu em bé nằm thẳng, chưa quay đầu, với chân thõng xuống, mẹ bầu sẽ cảm nhận được vị trí đạp ở bụng dưới hoặc cửa mình. Vậy nên nếu đã đến tuần thứ 33 nhưng em bé vẫn đạp nhiều ở bụng dưới thì rất có khả năng là thai nhi chưa quay đầu. Nhưng để chắc chắn, mẹ bầu nên đi siêu âm.
  • Bụng bầu không tụt có đẻ thường được không: Thông thường khi gần đến ngày sinh thì nhìn bụng thai phụ sẽ xuống thấp hơn, nhưng có những người thì bụng tụt xuống muộn hơn hoặc khi chuyển dạ mới bắt đầu tụt bụng. Nhưng đây cũng chỉ là một trong những yếu tố để đánh giá quá trình sinh có dễ hay không. 

Khi chuẩn bị sinh, thai phụ sẽ có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ, nếu cổ tử cung mở tốt, ngôi thai thuận, đầu thai cúi tốt, thai nhi khỏe mạnh và mẹ bầu có sức khỏe tốt thì hoàn toàn có khả năng sinh thường. 

Mẹ bầu không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe, nên dành thời gian đi bộ ngày 30- 60 phút nhẹ nhàng sẽ giúp đầu thai nhi xuống thấp hơn. Nhưng nếu đến tuần 40 mẹ bầu vẫn chưa tụt bụng hoặc có dấu hiệu sinh thì nên đến bệnh viện để có biện pháp đưa em bé ra ngoài sớm.

Hình ảnh bụng bầu tụt

  • Thai nhi tuần 33 nặng bao nhiêu: Thai nhi sẽ dài 42cm và nặng từ 2 đến 2,3 kg. Vì sự tăng trưởng có thể khác nhau đối với mỗi em bé trong thời gian này, mẹ bầu có thể yên tâm trong trường hợp bé yêu của mình có chỉ số hơi khác so với các thông số này, trong hầu hết các trường hợp điều này là hoàn toàn bình thường.
  • Bầu 33 tuần nên ăn gì: Một số loại trái cây tốt cho bà bầu ba tháng cuối đó là việt quất, dưa hấu, dứa, nho, đu đủ chín, chuối, bơ, lựu, bưởi, kiwi,... Ngoài ra các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là súp lơ trắng, đậu xanh, cải bó xôi, măng tây, bí xanh, bắp cải, cà chua, cà rốt, bí đỏ...

2, Cần chuẩn bị những gì cho em bé ở tuần thứ 33

  • Lên lịch với bác sĩ để xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở thai phụ
  • Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn phổ biến đến mức mà cứ 5 người thì có đến 2 người mang loại vi khuẩn này. Nếu người mẹ mang vi khuẩn liên cầu nhóm B khi đang mang thai, có nguy cơ là nó có thể khiến em bé sinh ra sẽ bị nhiễm trùng nghiêm trọng. 

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên cầu nhóm B ở trẻ sơ sinh đều có thể phòng ngừa được. Vậy nên hãy lên lịch để làm xét nghiệm này vào thời gian giữa tuần thứ 35 và 37 của thai kì. Đây là khoảng thời gian sẽ cho kết quả chính xác nhất.

  • Ngoài ra, mẹ bầu nên thực hiện các loại kiểm tra như đo huyết áp, đo đường và đạm trong nước tiểu, đo chiều cao đáy tử cung, đo nhịp tim của thai nhi, đo kích thước của thai nhi, kiểm tra hướng của em bé.
  • Chuẩn bị sẵn sàng cho việc lên bàn đẻ và sự xuất hiện của em bé.
  • Chỉ 1/20 đứa trẻ sinh ra vào ngày dự sinh. Vì vậy tốt nhất mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn hành lý để sẵn sàng hành trang nếu em bé quyết định xuất hiện sớm.

Ngoài những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh giúp em bé sinh ra thuận lợi, thì mẹ bầu cũng đừng quên rằng giúp con phát triển về mặt tinh thần trong thai giáo cũng cực kỳ quan trọng nữa nha. Vì tinh thần và thể chất là luôn song hành, và sức khỏe tinh thần tốt thì sẽ có tác động vô cùng tích cực lên thể chất. Giúp em bé khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ.

Chương trình POH Thai giáo là chương trình đầu tiên và duy nhất có các bài thực hành bài bản theo ngày, cá nhân hóa cho mẹ và bé. Với POH Thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app lên, chơi và hoạt động với con là đã giúp thai giáo đạt hiệu quả tối ưu.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

Mẹ tham gia POH Thai giáo ngay Tại đây

 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti