Làm gì khi con sợ bóng tối?

đăng bởi Thanh Thanh


Khi con ngày một lớn dần, sẽ có những nỗi sợ mới xuất hiện – chẳng hạn như sợ bóng tối – có thể ngay từ đầu, mẹ sẽ không biết những nỗi sợ đó đến từ đâu và làm sao để giúp con vượt qua nó. Vậy thì hãy cùng POH tìm hiểu ngay mẹ nhé.

Trẻ bắt đầu sợ bóng tối ở độ tuổi nào?

Đa phần chứng sợ bóng tối ở trẻ bắt đầu xuất hiện vào khoảng 2-2,5 tuổi trở lên. Khi trí tưởng tượng của trẻ bắt đầu phát triển nhanh chóng trong khoảng 2 đến 3 tuổi cũng là lúc ranh giới giữa tưởng tượng và thực tế bị mờ đi, và đây là khi mẹ thấy con bắt đầu sợ bóng tối.

Nếu trẻ chưa được 2 tuổi nhưng mẹ bắt đầu thấy con có biểu hiện của chứng sợ bóng tối, mẹ có thể đọc bài viết về đèn ngủ và giấc đêm của con để biết thêm thông tin và có cách giúp con phù hợp.

Nguyên nhân của nỗi sợ bóng tối?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sợ bóng tối. Chẳng hạn như con bị mệt mỏi quá mức có thể khiến não bộ giải phóng các hormone gây căng thẳng trong cơ thể trẻ, có thể làm tăng sự lo lắng như sợ bóng tối. Mặt khác, nếu trẻ nằm ngủ khi chưa đủ mệt sẽ có thể dẫn đến việc trẻ nằm trên giường với trí tưởng tượng bay xa và điều này càng khiến trẻ bị khó ngủ.

Trẻ nhìn thấy những thứ đáng sợ trong sách và trên màn hình cũng có thể khiến nỗi sợ bóng tối hình thành và xuất hiện. Nếu trẻ có vẻ bắt đầu sợ bóng tối, mẹ hãy chú ý đến những gì bé đang xem. Ngay cả những nhân vật có vẻ “vô hại” như Grinch (Trong phim Kẻ cắp giáng sinh) hay những nhân vật phản diện của Disney cũng có thể khiến trí tưởng tượng của con bay xa ra tận rìa vũ trụ. Bởi, với một số trẻ thì những nhân vật này trông đáng sợ. Để ngăn những hình ảnh này gây ra bất kỳ nỗi sợ hãi nào trước khi ngủ, mẹ nên hạn chế thời gian nhìn vào màn hình của con – đặc biệt là trong vòng một giờ trước khi ngủ trưa hoặc ngủ đêm.

Bạn cũng nên chú ý đến những chương trình, podcast, âm nhạc, v.v. mà bạn đang phát ở chế độ nền. Một lần nữa, thứ gì đó dường như vô hại đối với chúng ta lại có thể làm tăng nỗi sợ hãi xung quanh bóng tối đối với trẻ mới biết đi.

Làm cách nào để giúp con khi con bị sợ bóng tối?

Dưới đây là một số cách mẹ có thể áp dụng nếu con bị sợ bóng tối 

  • Xem lại lịch sinh hoạt ăn ngủ của trẻ để biết liệu bé có quá mệt hoặc chưa đủ mệt khi đi ngủ hay không. 
  • Thử lắp thêm đèn có ánh sáng đỏ vào phòng ngủ của trẻ. Đèn ngủ là một công cụ tuyệt vời để giúp căn phòng trông bớt đáng sợ hơn với con.
  • Tặng con một con thú nhồi bông đáng yêu hoặc có hình dáng con yêu thích. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ngủ với một đồ vật khiến con thoải mái có thể giúp giảm bớt nỗi sợ hãi vào ban đêm và tránh các vấn đề về giấc ngủ khác.
  • Dạy con những gì MẸ làm khi mẹ cảm thấy sợ hãi. 

Ví dụ, nếu mẹ cầu nguyện, hãy cùng con cầu nguyện thành tiếng. Nếu mẹ hít thở sâu để bình tĩnh lại, hãy chỉ cho con hít thở sâu bằng cách đặt tay lên ngực và cảm nhận cách nó phồng lên ra, sau đó thở ra từ từ và cảm nhận nó xẹp xuống.

  • Dành thời gian chơi cùng con trong bóng tối để làm cho bóng tối trở nên vui vẻ và bớt đáng sợ hơn! Mẹ có thể cùng con đọc sách bằng đèn pin hoặc làm những con rối bóng trên tường. Khoảng thời gian vui vẻ sẽ này giúp con bớt căng thẳng hơn mỗi khi ở trong bóng tối.
  • Thử đọc cho con nghe những cuốn sách dành cho trẻ em trong đó có các nhân vật sợ hãi điều gì đó hoặc ai đó. Sách dành cho trẻ em là công cụ tuyệt vời giúp con bắt đầu khám phá một chủ đề nào đó và nói với mẹ về điều khiến trẻ sợ hãi.
  • Sử dụng những cách nhất quán để xử lý những nỗi sợ hãi ban đêm của trẻ. Và mẹ đừng để những nỗi sợ hãi này hoặc những cơn ác mộng khiến thời gian con đi ngủ bị chậm lại hoặc thay đổi những thói quen đi ngủ tốt đẹp mẹ đã vất vả xây dựng bấy lâu. 

Có nên dùng monster spray nếu con bị sợ bóng tối không? 

Monster spray là một bình xịt chứa nước và tinh dầu. Khi dùng mẹ sẽ lắc bình để nước hòa với tinh dầu và xịt xung quanh phòng, rồi nói với bé đây là bình xịt xua đuổi quái vật. Tinh dầu giúp bé dễ ngủ còn lời nói của mẹ để trấn an trẻ.

Mặc dù, với tư cách là cha mẹ, mẹ sẽ muốn làm tất cả những gì có thể để xoa dịu nỗi sợ hãi của con và cho trẻ dùng “Monster Spray” có vẻ như là một cách nhanh chóng xoa dịu nỗi sợ của con. Tuy nhiên, sử dụng "monster spray" sẽ vô hình củng cố ý tưởng rằng quái vật là có thật và là thứ mà con nên sợ hãi. 

Thay vì sử dụng monster spray mẹ nên tập trung vào việc chỉ cho trẻ thấy là con đã và đang an toàn. Nhìn vào bóng tối cùng con và cho bé thấy những gì đang thực sự ở đó: "Đó không phải là một con quái vật! Nó là một chiếc xe tải đồ chơi mà con hay chơi". Cùng con kiểm tra tủ quần áo và xem dưới gầm giường; cho con biết rằng phòng mình an toàn như thế nào. 

Hoặc mẹ cũng có thể tiếp tục đọc cho con nghe câu chuyện về những nhân vật có một nỗi sợ nào đó và họ đã vượt qua nỗi sợ đó như thế nào. 

Mẹ nên dùng loại đèn ngủ nào khi con bị sợ bóng tối?

Mẹ có thể đọc thêm bài viết về đèn ngủ nào thì sẽ phù hợp cho trẻ của POH. Nhưng thông thường, đèn ngủ tốt nhất là đèn có ánh sáng mờ màu đỏ. Ánh sáng đỏ đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu là ít gây khó ngủ hơn. 

Trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp ác mộng không?

Con bắt đầu phát triển trí tưởng tượng vào khoảng 2 tuổi, và thông thường, đây là lúc mẹ sẽ thấy trẻ bắt đầu có những nỗi sợ hãi về bóng tối hoặc những thứ trong tưởng tượng. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau, và là một cá thể độc nhất, nhưng rất hiếm khi thấy trẻ dưới 2 tuổi gặp ác mộng và bị ác mộng gây gián đoạn giấc ngủ. Nếu em bé của mẹ dưới 2 tuổi bị gián đoạn giấc ngủ, thì có thể là do thủ phạm khác. Mẹ có thể đọc thêm bài viết này để tìm hiểu lý do tại sao trẻ không ngủ xuyên đêm.

 

POH Easy One (0-19 tuần) - Khóa học Easy Tự ngủ quy mô nhất Việt Nam

 

Tại sao trẻ lại gặp ác mộng?

Có nhiều lý do khiến trẻ gặp ác mộng. Nó thường bắt đầu xuất hiện khi trí tưởng tượng của con phát triển. Khi trẻ nhìn thấy hoặc nghe thấy điều gì đó mà chúng cho là đáng sợ hoặc khó chịu, trí tưởng tượng của chúng sẽ bắt đầu bay xa và điều này có thể gây ra ác mộng. Ác mộng cũng có thể xuất hiện do căng thẳng, chấn thương hoặc lịch sinh hoạt ăn ngủ không phù hợp với lứa tuổi. Và đôi khi, những cơn ác mộng có thể xuất hiện mà không có lý do nào cả.

Làm thế nào để giúp con khi con gặp ác mộng?

Có thể, mẹ đang xem xét phương pháp cho con lên giường ngủ cùng mẹ, nhưng thực ra, đây lại là điều không nên. Đôi khi, mẹ cho con sang ngủ cùng mình sau khi con bị tỉnh giấc bị gặp ác mộng là mẹ đang vô tình củng cố ý tưởng rằng căn phòng của con là một nơi đáng sợ. 

Thay vào đó, mẹ hãy cố gắng giúp con ngủ lại phòng riêng sau cơn ác mộng để cho trẻ thấy rằng phòng hoặc giường của con hoàn toàn không đáng sợ mà là một nơi rất an toàn để ngủ.

Khi con gặp ác mộng, mẹ giúp con giữ bình tĩnh và an ủi, trấn an bé, giúp con cảm thấy đủ an toàn để ngủ tiếp. Vào ban ngày thì hãy cùng nói chuyện với con về những cơn ác mộng đêm qua để tìm ra nguyên nhân và điều gì khiến con sợ hãi. Giúp con tìm cách để vượt qua nỗi sợ hãi trong khi chơi hoặc cùng nhau đọc sách về nỗi sợ hãi của con là hai cách tuyệt vời mẹ có thể tham khảo.

Lời khuyên của chuyên gia: Tránh để trẻ bị quá mệt mỏi và chú ý đến những gì con đang xem là hai điều quan trọng để ngăn trẻ gặp ác mộng.

Sự khác biệt giữa ác mộng và giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ là gì?

Ác mộng thường xảy ra vào nửa sau của đêm và trẻ thường có thể nhớ lại cơn ác mộng của mình hoặc điều gì khiến trẻ sợ hãi.

Giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra vào nửa đầu của đêm. Thông thường, trẻ khoảng 3-5 tuổi mới bị giấc ngủ kinh hoàng. Giấc ngủ kinh hoàng khi có thể xuất hiện do trẻ bị mệt mỏi quá mức, căng thẳng và thậm chí là do một số loại thuốc. Một số dấu hiệu phổ biến của hiện tượng này là:

  • La hét 
  • Vùng vẫy, đánh đập xung quanh
  • Mắt mở và có nước mắt
  • Đổ mồ hôi 
  • Bối rối

Mẹ cần hiểu rằng trong khi trẻ trong giấc ngủ kinh hoàng, trẻ vẫn đang ngủ. Trẻ hoàn toàn không biết rằng mình đang có một cơn hoảng hốt khi ngủ, và vì vậy, con sẽ không thể nhớ bất cứ điều gì về nó.

Mẹ nên làm gì nếu con bị hoảng hốt khi ngủ?

Mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và cho lời khuyên chính xác nhất. Ngoài ra, mẹ nên giữ an toàn cho con bạn trong lúc con bị hoảng hốt, tránh đánh thức con giữa chừng, kiểm tra lại lịch sinh hoạt ăn ngủ ban ngày của con và tránh cho con sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Một lần nữa, xin nhấn mạnh rằng mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều tra nguyên nhân kịp thời, vì sức khỏe của trẻ.

Mẹ vẫn cần thêm sự trợ giúp?

Liên hệ với POH Acti hoặc POH Poti để được tư vấn 1-1 với Giảng viên mẹ nhé. 

Tại POH, tất cả chương trình đều có sự tư vấn 1-1 với Giảng viên giúp mẹ trực tiếp nhận được câu trả lời cho mọi vấn đề mình cần băn khoăn, giúp mẹ giải quyết triệt để và đúng cách mọi vấn đề của con.

 

POH Acti (0-1 tuổi) - Khóa học Giáo dục từ sớm Uy tín

 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo